“ĐẤU TRANH NHÂN DÂN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” PHIÊN BẢN CỦA “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN” THỜI ĐẠI 4.0
Chiến tranh nhân dân đã trở thành truyền thống đặc sắc của dân tộc ta. Ngày nay không gian mạng đang là một chiến trường mới, nơi các thế lực thù địch sử dụng hòng chống phá cách mạng Việt Nam. Để làm thất bại cuộc chiến này, cần phát động cuộc “đấu tranh nhân dân trên không gian mạng”.
Lịch sử dân tộc Việt Nam hầu như gắn liền với các cuộc chiến tranh lớn nhỏ khác nhau như chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc, trong các cuộc chiến tranh ấy, Việt Nam đã sử dụng nghệ thuật chiến tranh nhân dân để đánh bại kẻ thù. Bản chất của chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, nhằm mục đích bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Ngày nay chiến tranh nhân dân được hiểu là sử dụng
toàn bộ tiềm lực của một quốc gia trong đó bao gồm: Nhân, tài, vật lực mà cốt yếu
nhất là tiềm lực về quốc phòng và an ninh để đánh bại các thế lực thù định, nhằm
mục đích: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá
và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị,
an ninh quốc gia, an ninh con người (1). Khi tiến hành chiến tranh nhân dân
giai cấp cầm quyền thường huy động hết tất cả mọi thứ từ vật chất đến tinh thần
của toàn thể dân tộc để đánh bại mọi kẻ thù. Việt Nam đã kế thừa truyền thống
đánh giặc của ông cha xưa vận dụng trong thời kỳ hiện đại đã tiến hành chiến
tranh nhân dân nâng lên thành nghệ thuật - Nghệ thuật chiến tranh nhân dân,
không những gành được độc lập dân tộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà còn đưa đất
nước phát triển lên một tầm cao mới, một cơ đồ rạng ngời chưa bao giờ có được.
Bước vào thế kỷ XXI khi khoa học công nghệ phát triển với “tốc độ ánh
sáng”, đặc biệt là công nghệ thông tin, các mạng xã hội hoạt động dựa trên nền
tảng Intrernet như: Google, Fake book, YouTobe, Zalo, Instagram, Telegram, Tiktok,
… đã giúp ích cho nhân loại trong việc
truyền tải thông tin một cách tiện lợi, cởi mở, phong phú, đa dạng và nhanh
chóng, biến thế giới trở thành thế giới phẳng, thế giới không khoảng cách, “thế
giới trong lòng bàn tay”… giúp cho nhiều quốc gia tận dụng được cơ hội biến nó
thành sức mạnh mềm có uy lực lớn lao xuyên thủng mọi dạng hàng rào an ninh, bảo
vệ. Tuy nhiên nó như con dao hai lưỡi có vô số lợi ích, nhưng cũng tiềm ẩn vô
số tác hại.
Việt Nam
không nằm ngoài quy luật đó, bên cạnh tính tích cực của công nghệ mạng và các
nền tảng mạng xã hội, được phát huy trở thành hữu ích cho mọi lĩnh vực. Tuy
nhiên, mạng xã hội cũng đã trở thành môi trường thuận lợi để các tổ chức phản
động, thiếu thiện cảm với Việt Nam, bất đồng với vai trò lãnh đạo đất nước của
Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền bá luận điệu sai trái, xuyên tạc, đưa ra thông
tin xấu độc. Nổi lên trong đó là việc một mặt các thế lực thù địch lợi dụng
mạng xã hội để xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng
tư tưởng của Đảng, hạ bệ vài trò lãnh đạo, bôi nhọ lãnh tụ Đảng … lợi dụng vấn
đề phản biện xã hội để xuyên tạc làm sai lệch nội dung trước mọi chủ trương
chính sách mới của Đảng, Nhà nước, như hô hào tụ tập đông người, kích động dư
luận, biến bức xúc thành bạo động, khiến sinh hoạt xã hội trở nên phức tạp; mặt
khác, họ triệt để lợi dụng mạng xã hội để hình thành cái gọi là “truyền thông
độc lập”, tách khỏi sự quản lý của Nhà nước; thực hiện các thủ đoạn tuyên
truyền phá hoại tư tưởng, kích động tâm lý hoài nghi với chính quyền, thổi bùng
bức xúc trong nhân dân để tạo điều kiện, môi trường thuận lợi thực hiện “cách
mạng màu”; đồng thời cổ xúy cho các luận điệu dân chủ, nhân quyền, đòi tự do
biểu tình, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do tôn giáo theo tiêu
chuẩn, quan điểm phương Tây để phục vụ cho “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mục đích cuối cùng hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đối tượng của đấu tranh nhân dân trên không gian mạng
ngày nay là bất kỳ kẻ nào có hành động phá hoại xâm hại, lật đổ cách mạng nước
ta dưới bất cứ thủ đoạn nào đều là đối
tượng cần phải đấu tranh đấu tranh. Hành động chống phá cách mạng nước ta mà đặc
biệt là hành động phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng là một
hợp phần trong tổng thể các chiến lược khác của các thế lực thù định nhằm triệt
tiêu cách mạng Việt Nam.
Cuộc đấu tranh này rất khốc liệt không kém chiến tranh
xưa. Nếu các cuộc chiến tranh theo kiểu truyền thống, chúng ta có thể nhận biết
đối tượng tác chiến, lực lượng, khoảng cách; đánh giá được vũ khí, khí tài,
trang bị, thời gian, thời hạn tác chiến, thủ đoạn … dùng vật chất để đánh bại
chúng ta nhằm mục đích cướp nước hoặc ít nhất là dựng lên chính quyền tay sai
thân chúng. Còn cuộc chiến trên không gian mạng ngày nay là kẻ thù ẩn mặt không
phân định khoảng cách, khó nhận biết đối tượng, thủ đoạn khôn lường, một cá
nhân có thể lập nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau, liên kết
với nhau để hoạt động, chống phá dai dẳng, trên mọi lĩnh vực nên rất khó đối
phó.
