Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU ĐÒI ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG

“Không th chng tham nhũng, minh bch trong mt h thng độc tài đảng tr. Không th chng tham nhũng khi thiếu đi mt th chế dân ch, đa nguyên, đa đảng đối lp...”. Đó là những luận điệu xuyên tạc của các lực lượng phản động, bất mãn chính trị đang rêu rao trên mạng xã hội, với mưu toan xóa bỏ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định trong Điều 4 – Hiến pháp 2013; đề cao dân chủ theo kiểu phương Tây.  

Chúng ta biết rằng, đa nguyên chính trị là khuynh hướng xã hội học - triết học, xuất phát từ học thuyết tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, các đảng phái và các tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội, xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỉ 18, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ. Tuy nhiên, khi các tổ chức độc quyền tư bản xuất hiện, thì đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, các tổ chức độc quyền tư bản có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong "dân chủ" che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội do các tổ chức độc quyền tư bản lũng đoạn.

Hãy xem thực tế một số nước tư bản hiện nay, nhất là nước Mỹ với sự tồn tại của hơn 100 đảng, nhưng chỉ có hai đảng (Dân chủ và Cộng hoà) thay nhau cầm quyền. Tuy bề ngoài là chế độ đa đảng đối lập, nhưng xét về bản chất chỉ là một đảng - đảng của giai cấp tư sản. Vì thế, dù Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hoà nắm quyền, cũng đều là đảng của giai cấp tư sản, đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản; dân chủ ở Mỹ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số, một số ít người trong xã hội.

Ngược lại, ở Việt Nam, thực hiện chế độ một đảng cũng không triệt tiêu dân chủ. Bởi vì, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc; được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Mặt khác, trong quá trình xác định đường lối, chủ trương chính sách, Đảng đều lấy ý kiến phản biện, đóng góp dân chủ rộng rãi của mọi tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân. Việc còn để xẩy ra tình trạng thiếu dân chủ ở chỗ này, chỗ khác đó chỉ là những hạn chế, thiếu sót cụ thể trong quá trình thực hiện dân chủ, chứ không phải là vấn đề thuộc về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và những thành tựu to lớn của hơn ba mươi năm đổi mới đất nước đã chứng tỏ rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ có khả năng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành đấu tranh giành độc lập dân tộc, mà còn có khả năng lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước trên con đường đi tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Chính thực tiễn này đã khẳng định, ở Việt Nam hiện nay không cần đa đảng và cũng đúng với nhận định của đồng chí Nguyễn Phú Trọng: “Ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ”.


3 nhận xét:

  1. Nước Mỹ đa đảng xem có dân chủ hay không? Tôi thấy Việt Nam rất tuyệt vời

    Trả lờiXóa
  2. Bản chất của các thế lực thù địch là không thay đổi; chúng cổ súy cho đa nguyên, đa đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải nhận diện và đấu tranh chống lại bọn chúng.

    Trả lờiXóa
  3. Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng

    Trả lờiXóa