Mặc dù, họ đã đúng khi khẳng định: “Người ta, làm việc tốt, việc
thiện thì cố mà làm hết khả năng rồi được đến đâu hay đến đó, hưởng đến đó. Đã
làm tốt rồi còn cần làm tốt hơn. Việc tốt sẽ phát huy tác dụng mà người khác có
thể noi theo, làm theo”, nhưng ngay sau đó lại cho rằng “kiểu mẫu” “là tác dụng
nêu gương, một tác dụng phụ”. Không hiểu họ cố tình không biết hay không biết
là trong huấn luyện có phần lý thuyết và thực hành.
Phần thực hành thường có đội mẫu, động tác mẫu để người được
huấn luyện quan sát đối chiếu với phần lý thuyết đã được học để khi thực hiện
được chuẩn xác. Trong trường hợp này, sao lại nói “đội mẫu”, “động tác mẫu” là
“tác dụng phụ”, mà nó thuộc một nội dung quan trọng, một khâu không thể thiếu
của công tác huấn luyện. “Học đi đôi với hành” có ngay từ khâu huấn luyện nên
không thể nói “kiểu mẫu” là phụ được!
Họ cũng đã đúng khi viết: “Làm tốt là vì lương tâm, vì trách
nhiệm chứ mục đích chính không phải để làm gương, không nhằm nêu gương”. Thế
nhưng, họ lại “quên” đã là “kiểu mẫu” thì nhất định phải chuẩn xác, mẫu mực về
mọi phương diện để người khác, tập thể khác lấy đó làm gương mà học tập, làm
theo.
Để đạt được kiểu mẫu, thì phải đạt được các tiêu chí của nó đưa
ra, mỗi lần đạt được một tiêu chí là một lần tiệm cận dần đến kiểu mẫu. Vì thế
mà phải phấn đấu từng bước, không ngừng nghỉ để đạt được kiểu mẫu. Khi đã đạt
được “kiểu mẫu” không có nghĩa là mọi thứ đã xong xuôi, thỏa mãn dừng lại, mà
tiếp tục củng cố, không ngừng hoàn thiện kiểu mẫu ngày càng tốt hơn, đạt được
sự mẫu mực, tiêu biểu. Nói cách khác, khi đã đạt được đỉnh cao này lại tiếp tục
phấn đấu để chinh phục đỉnh cao khác, mà mục đích cuối cùng là không ngừng nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao của con người.
Qua đó cho thấy, sự nguy hiểm ở chỗ cứ có một ý đúng họ lại cố
tình kèm theo một ý sai để dẫn dụ người đọc đi theo ý sai trái của mình, nên
cần cảnh giác. Thanh Hóa phấn đấu để trở thành tỉnh “kiểu mẫu” không phải Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên, mà đã được Bác Hồ, vị lãnh đạo thiên
tài của dân tộc trong cuộc “Kinh lý đặc biệt” lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa
ngày 20/2/1947 đề cập.
Trong thời gian thăm Thanh Hóa, Bác đã gặp gỡ, nói chuyện với
cán bộ, nhân sĩ, trí thức, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Bác giao nhiệm vụ:
“Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... thì phải làm sao cho mọi mặt
chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà
kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm
làm thì sẽ thành kiểu mẫu”. Chia tay trong lần gặp ấy, Bác nhắn gửi tha thiết
với lời hẹn ngày trở lại: “Đồng bào trong tỉnh hãy xắn tay áo làm đi, lần sau
về đây tôi sẽ thấy mỗi người dân Thanh Hóa là một người “kiểu mẫu”.
Thế mà họ lại cho rằng: “Phải chăng phấn đấu trở thành kiểu mẫu
để nêu gương là một trá hình của thói thích hư danh, thích được ca ngợi, thích
được nổi tiếng... Thanh Hóa trở thành kiểu mẫu thì chủ yếu lãnh đạo được tiếng
khen, còn một số cán bộ cấp dưới và dân chúng không khéo sẽ ho hen suốt đời”.
Viết thế là họ cố tình bẻ lái sang hướng khác với ý của người nói, viết nhằm
mục đích xấu của mình.
Họ cho rằng, “kiểu mẫu” là “một trá hình của thói thích hư danh,
thích được ca ngợi, thích được nổi tiếng” là sự không tường minh. Bởi không ai
sống bằng danh mà phải sống bằng thực. Đạt được thực thì sẽ có danh, mà muốn có
danh thì phải có thực. Muốn trở thành tỉnh kiểu mẫu thì các mặt về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh... đều phải tốt đẹp, đạt được
tiêu chí của ngành, lĩnh vực đưa ra. Các mặt đó tốt lên, đương nhiên phục vụ
nhân dân sẽ tốt hơn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng
được cải thiện và ngày càng được nâng cao hơn.
Thế mà họ lại nói “kiểu mẫu” là “thói hư danh”, “chủ yếu lãnh
đạo được tiếng khen, còn một số cán bộ cấp dưới và dân chúng không khéo sẽ ho
hen suốt đời” là họ đã lờ đi các mặt của đời sống xã hội đều tốt lên, phục vụ
nhân dân được tốt hơn, là xã hội ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng
cao của nhân dân. Vậy mà họ lại cho rằng, chỉ lãnh đạo được “tiếng khen”, còn
cán bộ cấp dưới và nhân dân thì “ho hen suốt đời” là sao?
Người ta đang đề cập đến phải xây dựng các tiêu chí - nội hàm
của “kiểu mẫu”, nghĩa là xây dựng các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh... ngày một tốt hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân
dân để không ngừng hoàn thiện, trở thành tỉnh “kiểu mẫu”, mà họ lại bỏ qua các
yếu tố nội hàm đó, chỉ đề cập đến danh xưng “kiểu mẫu” để giả bộ “lẩm cẩm” đặt
câu hỏi “Kiểu mẫu để làm gì?”. Đó là câu hỏi hàm chứa đầy sự chống đối tư tưởng
chỉ đạo của người đứng đầu Đảng ta, cần cảnh giác, đấu tranh với loại ý kiến
này.
Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóa