Social Icons

Pages

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

 HỌC THUYẾT MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ HIỆN THỰC

Tóm tắt: Học thuyết giá trị thặng dư một trong hai phát kiến vĩ đại, “viên đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác”[1] là công trình khoa học nghiên cứu nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thời kỳ tự do cạnh tranh ở nước Anh từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX. Kể từ khi ra đời đến nay, thế giới đã trải qua những biến đổi sâu sắc, rất nhiều sự kiện đã khẳng định tính đúng đắn của những kết luận rút ra từ học thuyết giá trị thặng dư như: những cuộc “khủng hoảng kinh tế” của chủ nghĩa tư bản thế giới đầu thế kỷ XX; sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực; phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa; sự tan rã của hệ thống dân tộc thuộc địa…

Ngày nay, dưới sự tác động như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ và sự phát triển của kinh tế thị trường hiện đại, bức tranh thế giới đã và đang có nhiều đổi mới trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tư tưởng. Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phù hợp với những vấn đề mà thực tiễn đặt ra hiện nay, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, phát triển học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác và vận dụng có hiệu quả vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Với ý nghĩa đó, trong khuôn khổ bài hội thảo tác giả tập trung phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư (Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác theo nghĩa hẹp), khẳng định ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Trước C.Mác nhà kinh tế học Thomson đã nêu ra phạm trù giá trị thặng dư. Song ông lại cho rằng, nếu tồn tại phạm trù giá trị thặng dư thì sẽ vi phạm quy luật giá trị. Vì vậy, ông chỉ thừa nhận quy luật giá trị mà không thừa nhận phạm trù giá trị thặng dư. Trái lại, C.Mác là người đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh học thuyết giá trị thặng dư và khẳng định giá trị thặng dư tồn tại và phát triển hoàn toàn tuân theo quy luật giá trị.

Khi phân tích về sự bóc lột giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa, C.Mác coi tư bản xã hội như là tổng số các tư bản cá biệt và bắt đầu phân tích từ tư bản cá biệt, phân tích do đâu và như thế nào mà tiền lại biến thành tư bản. Theo C. Mác, tiền chỉ biến thành tư bản khi nó trực tiếp tham gia vào quan hệ bóc lột; tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê, tư bản là một quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất nhất định trong lịch sử. Bởi vậy, cũng dễ hiểu khi mục đích của giai cấp tư sản là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra hàng hoá có giá trị sử dụng, vì giá trị sử dụng là nội dung vật chất của hàng hoá, là vật mang giá trị và giá trị thặng dư. Đây cũng là quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hoá sức lao động, một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị và giá trị sử dụng khác với các hàng hóa thông thường. Giá trị của hàng hóa sức lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết để tái sản xuất sức lao động của công nhân và bao hàm những yếu tố tinh thần, lịch sử… Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có khả năng “sinh ra giá trị, hơn nữa lại sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị của chính bản thân nó”[2]. Trong thực tế quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, bằng lao động cụ thể của mình công nhân lao động làm thuê sử dụng tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào hàng hoá, bằng lao động trừu tượng công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư. Như vậy, “quá trình tiêu dùng sức lao động đồng thời cũng là quá trình sản xuất ra hàng hóa và giá trị thặng dư”[3].

Do đó dù nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động cho công nhân trên cơ sở trao đổi ngang giá thì vẫn thu được phần giá trị dôi ra, biến thành lợi nhuận. Như vậy, quy luật giá trị và quy luật sản xuất ra giá trị thặng dư không phủ định lẫn nhau mà song song tồn tại; trao đổi giữa tư bản và công nhân tuân theo quy luật ngang giá nhưng nhà tư bản vẫn thu được phần dôi ra ngoài giá trị sức lao động, đó là giá trị thặng dư.

Đồng thời, nhằm chỉ ra vai trò của những bộ phận tư bản khác nhau trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản, C.Mác đã phân chia tư bản thành tư bản bất biến, tư bản khả biến. Phân tích quy mô, trình độ và phương thức bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê, thông qua các phạm trù: tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư; giá trị thăng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch.

Trên cơ sở phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư, quy mô, trình độ và phương thức bóc lột, C.Mác đã khẳng định quy luật kinh tế cơ bản (hay tuyệt đối) của chủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng dư, “sản xuất giá trị thặng dư hay lợi nhuận là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất này”[4].

Như vậy, học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác đã vạch rõ thc cht bóc lột tư bản chnghĩa và ci nguồn đối lp kinh tế gia giai cp vô sn và giai cấp tư sản, vũ trang cho giai cp vô sn lý lun cách mng sc bén trong cuộc đấu tranh chng chnghĩa tư bản; chỉ rõ xu hướng vận động tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, thời gian gần đây, đặc biệt là từ sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng và thoái trào, học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác đã bị nhiều quan điểm phê phán, phủ định, coi đó là một trong những hướng trọng điểm tấn công trên mặt trận tư tưởng lý luận.

Các học giả tư sản thường biện minh rằng, trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, xuất hiện huyền thoại mới về "nhà máy không người" thì máy móc cũng tạo ra giá trị thặng dư(!) Thực ra "nhà máy không người" chỉ là một hình tượng được cường điệu hóa một cách có dụng ý của các học giả tư sản. Một trong những phát kiến quan trọng của C.Mác trong lĩnh vực khoa học, kinh tế chính trị là tìm ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Vận dụng lý luận đó vào quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác cũng đồng thời phát hiện ra tư bản bất biến và tư bản khả biến. Trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, với tính chất là lao động cụ thể, lao động của người công nhân đã chuyển nguyên vẹn giá trị cũ của máy móc, nguyên nhiên liệu vào sản phẩm lao động mới và làm cho sản phẩm đó có một giá trị sử dụng xác định. Đồng thời, vẫn là quá trình lao động đó, nhưng với tính chất lao động trừu tượng, người công nhân đã sáng tạo ra một giá trị mới, trong đó có giá trị thặng dư. Mặt khác, để cho dây chuyền tự động hoạt động, xí nghiệp cần phải có một bộ máy nhân viên vận hành máy, lo đầu vào của sản xuất, đầu ra của sản phẩm, quảng bá, tiếp thị, tiêu thụ… Nếu các bộ phận này làm không tốt thì nhà máy này cũng không thể hoạt động tốt được. Như vậy, không có việc máy móc thay thế lao động sống tạo ra giá trị mới và học thuyết của C.Mác về tư bản bất biến và tư bản khả biến vẫn giữ nguyên ý nghĩa phương pháp luận trong việc phân tích chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Cùng với những huyền thoại về “nhà máy không người”, sự phát triển mạnh mẽ của các công ty cổ phần làm xuất hiện những dấu hiệu mà các nhà tư tưởng tư sản gọi là sự "dân chủ hoá" của tư bản, “chủ nghĩa tư bản nhân dân”... Thực chất đây chỉ là quan niệm nhằm che dấu bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chứ hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Ở thời C.Mác, đã có các công ty cổ phần mà C.Mác gọi là tư bản tập thể, ở đó tư bản tiền tệ tách rời với tư bản sản xuất. Tuy nhiên, vào thời đó, công ty cổ phần còn là hiện tượng kinh tế mới mẻ chỉ xuất hiện ỏ những ngành kinh doanh tư bản lớn. Còn ngày nay, công ty cổ phần đã trở thành phổ biến, không chỉ ở các công ty lớn, mà cả ở các công ty vừa và nhỏ. Trong các công ty cổ phần không chỉ các nhà tư bản có cổ phần, mà những người công nhân cũng có cổ phần, lợi tức cổ phần được chia bình đẳng cho mọi cổ phiếu. Nhưng trên thực tế, không phải thu nhập của mọi tầng lớp đều như nhau, do lượng cổ phiếu ít ỏi, người công nhân không thể nắm quyền chi phối hoạt động của công ty được nên xét về thu nhập, công nhân vẫn là công nhân, nhà tư bản vẫn là nhà tư bản. Giai cấp tư sản vẫn là giai cấp bóc lột, vẫn sống nhờ vào lao động làm thuê.

Ngoài ra, trước sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại và xu hướng toàn cầu hóa đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội, nhất là ở các nước tư bản phát triển làm cho giai cấp công nhân trải qua những biến động cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng. Những biến đổi về cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp của giai cấp công nhân diễn ra theo chiều hướng tăng tỉ lệ công nhân “áo trắng cổ cồn” trong các ngành dịch vụ và các ngành sản xuất công nghiệp có sử dụng công nghệ cao, giảm tỉ lệ “ công nhân cổ xanh” ở các ngành sản xuất công nghiệp truyền thống. Sự phân hóa về mức thu nhập giữa những người làm việc ở các ngành khác nhau cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Trước những biến động ấy, các lí luận gia tư sản lại cho rằng, giai cấp công nhân hiện nay đang dần dần bị teo đi, “bị hòa tan” vào các giai cấp khác trong xã hội; rằng giai cấp công nhân hiện đại biến thành “giai cấp hữu sản”. Từ đó họ đi đến phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay.

Chúng ta phải thừa nhận rằng cơ cấu giai cấp công nhân hiện đại đã thay đổi, công nhân “cổ trắng”, tầng lớp hữu sản có xu hướng tăng lên. Nhưng dù có sự tăng lên của các tầng lớp hữu sản thì không thể từ đó cho rằng C.Mác đã sai về dự báo phân cực hai đầu của xã hội tư sản. Trên thực tế, trong các xã hội hiện đại, trừ các tầng lớp trên bóc lột và ăn bám chiếm số ít, còn đại bộ phận dân cư đều là những người lao động làm thuê, làm thuê cho nhà nước hay làm thuê cho tư nhân mà thôi. Mặt khác, cũng không phải tất cả những người lao động làm thuê đều là công nhân mà ngay cả những người lao động trí óc cũng đã gia nhập đội ngũ giai cấp công nhân. Như vậy, sự phân biệt công nhân “cổ trắng” với “cổ xanh”, lao động trí óc với chân tay cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Ngày nay, trừ bộ phận thất nghiệp vô gia cư, vô nghề nghiệp sống bám vào các sở cứu tế xã hội thì người công nhân không hoàn toàn “trần trụi” như trước nữa. Họ cũng có một ít tài sản để dành, đầu tư mua cô phiếu... Chỉ có điều trong điều kiện tập trung tư bản và tư liệu sản xuất hiện đại thì sự dư dật đó vẫn không tránh được cho họ cái kiếp phải đi làm thuê, phải bán sức lao động và chịu bóc lột giá trị thặng dư.

Điều đó cho thấy, nền kinh tế hiện đại không chỉ đe dọa những người lao động giản đơn, mà đe dọa cả những người lao động trí óc có bằng cấp cao xuống địa vị thất nghiệp. Trên phương diện này, thì tầng lớp công nhân “cổ xanh” và công nhân “cổ trắng” lại có những lợi ích giai cấp giống nhau và có điều kiện để có một lập trường thống nhất trong đấu tranh và chắc chắn họ sẽ đóng vai trò sứ mệnh lịch sử không chỉ trong bước chuyển tiếp của chế độ chính trị, mà còn kiến tạo nên những trật tự mới của xã hội tương lai.

Như vậy, dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, chủ nghĩa tư bản đã thực hiện những điều chỉnh, thích nghi và đang tạo ra những điều kiện mới để chủ nghĩa tư bản tiếp tục tồn tại và phát triển. Song có thể khẳng định sản xuất giá trị thặng dư vẫn là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản và hệ quả tất yếu là chế độ tư bản chủ nghĩa sẽ phải thay thế bằng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn.

Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác không chỉ giúp chúng ta đánh giá nhìn nhận sâu sắc hơn về bản chất và xu hướng vận động tất yếu của chủ nghĩa tư bản mà còn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc vận dụng học thuyết giá trị thặng dư vào thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có thể khai thác trên những vấn đề cơ bản sau:

Một là, cần nhận thức đúng khái niệm bóc lột

Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, vic vn dng hc thuyết giá trthặng dư của Mác trước hết phi nhn thức đúng khái niệm về bóc lt, từ đó có cơ sở khoa học để lun gii nhng vấn đề hiện thời về kinh tế, xã hi hin nay.

Bóc lt là mt bphận người trong xã hi hoc tập đoàn xã hội nào đó, chiếm đoạt không có bồi thường thành quả lao động ca một người khác hoc ca tập đoàn xã hi. Do đó, thuộc tính bn cht ca bóc lt là “chiếm hu không có bồi thường”, nhưng vic “chiếm hu không có bồi thường” thành quả lao động của người khác hoc tp đoàn xã hi, không chdựa vào tư liệu sn xut hoặc tư bản tin t, mà cũng có thể thông qua bo lc, quyn lc, chinh phc bng vũ lực để đạt ti mục đích chiếm đoạt không có bồi thường thành quả lao động của người khác.

Theo C.Mác, vic bóc lột lao động đều có trong tt ccác hình thái xã hi từ trước ti nay vận động trong nhng mâu thun giai cp. "Nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền về những tư liệu sản xuất thì nơi đó người lao động, tự do hay không tự do, đều buộc phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống bản thân mình một số thời gian lao động dôi ra dùng để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất"[5]. Như vậy, quy luật kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất bóc lột người lao động không có tư liệu sản xuất, đã được thực hiện dưới những hình thức và cơ chế khác nhau trong những hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử. Trong nn kinh tế thị trường định hướng xã hi chnghĩa ở nước ta hin nay, vi nhiu thành phn kinh tế, không thphnhn chdoanh nghiệp tư nhân cũng như đông đảo công nhân, nông dân, trí thức đều là người xây dng nhà nước xã hi chnghĩa, thông qua hoạt động sn xut kinh doanh hợp pháp đã góp phần thúc đẩy lc lượng sn xut phát trin và nâng cao mc sng ca nhân dân. Tuy nhiên, xét mt cách bin chng thì thu nhp ca chdoanh nghiệp tư nhân, nhất là nhng doanh nghip loi ln và loi va, ngoài bộ phn tiền lương tương ứng vi thu nhp của lao động phc tp (lao động quản lý, lao động kthut), còn bao hàm li nhun nhiều hơn (tức là giá trthặng dư). Lợi nhun này là schiếm hữu lao động thặng dư của người khác, bao hàm bóc lột. Tương tự trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng bao hàm hiện tượng bóc lt. Người lao động đầu tư dưới hình thc cphiếu, trái phiếu, tin gi ngân hàng thu được li tc cphn, li tc trái phiếu, li tc tin gửi, người làm công tác khoa hc - kthuật đầu tư dưới hình thc bng tri thc và kthut chuyên môn cao dành được thu nhp cao, thì nhng hình thc thu nhp này suy cho cùng chỉ là phân phi li giá trthặng dư, bởi hshu các yếu tnày sáng tạo ra, do đó không thuộc vbóc lt.

Hai là, cần vận dụng linh hoạt các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và phát huy vai trò của kinh tế tư bản tư nhân trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Trước đây, do đối lập một cách máy móc chủ nghĩa xả hội với chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường, nên thịnh hành quan điểm cho rằng trong chủ nghĩa xã hội, thậm chí ngay cả trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không tồn tại giá trị thặng dư.

Ngày nay, trải qua thực tiễn, chúng ta đã nhận rõ rằng: "Sản xut hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng”[6].

Khi đã thừa nhận sản xuất hàng hoá thì sản phẩm thặng dư cũng mang hình thái hàng hoá, cũng có giá trị sử dụng và giá trị, mà giá trị của sản phẩm thặng dư tất yếu phải được gọi là giá trị thặng dư. Vậy sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản không phải ch có tồn tại giá trị thặng dư hay không, mà chỗ phân phi sản phẩm thặng dư như thế nào. Nếu đi bộ phn giá trị thặng dư rơi vào túi một cá nhân hay một nhóm nhỏ những nhà tư bản thi đó là quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Còn giá trị thặng dư được sử dụng vào lợi ích công cộng và nâng cao phúc lợi cho tất cả những người lao động góp phần tạo ra giá trị thặng dư ấy thì không còn quan hệ người bóc lột người na. Do đó, chúng ta có th vận dụng những phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, tăng năng suất lao động để thực hiện mục tiêu "dân giàu nước mạnh", nhưng không học tập cách phân phối giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản. Điều đó hoàn toàn phù hợp vi lý lun ca V.I.Lênin: “Tri thc vchnghĩa xã hi thì chúng ta có, nhưng chúng ta chưa có tri thc vtchc vi quy mô hàng triệu người, chưa có tri thức vtchc và phân phi sn phm... Cho nên chúng ta nói: dù hắn là tên đại bp bợm, nhưng một khi hn là mt thương nhân đã tng làm công vic tchc sn xut và phân phi cho hàng triu và hàng chc triệu người, mt khi hn có kinh nghim thì chúng ta phi hc hn”[7].

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để phát huy mọi tiềm năng nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, tất yếu phải thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Mục tiêu và động lực của kinh tế tư bản tư nhân là chiếm đoạt giá trị thặng dư, vì vậy muốn huy động được vn, công nghệ và năng lực quản lý của các nhà tư bản, nhất là nhà tư bản nước ngoài, khuyến khích họ đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài, thì phải bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ, có chính sách phù hợp để đảm bảo cho họ thu được lợi nhuận thoả đáng. Nói cách khác, phải thừa nhận sự bóc lột giá trị thặng dư của họ dưới sự kiểm soát của nhà nước theo pháp luật.

Ba là, cần phải đẩy mạnh phát triển thị trường sức lao động

Hàng hoá sức lao động không phải là phạm trù riêng có của chủ nghĩa tư bản, nó tồn tại như là một bước tiến của các xã hội mà ở đó năng suất lao động vượt khỏi lao động tất yếu của họ. Nó là nguồn gốc của tích luỹ để mở rộng và hiện đại hoá sản xuất kinh doanh; là nguồn gốc của sự giàu có văn minh. Vì vậy, vận dụng học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác chúng ta cần phải đẩy mạnh phát triển thị trường sức lao động.

Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành hệ thống các chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để các ngành, cách hình thức kinh tế, các vùng phát triển, tạo nhiều việc làm đáp ứng một bước yêu cầu việc làm và đời sống của người lao động, do đó cơ hội lựa chọn việc làm của người lao động ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên trong thực tế, thị trường sức lao động ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế bất cập. Trên phạm vi cả nước, cung lớn hơn cầu về lao động và tình trạng này tiếp tục kéo dài trong những năm tới, dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm, vì chúng ta thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng, chiến lược lựa chọn công nghệ thích hợp chưa được xác định rõ ràng, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch, nhưng diễn ra chậm chạm và khó khăn. Chính sự thiếu ổn định trong quan hệ cung cầu trên thị trường sức lao động đang là nhân tố làm cho thị trường này hoạt động kém hiệu quả. Người lao động khi được tiếp nhận vẫn chưa thực sự gắn bó và yên tâm với công việc. Người sử dụng lao động chưa thực sự tin tưởng vào người lao động. Hiện tượng này không chỉ dẫn đến mất cân đối cung cầu mà còn làm cho chi phí lao động tăng lên, tiền lương không thể hiện được giá trị đích thực của sức lao động. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải có những giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách đi đôi với nâng cao chất lượng nguồn lao động tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người lao động được tự do bán sức lao động, tự do di chuyển sức lao động giữa các vùng, các miền khác nhau ... nhằm phát huy hết tiềm năng nguồn lực lao động của nước ta với mục đích xây dựng một thị trường lao động sôi động, ổn định và có hiệu quả tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế./.

Nguyễn Văn Kỷ

#SQCT

TÀI LIU THAM KHO

1. Lê Xuân Bình, Vấn đề bóc lt giá trthặng dư và quan hệ giữa tư bản và lao động hin nay, Tp chí Cng sn, số 9, tháng 5 năm 2006.

2. Bùi Ngọc Chưởng, Ý nghĩa ngày nay ca hc thuyết giá trthặng dư của C.Mác, Tp chí Cng sn, số 9, tháng 5 năm 2005.

3. Đảng cng sn Vit Nam, Văn kiện Đại hi đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trquc gia, H.1996.

4. Hc vin chính trQuc gia HChí Minh - Phân vin thành phHChí Minh, Hc thuyết giá trthng dư của C.Mác, Nxb Chính trquc gia, H.1997.

5. C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trquc gia, H.1993.

6. V. I Lênin, Toàn tp, tp 23, Nxb Chính trquc gia, H.2005.

7. V. I Lênin, Toàn tp, tp 36, Nxb Chính trquc gia, H.2005.



[1] V.I. Lênin toàn tập, tập 23, Nxb CTQG, 2005, tr55.

[2] C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tập 23, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993, tr 289.

[3] C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tập 23, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993, tr 262-263.

[4] C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tập 23, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993, tr 872.

[5] C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tập 23, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993, tr 347.

[6] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB CTQG, 1996, tr. 97

[7] V.I. Lênin toàn tập, tập 36, Nxb CTQG, 2005, tr. 314-315.

1 nhận xét: