Ngày 14-9, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" xảy ra tại xã Ðồng Tâm (Mỹ Ðức, Hà Nội) kết thúc, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt đối với 29 bị cáo. Tiếp cận vụ án từ góc độ một luật sư người Mỹ gốc Việt đang hành nghề tại Mỹ, Luật sư Hoàng Duy Hùng đã gửi bài viết bàn về một số vấn đề liên quan phiên tòa:
Trước hết, phải nhấn mạnh
rằng, trong lúc đất nước đang sống trong thời bình mà ba chiến sĩ Công an lại
phải hy sinh vì chính những người vẫn rêu rao là "vì nhân dân, chống tham
nhũng" như "tổ đồng thuận" đó là điều rất đau lòng cho mọi người
dân Việt Nam quan tâm tới đất nước, đó cũng là một trong các lý do quan trọng
nhất để rất nhiều người quan tâm theo dõi vụ án. Và tôi nhận xét vụ án có một
số điểm nổi bật như sau:
1. Vụ
án này là vụ án hình sự, không phải vụ án chính trị song một số luật sư bào
chữa cho một số bị cáo lại muốn đánh tráo khái niệm, họ gọi đây là vụ án
"mang đầy màu sắc chính trị" như một luật sư đã đăng trên trang
Facebook của ông ngay ngày đầu xử án. Vấn đề cơ bản nhất là lúc đầu số người hùa
theo "tổ đồng thuận" đã không hiểu luật một cách đúng đắn.
Ở Việt Nam, đất đai là của Nhà nước,
người dân được trao quyền sử dụng, khi cần sử dụng cho việc chung (như xây dựng
công trình công cộng, công trình quốc phòng,... thì Nhà nước thu hồi, đền bù).
Ở Mỹ và châu Âu cũng có luật Eminent Domain tương tự như vậy. Ðất Ðồng Sênh là
đất của sân bay Miếu Môn, là đất phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.
Từ những năm 1980, khi là Bí thư Ðảng
ủy, Chủ tịch UBND xã Ðồng Tâm, ông Lê Ðình Kình đã cắt đất bán cho sáu hộ dân
một cách bất hợp pháp. Sau đó, sáu hộ đó sang tay và nhân lên thành 14 hộ. Khi
thu hồi, Nhà nước đã điều đình, đền bù cho 14 hộ, họ nhận tiền, vui vẻ di dời.
Các nhân chứng cho biết ông Lê Ðình Kình cùng "tổ đồng thuận" gây áp
lực không cho các chủ hộ này dời đi, rồi hăm dọa, thậm chí đánh đập một số chủ
hộ.
Gia đình ông Lê Ðình Kình và các bị
cáo không có một mét vuông đất ở Ðồng Sênh sao lại gọi là tranh chấp đất đai?
Các bị cáo thú nhận ông Lê Ðình Kình cho họ ăn "bánh vẽ" mỗi mét
vuông giá sáu triệu đồng để khơi dậy lòng tham, kích động họ vi phạm pháp luật.
Tôi lấy làm tiếc khi lòng tham đã che khuất lý trí của họ.
Dù từ khi sự việc xảy ra, chính quyền
đã tổ chức gặp gỡ, thảo luận, báo chí tuyên truyền, phổ biến các điều luật liên
quan, chỉ rõ hành vi sai trái, kêu gọi tuân thủ pháp luật nhưng họ vẫn không
nhận thức để tự giác điều chỉnh hành vi. Hơn nữa, khi lực lượng chức năng thực
hiện biện pháp cần thiết để bảo vệ trật tự, ông Lê Ðình Kình cùng đồng phạm đã
có kế hoạch chống trả từ trước, cho nên không thể coi việc giết hại Công an một
cách rất dã man lại thuộc về lĩnh vực "chính trị".
2. Trước,
trong và sau khi phiên tòa được tổ chức, một số tổ chức, cá nhân đã cố gắng
"quốc tế hóa" vụ án để kích động. Từ ngày 9-1-2020, khi vụ án xảy ra,
các tổ chức chống cộng ở nước ngoài, nhất là tổ chức khủng bố "Việt
Tân", đã ráo riết tiếp cận một số chính phủ để rêu rao Nhà nước Việt Nam
"giết" ông Lê Ðình Kình, đề nghị họ can thiệp. Tội nghiệp thay cho
đến nay, không có bất kỳ chính phủ nước nào lên tiếng can thiệp. Vì làm sao can
thiệp khi cơ quan Cảnh sát điều tra có đủ tang chứng, nhân chứng, vật chứng và
lời thú tội của các bị cáo. Chưa kể, pháp luật nhiều nước trên thế giới đều có
chế tài rất nghiêm khắc đối với hành vi sai phạm này.