Đấu tranh nhân dân trên không gian mạng có
thể hiểu là cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện, sâu sắc, rộng khắp, lâu dài,
kịp thời nhằm đẩy lùi, làm thất bại các luận điệu sai trái của các thế lực thù
địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
Khi công nghệ mạng phát triển bùng nổ, thâm
nhập sâu rộng tới tất cả mọi tầng lớp nhân dân, không hề làm thay đổi vai trò
của nhân dân mà hơn thế còn làm tăng thêm vai trò quan trọng của nhân dân “trong
bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực
lượng đoàn kết của nhân dân” (2). Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh rõ
ràng khi nào "vua tôi đồng lòng, anh em hòa
thuận, cả nước góp sức chiến đấu…”(3) thì dù kẻ thù mạnh đến mấy ta cũng đánh tan. Khi những thăng trầm
của lịch sử qua đi Đảng ta đã tổng kết được kinh nghiệm "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước" (4).
Khi
thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 đã đạt đến mức cực thịnh, nhân dân toàn cầu
đều được hưởng thành quả đó, đối với Việt Nam có thể nhận thấy khá rõ rệt điều
này, khi mỗi người dân trong lứa tuổi lao động hầu hết đều sở hữu một đến hai
điện thoại thông minh được kết nối Internet, ngoài ra còn Ipad, Laptop… có thể ví
cả thế giới đang nằm gọn trong tay mỗi người dân, nhân dân từ người chăn trâu, chăn
bò, trồng rau, làm đồng, người bán hàng rong, xe ôm công nghệ đến công nhân
công nghiệp, kỹ sư, bác sĩ…bất kỳ ai và bất kỳ nơi đâu, ai ai cũng có kỹ năng
truy cập mạng và hoạt động mạng xã hội điêu luyện. Đây là tiền đề, cơ hội lớn
để huy động tiềm lực của nhân dân trong đấu tranh với các thế lực thù địch trên
không gian mạng.
Để vận
động, quy tụ và phát động được đấu tranh nhân dân phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch trên không gian mạng thiết nghĩ cần phải thực hiện một số biện
pháp như : Trước hết cần kế thừa, phát triển, giáo dục nhân dân vận dụng truyền
thống và nghệ thuật chiến tranh nhân dân trước đây vào cuộc đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên không gian mạng. Hai là, cần
định hướng lựa chọn phương thức đấu tranh linh hoạt phù hợp để toàn thể nhân
dân dễ tiếp thu và thực hành. Ba là, xây dựng đội ngũ nòng cốt chuyên sâu, tích
cực hoá nhân tố chủ quan. Xây dựng đội ngũ nòng cốt là vấn đề tối cần thiết, để khơi dậy được tinh thần dẫn
dắt của thủ lĩnh, họ là những nhân cốt có nhãn quan sắc bén, có trình độ lý
luận chuyên sâu, có kỹ năng thao tác công nghệ mạng điêu luyện, trước mọi phát
hiện bất thường, đội ngũ này sẽ có phản ứng nhanh nhạy đưa ra quan điểm phản
bác hoặc đấu tranh kỹ thuật, từ đó lan toả đến cộng đồng mạng và rộng hơn là
toàn thể nhân dân. Bốn là, tạo lập các điều kiên thuận lợi để nhân dân tham gia
đấu tranh như tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở công nghệ để mọi người dân tiếp
cận các nền tảng mạng xã hội một cách dễ dàng, bên cạnh đó cần lập ra các
trang, nhóm, các diễn đàn chính thống để làm môi trường truyền tải, lan toả cái
tốt, từ đó lấn át cái xấu. Năm là, có chính sách phù hợp, động viên hoặc đãi
ngộ kịp thời. Sáu là, phát huy vai trò của mỗi người dân, khơi dậy truyền thống
toàn dân đánh giặc của dân tộc ta đã thể hiện trong lịch sử các cuộc chiến
tranh nhân dân xưa. Bảy là, siết chặt kỷ cương, thi hành nghiêm pháp luật đối
với các hành vi lệch chuẩn, trái pháp luật trên không gian mạng.
Đấu tranh nhân dân trên không gian mạng là
một cuộc cách mạng có tính chất, mức độ hết sức quan trọng và tầm vóc, quy mô
to lớn trong thời đại 4.0. Đây là một chiến trường lớn, chứa nhiều cam go, phức
tạp mà cả hai phía ta và địch đều đang triệt để lợi dụng để đấu tranh lẫn nhau.
Huy động được một cuộc đấu tranh nhân dân trên không gian mạng để bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng cũng là bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Đây là vấn
đề cấp thiết vừa phát huy được truyền thống, vừa phù hợp với xu thế thời đại chúng
ta cần phải tiến hành.
Lực lượng vũ trang nhân dân là lực lượng
nòng cốt trong cuộc đấu tranh này, với đặc điểm là đội quân tiên phong, cánh
tay đắc lực xung kích trên mọi mặt trận, nếu huy động được quân đội và công an
làm đội quân tiên phong sát cánh cùng nhân dân trong cuộc đấu tranh này ắt hản
sẽ giành thắng lợi./.
#SQCT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, 2021, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, T1,
tr 156.
2. Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, t.10,
tr. 453.
3. Viện Khoa học
xã hội Việt Nam, 1998, Viện Sử học, tr. 248.
4. Văn kiện Đảng toàn tập, 2001, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, T12, tr. 33.
Để ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóa