1. Dám nói, là thể hiện “dũng khí” của người cán
bộ, đảng viên biết dùng ngôn ngữ để chuyển tải, biểu đạt nhận thức, tư tưởng,
tình cảm, chính kiến của mình, một cách thẳng, thật, đúng về một sự việc nào
đó; giúp cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy nhận thức đúng sự việc, đề ra các biện pháp
giải quyết hiệu quả. Thực tiễn thời gian qua, ở nhiều nơi, không ít cán bộ,
đảng viên còn tư tưởng, tâm lý “nể nang, ngại va chạm”, “đấu tranh, tránh đâu”,
nên những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng không được phát hiện kịp thời từ cơ
sở, hầu hết các vụ tham nhũng được phát hiện, xử lý đều do công tác kiểm tra,
thanh tra của cơ quan chức năng cấp trên, sự tố giác của nhân dân, thông tin
báo chí. Vì thế, quan điểm Đại hội XIII của Đảng và Kết luận số 14-KL/TW của Bộ
Chính trị đã mở “nút thắt” giúp cán bộ, đảng viên có điểm tựa để dám nói, thể
hiện rõ quan điểm, lập trường, thái độ, chính kiến trước những sự việc đúng,
sai, tốt, xấu; làm cho cái tốt, cái mới được nảy nở, phát huy, cái sai được
phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh loại bỏ.
2. Dám đổi mới sáng tạo, là dám đề xuất ý tưởng, mô hình, cách thức nghiên cứu,
hoạch định, quản lý, làm việc, lao động sản xuất,... tạo ra thay đổi lớn, mang
lại giá trị, hiệu quả thiết thực về vật chất, tinh thần, thúc đẩy mạnh mẽ sự
phát triển của tập thể, tổ chức và toàn xã hội. Đây là đòi hỏi, yêu cầu khách
quan đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên trong công cuộc đổi mới, phát triển đất
nước hiện nay. Thực tiễn cách mạng nước ta từng ghi dấu ấn nhiều điển hình đổi
mới sáng tạo mang lại hiệu quả to lớn, như: con đường cứu nước và phương pháp
cách mạng theo chủ nghĩa Mác - Lênin do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm ra khác hẳn
các bậc tiền bối, đã đem lại độc lập, tự do thật sự cho dân tộc. Hay như, cách
làm “khoán hộ” trong nông nghiệp; các giải pháp “phá rào” trong sản xuất, kinh
doanh,… trước những năm đổi mới là cơ sở quan trọng để Đảng nghiên cứu, hình
thành đường lối đổi mới, tạo bước ngoặt cho sự phát triển toàn diện đất nước,
v.v. Nhờ đó, “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy
tín quốc tế như ngày nay”2. Hiện nay, nhiều tập đoàn, doanh nhân
trên phạm vi cả nước đã và đang tích cực đổi mới sáng tạo, tạo ra nhiều việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế và
công tác an sinh xã hội của đất nước. Tinh thần “chống dịch như chống giặc”
trong phòng, chống đại dịch Covid-19 và những quyết định, biện pháp chưa có
tiền lệ đã huy động sự vào cuộc của toàn xã hội tham gia vừa phòng, chống dịch,
vừa phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, v.v. Có thể nói, đổi mới sáng tạo là
nhân tố đem lại những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực đối với sự phát triển,
nhưng là vấn đề khó, chưa có tiền lệ, vì thế, ở mỗi cấp, ngành, lĩnh vực cần có
chủ trương, biện pháp khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám đổi mới sáng tạo.
3. Dám đương đầu với khó khăn, thử
thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung, là phẩm chất dũng cảm, đặt lợi ích
chung lên trên hết, trước hết của người cán bộ; xung phong và sẵn sàng nhận,
thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc,
phục vụ nhân dân; lấy lợi ích của tập thể và quốc gia dân tộc làm mục tiêu chi
phối mọi hoạt động tu dưỡng, rèn luyện, học tập, công tác, không xâm phạm, gây
hại đến lợi ích chung. Hiện nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
nhất là công cuộc đổi mới đất nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, càng
đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết
liệt trong hành động vì lợi ích chung, để thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định. Thực tiễn trong sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
ngày nay cho thấy: “Chính vì đã sẵn sàng quên mình cho sự nghiệp cách mạng của
Đảng, cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho lý tưởng cộng sản cao đẹp mà biết bao
đảng viên cộng sản và quần chúng nhân dân đã trở thành anh hùng, liệt sĩ, chiến
sĩ mẫu mực, tiêu biểu trên mặt trận sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, trong
chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và trong các ngành hoạt động khác.
Họ không đòi danh, đòi lợi. Họ một lòng một dạ phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.
Họ là những đảng viên bình thường nhưng phẩm chất cách mạng của họ thật là cao
quý. Đảng ta rất tự hào có những người con xứng đáng ấy của giai cấp và của dân
tộc”3. Phát huy tinh thần đó, trong cuộc chiến chống “giặc Covid-19”
đã có hàng nghìn cán bộ các cấp, các y sĩ, bác sĩ, chiến sĩ Quân đội, Công an
gác lại việc riêng tình nguyện xung phong đến tuyến đầu chống dịch – dám đương
đầu với khó khăn, thử thách, thậm chí hy sinh cả tính mạng để cứu chữa bệnh
nhân, bảo vệ sức khỏe nhân dân,… là những minh chứng cho cán bộ dám tiên phong
đương đầu làm những việc khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ,… họ có thể phải
nhận những rủi ro, thiệt thòi.
Những nội dung trên là những phẩm chất tiêu biểu, có quan hệ
chặt chẽ với nhau và cùng với các phẩm chất khác tạo thành một chỉnh thể trong
nhân cách của người cán bộ, đảng viên hiện nay. Để phẩm chất “6 dám” của cán
bộ, đảng viên, nhất là “3 dám” mới được nảy nở, phát triển mạnh mẽ, trở thành
hành động thực tế trong chặng đường đổi mới tiếp theo, thúc đẩy sự nghiệp phát
triển nhanh, bền vững đất nước, trước hết các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là
người đứng đầu cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sớm cụ thể hóa và
thực hiện nghiêm Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị
(khóa XIII) về “Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì
lợi ích chung”; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tạo sự thống nhất,
đồng thuận cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng về chủ trương này.
Đối với cán bộ, đảng viên dù trên cương
vị nào cũng phải mạnh dạn phát huy phẩm chất “6 dám”, nhất là “3 dám” mới được
bổ sung. Chỉ có như vậy mới góp phần làm cho đất nước phát triển nhanh, bền
vững. Điều đó còn thể hiện bản chất, tính chiến đấu, tính cách mạng, nhân văn
của mỗi đảng viên, tự nguyện hy sinh phấn đấu, dấn thân vì mục tiêu: dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
___________________
1 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Tập I, Nxb CTQGST, H. 2021, tr. 179.
2 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Tập II, Nxb CTQGST, H. 2021, tr. 322.
3 - Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập 14, Nxb CTQG, H.
2011, tr. 468.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, cán bộ, đảng viên của Đảng không chỉ là những người lo trước thiên hạ, mà còn phải khổ trước thiên hạ, còn phải dám hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng. -k10
Trả lờiXóacán bộ thì phải dám nghĩ, dám làm
XóaTrước những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao từ thực tiễn của đất nước trong giai đoạn phát triển mới, muốn phát huy được vai trò của đội ngũ cán bộ - cái gốc của mọi công việc, thì một mặt, vừa phải phân rõ trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; mặt khác, vừa phải tạo môi trường, khuyến khích, bảo vệ những yếu tố, nhân tố đổi mới-K10
Trả lờiXóaSuốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn là một mẫu mực về tinh thần làm việc và ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Với Người, có tinh thần, trách nhiệm là phải “nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, làm tròn nhiệm vụ”; bất kỳ việc to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải “đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công-K10
Trả lờiXóaĐể nêu cao tinh thần, trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được giao thì phải hăng hái, làm việc phải khoa học, có chương trình, kế hoạch cụ thể từ phương hướng hành động, kết quả và hậu quả ra sao để có biện pháp phòng tránh-K10
Trả lờiXóa