Ở Mỹ, án lệnh của Tối cao Pháp viện
trong vụ Graham v. Connor (Gờ-ra-ham Co-nơ), 490 U.S. 386 (1989) cho phép Cảnh
sát dùng vũ lực bắn chết nghi phạm trong cả các trường hợp dân sự nếu Cảnh sát
cảm thấy tính mạng của mình bị đe dọa. Chánh Thẩm phán lúc đó là W.Rehnquist
(W.Ren-quýt) viết án lệnh như sau: "Các cảnh sát viên phải quyết định chỉ
trong tích tắc, rất căng thẳng, không chắc chắn tình thế ra sao cho mình, nên
áp dụng bạo lực cần thiết là điều có lý (reasoanable)".
Căn cứ các bài viết và những hình ảnh
công bố trên Facebook trước đó thì "tổ đồng thuận" đã chuẩn bị bom
xăng, dao bầu, dao chọc, dao phóng lợn, bình gas, lựu đạn,... thề sẽ giết chết
"từ 300 đến 500" Công an thì rõ ràng, đó là một nhóm khủng bố cần áp
dụng bạo lực cần thiết nếu họ chống người thi hành công vụ. Ở Mỹ, khi Cảnh sát
tiến vào mà một người cầm lựu đạn đòi ném vào cảnh sát thì không những họ bắn
chết một mình người đó, mà bắn luôn cả những ai có mặt, không chỉ bắn một phát
súng mà bắn cả một băng đạn. Vì luật pháp của Mỹ cũng như các quốc gia phương
Tây như thế và trước vật chứng, nhân chứng, lời thú tội của các bị cáo, cho nên
không nhà nước nào lên tiếng hoặc can thiệp vào vụ án xảy ra ở Ðồng Tâm, và đã
làm cho những người chống phá Nhà nước Việt Nam bị nhục nhã, tẽn tò.
3. Tôi
thấy tính nhân văn, lượng khoan hồng của luật pháp Việt Nam rất cao khi Viện
Kiểm sát nhân dân chuyển 19 người từ tội danh "giết người" sang tội
danh "chống người thi hành công vụ". Ở Mỹ, dù có khoan hồng, họ chỉ
chuyển đổi tội "giết người" sang tội "đồng lõa giết người"
với mức án chí ít cũng 20 năm hoặc chung thân. Viện Kiểm sát nhân dân quyết
định đổi tội danh vì các bị cáo đã nhận ra lỗi lầm và ăn năn, hối hận. Họ cũng
nói rõ tự nguyện nhận lỗi để được khoan hồng chứ không bị bức cung.
Chính ông Bùi Viết Hiểu, không cần
tham khảo với luật sư của ông, đã bất ngờ giơ tay phát biểu thay đổi lời khai,
thú nhận lỗi lầm. Theo tôi, từ hành động của ông Bùi Viết Hiểu và các bị cáo
khác, mà ông mới được nhận mức án từ 16 đến 18 năm tù, còn cứ nghe cố vấn của
luật sư để cố cãi theo chiều hướng vô tội, có thể sẽ bị đề nghị mức án cao hơn.
4. Theo
tôi, một số luật sư bào chữa cho một số bị cáo trong vụ án có biểu hiện không bình
thường. Hoạt động nghề nghiệp của mấy luật sư này tại phiên tòa khiến bị cáo
nản lòng, nên trước ngày tranh luận cuối cùng, một số người công khai không nhờ
luật sư biện hộ nữa, đó là điều rất hy hữu.
Luật pháp cho phép luật sư dựa trên
cơ sở pháp luật để bảo vệ quyền lợi thân chủ của mình một cách tối đa, nhưng
khi đã có bằng chứng, nhân chứng, vật chứng, và lời thú tội của bị cáo thì
không thể bào chữa theo hướng vô tội, mà phải bào chữa theo hướng hối lỗi để
được pháp luật khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt. Nhưng mấy luật sư này không làm
thế, thậm chí còn đổ lỗi cho Công an.
Trong lúc phiên tòa đang diễn ra, có
luật sư còn lên Facebook cho rằng "lựu đạn chỉ là để tập luyện trên thao
trường nên không phải là vũ khí"; một luật sư khác viết trên Facebook rằng
đó là "lựu đạn rởm" không thể coi là vũ khí giết người... Nếu ở Mỹ,
theo án lệnh Graham v. Connor, 490 U.S. 386 (1989) đề cập ở trên, khi tính mạng
bị đe dọa, chỉ trong tích tắc Cảnh sát phải quyết định có hay không bóp súng,
đâu cần xác định lựu đạn "rởm" hay lựu đạn "thật" mới bắn
hạ. Công an Việt Nam quá hiền, như theo luật pháp Mỹ thì Cảnh sát đã bắn cả
băng đạn.
Tôi đặc biệt chú ý tới sự kiện ngay
ngày đầu xử án, một vị luật sư than phiền vì không được ưu tiên gửi ô-tô gần
tòa án, phải đi bộ 350 m trong trời mưa, cho nên khi bước vào tòa ông quát tháo
ầm ĩ, rồi than phiền về Ðoàn Luật sư Hà Nội với mấy việc không dính líu tới vụ
án. Ở Mỹ, luật sư tham gia vụ án đều bị nghiêm cấm không được viết hay bình
luận khi quá trình xét xử đang diễn ra. Như luật sư nọ thì nếu không bị rút
bằng hành nghề, thì chí ít cũng bị tống giam vì tội khinh miệt tòa án.
Tôi biết ngành Tư pháp ở Việt Nam đã
có nhiều đổi mới rất tích cực; mấy vị luật sư này vẫn đòi cải tổ ngành Tư pháp
của Việt Nam. Song có lẽ với hành xử nghề nghiệp vừa qua, họ cần cải tổ nhận
thức của chính mình. Cần hiểu rằng không luật pháp ở quốc gia nào cho phép luật
sư hành nghề một cách phi lý, ngang ngược, vừa bào chữa trước tòa, vừa lên mạng
xã hội công bố thông tin, bình luận về sự kiện đang diễn ra tại phiên tòa.
Lời kết: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ
án "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" xảy ra
tại Ðồng Tâm (Hà Nội) đã kết thúc, Tòa đã tuyên các bản án tương ứng với mức độ
hành vi phạm tội của từng bị cáo. Và những người chống cộng cực đoan lại tiếp
tục la lối, điều đó không có gì phải ngạc nhiên. Tôi rất đồng tình với bản án
vì ngoài việc răn đe thì luật pháp còn có tính nhân đạo, giáo dục con người khi
họ biết hối lỗi. Dù có thể có phiên tòa phúc thẩm, tôi vẫn mong những người đã
phải nhận án tù sẽ cải tạo thật tốt để tiếp tục được hưởng khoan hồng, những
người nhận án tù treo sẽ cố gắng sinh sống lương thiện để trở thành công dân
tốt.
Là một luật sư người Mỹ gốc Việt, tôi
quan sát vụ án và rất tán thành cách làm việc của tòa án, trình tự rõ ràng, xử
lý nhân văn, mức án đúng người, đúng tội. Qua vụ án, pháp luật Việt Nam đã
chứng tỏ với thế giới về sự nghiêm minh nhưng cũng đầy tính nhân văn. Cũng như
trong thực tế cuộc sống đất nước hiện nay, ý Ðảng và lòng dân đã kết hợp hài
hòa, triển khai rất cụ thể, hiệu quả. Phiên tòa là một bằng chứng thuyết phục,
góp phần bẻ gãy những luận điệu chống phá Nhà nước Việt Nam.
QUÁ ĐÚNG
Trả lờiXóaRẤT NGƯỠNG MỘ LUẬT SƯ HOÀNG DUY HÙNG
Trả lờiXóaBỌN CƠ HỘI CHÍNH TRỊ HÃY VỂNH TAI LÊN MÀ NGHE LUẬT SƯ HÙNG NÓI NHÉ
Trả lờiXóaGóc nhìn nét như Sony
Trả lờiXóaCảm ơn LS Hùng đã nói lên sự thật để mọi người biết
Trả lờiXóa