Việt Nam góp phần định hình những giá trị của nhân loại
Vừa qua, Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (VDPA) do Việt Nam đề xuất và soạn thảo đã được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua. Điều này đã hiện thực hóa chính sách đối ngoại chủ động, tích cực, có trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề cộng đồng quốc tế quan tâm của Việt Nam.
Ngày 3-4, tại trụ sở Văn phòng Liên hợp quốc (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (VDPA) do Việt Nam đề xuất và soạn thảo. Nghị quyết được thông qua với sự đồng thuận và sự đồng bảo trợ của 98 nước (trong đó có 14 nước đồng tác giả là: Việt Nam, Áo, Bangladesh, Bỉ, Bolivia, Brazil, Chile, Costa Rica, Fiji, Ấn Độ, Panama, Rumani, Nam Phi và Tây Ban Nha; 34 nước thành viên Hội đồng Nhân quyền, các nước phương Tây và nhiều nước đang phát triển từ cả 5 nhóm khu vực, trong đó có hầu hết các nước ASEAN). Điều này cho thấy Nghị quyết đã thu hút sự quan tâm và ưu tiên chung của các nước và cộng đồng quốc tế, thu hút được sự hưởng ứng, tham gia ủng hộ của đông đảo các nước, nhận được sự đánh giá cao của các bên. Đây là dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong Khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.
Việc Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên do Việt Nam đề xuất được thông đã hiện thực hóa chính sách đối ngoại chủ động, tích cực, có trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Đồng thời bác bỏ quan điểm của những tổ chức, cá nhân cản trở việc Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền và các tổ chức quốc tế khác. Các tổ chức này đã liên kết với nhiều tổ chức phản động trong nước để cung cấp thông tin xuyên tạc tình hình, nhằm chống phá, hạ thấp uy tín của Việt Nam. Một số phần tử chống đối trong nước tích cực tham gia hội luận trực tuyến do bên ngoài tổ chức, xuyên tạc rằng ở Việt Nam có đàn áp người dân tộc, tôn giáo… Một vài tổ chức nhân danh quốc tế về nhân quyền gửi “thư ngỏ” tới các quốc gia thành viên Đại hội đồng Liên Hợp quốc nhằm vận động không bỏ phiếu cho Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.
Trước đó, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, như: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2008 - 2009, Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013-2017, Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018. Năm 2020, Việt Nam cùng lúc đảm nhận 3 trọng trách: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA, Việt Nam đã hoàn thành tốt các trọng trách, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, việc Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu 5 nước ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 - 2021, ngày 7-6-2020, Việt Nam đạt số phiếu cao kỷ lục (192/193 phiếu) đã tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam đang góp phần vào việc định hình những giá trị của nhân loại.
Kiên Định
Nghị quyết đã thu hút sự quan tâm và ưu tiên chung của các nước và cộng đồng quốc tế, thu hút được sự hưởng ứng, tham gia ủng hộ của đông đảo các nước, nhận được sự đánh giá cao của các bên.-K10
Trả lờiXóabài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa