Đây là những luận điệu phản khoa học, hết sức nguy hiểm bởi nó
cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ, phát triển của
đất nước, dân tộc. Thực chất luận điệu trên là muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo
duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, tiến tới thực
hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập để đi đến xóa bỏ định hướng
XHCN ở nước ta. Vấn đề mấu chốt trong học thuyết “dân chủ, nhân quyền kiểu
phương Tây cần áp dụng đối với Việt Nam” là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng
và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với cách mạng Việt Nam. Như vậy,
chiêu bài dân chủ thực chất là các thế lực thù địch nhằm phá hoại Đảng, Nhà
nước và định hướng XHCN ở nước ta.
Trên thế giới hiện nay có ba chế độ dân chủ: Dân chủ tư sản, dân
chủ nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mỗi chế độ dân chủ nói trên đều có
những thiết chế khác nhau, nhưng đều có những yếu tố chung: (1) Sự bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ của công dân (bao gồm tất cả thành viên xã hội); (2) bầu cử
tự do và theo nhiệm kỳ bầu ra các cơ quan, người lãnh đạo đất nước; (3) quyền
lực của nhà nước được chia làm ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi cơ
quan trên có chức năng riêng: Hiến pháp và pháp luật được xem là tối thượng;
các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được tôn trọng và bảo đảm.
Chế độ dân chủ sau Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là chế độ dân
chủ Nhân dân hướng theo con đường xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Một trong
những đặc trưng của chế độ dân chủ ở Việt Nam là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo và cầm quyền. Tuy nhiên, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam phải
tuân thủ nguyên tắc Hiến định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của
giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của
dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân
lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Đảng Cộng sản
Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của
Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình; các tổ
chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật” (Điều 4, Hiến pháp năm 2013).
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam
ngày càng hoàn thiện các quan điểm về dân chủ, nhân quyền, coi nỗ lực thể chế
hóa, luật hóa quan điểm dân chủ, nhân quyền là yêu cầu bức thiết của phát
triển. Năm 1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở, khẳng định “phải phát huy quyền làm chủ của dân, thu hút nhân
dân tham gia quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất
dân chủ và nạn tham nhũng”. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 29/1998/NĐ-CP
(đến năm 2003 thay thế bằng Nghị định số 79/2003/NĐ-CP) kèm theo Quy chế thực
hiện dân chủ ở xã quy định về nội dung, phương thức, trách nhiệm của chính
quyền cấp xã trong việc thực hiện quyền dân chủ của Nhân dân. Năm 2007, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn... Đây là các bước đi thống nhất, đồng bộ về chủ trương kết hợp hành
động cụ thể tạo điều kiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Vấn đề một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo, cầm quyền không phải là
vấn đề mới và vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Về
khách quan, vấn đề này phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của mỗi
nước, mỗi đảng khi lên lãnh đạo, cầm quyền. Về chủ quan, nó phụ thuộc tương
quan so sánh lực lượng giữa các giai cấp, các bộ phận trong một xã hội, mà mỗi
nước có thể có một đảng hoặc nhiều đảng.
Đảng là tổ chức chính trị của giai cấp, mang tính chất giai cấp,
là sự liên kết tự nguyện của những người cùng chí hướng và cùng quyền lợi. Bản
chất của đảng chính trị chính là bản chất giai cấp mà đảng ấy đại diện. Lịch sử
hiện đại đã chứng minh rằng, trình độ dân chủ và sự phát triển của đất nước
không tỷ lệ thuận với sự gia tăng của số lượng đảng phái chính trị. Trong xã
hội có sự phân chia giai cấp, mỗi giai cấp khác nhau có đảng khác nhau, thậm
chí trong cùng một giai cấp cũng có thể có nhiều đảng khác nhau. Những đảng của
cùng một giai cấp sẽ có cùng bản chất của giai cấp, có lợi ích gắn liền với
giai cấp sinh ra nó, chúng chỉ khác nhau về hình thức tổ chức, phương thức hoạt
động và những mục tiêu cụ thể mà không đối lập về bản chất.
Những đảng của các giai cấp khác nhau hoặc đối lập nhau thì
không chỉ khác nhau về tôn chỉ, mục đích, phương cách hoạt động, nguyên tắc tổ
chức mà còn đối lập về bản chất của đảng. Như vậy, sự đa đảng cũng có nhiều sắc
thái khác nhau. Có hiện tượng đa đảng nhưng vẫn nhất nguyên chính trị, có hiện
tượng đa đảng đồng thời là đa nguyên chính trị.
Quan điểm một đảng thì mất dân chủ, cản trợ sự phát triển, còn
đa đảng đồng nghĩa với dân chủ, phát triển là luận điệu sai trái. Cho đến nay
chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này. Bởi đất nước có dân chủ hay
phát triển không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng mà phụ thuộc vào
đảng cầm quyền đó có mang bản chất cách mạng, tiên phong hay không, có bảo vệ
quyền và lợi ích cho đa số nhân dân lao động hay chỉ cho một bộ phận thiểu số
người trong xã hội đó.
Thực tiễn cho thấy, dân chủ và sự phát triển của một nước không
tỷ lệ thuận với số lượng các đảng mà quốc gia đó có. Vì thực tiễn nhiều quốc
gia trên thế giới hiện nay, đa đảng nhưng vẫn mất dân chủ, vẫn là những nước
nghèo, kém phát triển. Trong khi, nhiều quốc gia chỉ có một đảng lãnh đạo nhưng
dân chủ được bảo đảm, kinh tế-xã hội phát triển, đời sống nhân dân được bảo
đảm, nhân dân cảm thấy hạnh phúc, ấm no và có vị thế trên thế giới. Vấn đề
thuộc về bản chất của các đảng, lợi ích xã hội mà nó đại diện, bảo vệ; uy tín
và năng lực tập hợp, liên kết, lãnh đạo các lực lượng xã hội cùng thực hiện mục
tiêu chung của quốc gia - dân tộc. Nếu một đảng chỉ phục vụ cho lợi ích riêng
của đảng mình, giai cấp mình thì đảng đó khó có thể được các giai tầng khác
chấp thuận làm lực lượng lãnh đạo xã hội, lãnh đạo đất nước. Một đảng đại diện
cho lợi ích của giai cấp, của nhân dân và dân tộc, vì dân vì nước mà hành động,
chắc chắn sẽ được nhân dân suy tôn, ủy thác làm lãnh đạo. Điều đó là bằng chứng
hùng hồn, là minh chứng khẳng định đa nguyên, đa đảng không phải là cứu cánh
cho dân chủ và sự phát triển.
Điển hình như hiện nay, Armenia có khoảng 40 đảng, Hà Lan có 25
đảng, Na Uy có 23 đảng... nhưng rõ ràng chúng ta không thể kết luận Armenia dân
chủ hơn Hà Lan hay Na Uy. Trên thế giới hiện nay có hơn 30 quốc gia, vùng lãnh
thổ theo chế độ một đảng. Điều đó cho thấy rằng, chế độ chính trị do một đảng
cầm quyền không phải là đặc điểm chỉ có ở các nước XHCN do Đảng Cộng sản lãnh
đạo và không phải các nước theo chế độ một đảng không bảo đảm dân chủ, đất nước
không phát triển.
Ngay trong chủ nghĩa tư bản, có những thời kỳ một số quốc gia và
vùng lãnh thổ theo chế độ một đảng duy nhất cầm quyền vẫn bảo đảm dân chủ và
phát triển mạnh mẽ. Điển hình như vào cuối những năm 1980, Singapore, Hàn
Quốc... vẫn theo chế độ một đảng duy nhất cầm quyền nhưng đất nước vẫn phát
triển mạnh mẽ và ngược lại, ở một số quốc gia đa đảng vẫn không thực hiện tốt
dân chủ. Đồng thời, trong hệ thống chính trị đa đảng, tại một giai đoạn chính
trị nhất định cũng chỉ có một đảng thực chất cầm quyền và thậm chí ngay cả
trường hợp khi liên minh đảng cầm quyền để thành lập chính phủ, đảng nào chiếm
số ghế nhiều hơn trong nghị viện sẽ có quyền quyết định trong các chính sách
phát triển của đất nước. Ở một số quốc gia khác (điển hình là Mỹ), mặc dù có
nhiều đảng nhưng chỉ có hai đảng luân phiên cầm quyền là Đảng Cộng hoà và Đảng
Dân chủ. Những đảng này đại diện cho giai cấp tư sản thì tất yếu phải hướng đến
phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản chứ không thể là một “chính quyền của
tất cả mọi người”.
Trải qua hơn 90 năm ra đời và lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã luôn khẳng định được vị trí, vai trò không thể thay thế đối với sự nghiệp
cách mạng Việt Nam. Những thành tựu to lớn và ý nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng
tạo của Đảng và Nhân dân Việt Nam đã khẳng định con đường đi lên CNXH của nước
ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại; khẳng định sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Đồng thời, đó cũng là minh chứng rõ nét rằng bản chất của một nền dân
chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng hay một đảng và đối với Việt Nam dưới sự
lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền dân chủ trong xã hội không
những không bị mất đi, không bị hạn chế mà còn được bảo đảm, được phát huy sâu
rộng trong thực tế.
Việt Nam thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa không cần đa nguyên, đa đảng. Và với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của nhân dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình Đảng Cộng sản Việt Nam, chắc chắn đất nước chúng ta tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. - k10
Trả lờiXóabạn nói rất chính xác
XóaTăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm-k10
Trả lờiXóaNghị quyết Đại hội XIII yêu cầu trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức bộ máy, tổ chức cơ sở đảng và đáng viên, cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới-k10
Trả lờiXóaTrải qua hơn 90 năm ra đời và lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn khẳng định được vị trí, vai trò không thể thay thế đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Những thành tựu to lớn và ý nghĩa lịch sử kết tinh sức sáng tạo của Đảng và Nhân dân Việt Nam đã khẳng định con đường đi lên CNXH của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại-k10
Trả lờiXóa