Social Icons

Pages

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC TRONG BÀI PHÁT BIỂU CỦA TBT, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ LUẬN ĐIỆU CỦA NGUYỄN NGỌC CHU

 

Ngày 02/9/2020 Cổng thông tin điện tử Chính phủ giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có tiêu đề “Chuẩn bị tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”. Trên facebook Nguyen Ngoc Chu có đăng bài viết “Đôi điều về mục tiêu năm 2025, 2030, và 2045 của Việt Nam”, đưa ra những quan điểm hồ nghi, mập mờ nhằm phê phán, hạ thấp những mục tiêu thiên nhiên kỷ của Đảng ta trước thềm Đại hội XIII. Thiết nghĩ có hai vấn đề cần nhận thức rõ như sau:

1. VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI

Nguyen Ngoc Chu viện dẫn ra 1 loạt số liệu với các thông số khác nhau của các tổ chức khác nhau trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người, từ đó viện dẫn cho các mục tiêu đến năm 2025, 2030 và 2045 của Đảng ta xác đinh với ngầm ý là phi khả thi, là chiếc bánh vẽ mà những người cộng sản cố tình bày ra để mị dân và cho mọi người ảo tưởng.

Cần thấy rằng để đánh giá thu nhập bình quân đầu người của một nước, thế giới chủ yếu dùng chỉ số GNI để thay cho chỉ số GDP vì chỉ số GNI đo lường chính xác hơn. Có thể nói, GDP là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng hiện nay được hầu hết các quốc gia sử dụng để phản ánh quy mô và sự phát triển của nền kinh tế. Xong GDP phản ánh không sát thực lực nền kinh tế và thu nhập của người dân. GNI là số liệu phản ánh đúng và thực chất hơn cả giá trị mà mỗi quốc gia được hưởng.

Việc xác định các tiêu chí của Việt Nam hiện nay dựa vào cách phân loại của Ngân hàng thế giới (WB), tổ chức phân loại bình quân đầu người theo GNI được đánh giá là cụ thể và tường minh hơn cả. Theo đó, năm 2019 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ước đạt khoảng 2800 USD, đang là nước có thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm trung bình thấp từ 1036 USD - 4045 USD. Điều đó cho thấy để đạt những mục tiêu như năm 2025, 2030, 2045 đề ra là có cơ sở, chứ không phải như những con số mà Nguyen Ngoc Chu viện dẫn.

Đồng thời, việc so sánh giữa các quốc gia không có ý nghĩa trong việc xác định mức thu nhập của nước đó cao hay thấp. Giả sử có nhiều nước chuyển từ mức trung bình thấp sang mức trung bình cao chỉ làm thay đổi thứ tự xếp hạng chứ không làm thay đổi bản chất kết quả của nước đó đã đạt được. Thế nên việc cho rằng nước có thu nhập cao phải nằm trong khoảng vị trí từ 1 đến 30 là không hoàn toàn chính xác.

2. VỀ VIỆC CHỈ LẬP KẾ HOẠCH 5 NĂM

Trong quản lý kinh tế vĩ mô hiện nay, nhất là với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, không thể phủ nhận vai trò của cả nhà nước và thị trường bởi giữa chúng có những mặt ưu điểm hỗ trợ, khắc phục khuyết điểm cho nhau. Đương nhiên, để phát triển kinh tế vĩ mô phải có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đạt tới những mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài mang tầm chiến lược. Đối với nước ta đó là mục tiêu giải phóng con người, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là một quá trình liên tục, từng bước, có lộ trình chứ không chỉ là việc “ăn xổi ở thì”, “tư duy nhiệm kỳ”, việc đến đâu hay đến đó theo kiểu “đừng đặt kế hoạch hộ đời sau”.

Đành rằng, trong quản lý kinh tế, Việt Nam còn có một số hạn chế nhất định chưa đạt được theo mong muốn. Xong không vì vậy chúng ta không tin tưởng vào những mục tiêu thiên niên kỷ mà Đảng ta xác đinh hướng tới Đại hội XIII bởi đó là những mục tiêu được xác định có cơ sở thực tiễn chứ không phải là “giấc mơ hão”. Thực tế cho thấy, năm 2019, kinh tế Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh với tốc độ tăng trưởng 7,02% trong bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới cùng suy giảm mạnh; thu ngân sách đạt trên 1400 tỷ đồng; năng lực cạnh tranh tăng 3,5 điểm và 10 bậc theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), quy mô GDP ước đạt hơn 266 tỷ USD, bình quân GDP đầu người đạt gần 2.800 USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%…. đó chẳng phải là những con số biết nói là minh chứng xác thực cho những tư duy đúng đắn của Đảng trong lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời là nền tảng cho sự tăng trưởng cao trong tương lai. Và thuật ngữ “Thành tựu kinh tế ấn tượng” mà các chuyên gia kinh tế quốc tế nói về Việt Nam là kết quả của những nỗ lực trong thời gian dài với nhiều chiến lược, kế hoạch kinh tế, chứ đâu phải như những kế hoạch riêng lẻ, tách dời mà Nguyen Ngoc Chu đưa ra.

Từ những vấn đề trên cho thấy, những gì Nguyen Ngoc Chu suy diễn không phải là từ lòng yêu nước, lo cho sự phát triển của đất nước mà chỉ là những quan điểm mang mục đích cá nhân, với cách nhìn phiến diện nhằm tạo ra sự hoài nghi về những mục tiêu thiên niên kỷ mà Đảng ta xác định, thật không xứng tầm của một TS toán học.

XUÂN BIÊN

 

1 nhận xét:

  1. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa