MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH VỚI ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Tóm tắt: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là quá trình nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; nhằm làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Song song với đó các thế lực thù địch, phản động cơ hội thực hiện nhiều thủ đoạn âm mưu chống phá, đòi hỏi cần phải có những biện pháp đấu tranh để thực hiện hiệu quả công cuộc xây dựng và chình đốn đảng ở nước ta hiện nay.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng
là gốc, là cơ bản nhất, bảo đảm Đảng luôn vững mạnh. Bởi nếu Đảng không được
xây dựng, chỉnh đốn vững mạnh thì dù có những chủ trương, giải pháp bảo vệ tốt
nhất cũng vẫn không làm cho Đảng hoàn thành được vai trò người lãnh đạo, thậm
chí là tan vỡ từ bên trong. Do đó, xây dựng, chỉnh đốn là để trong sạch Đảng và
bảo vệ để Đảng luôn vững mạnh là một nhiệm vụ rất quan trọng trong xây dựng Đảng
vững mạnh hiện nay.
Có thể thấy rõ, gần
đây, các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội và một số
báo, đài để tuyên truyền chống phá chế độ, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và
xuyên tạc, chống phá công tác chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng.
Một
là, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Các thế lực thù địch,
phản động, chống phá vẫn luôn tự cho họ “cái quyền” đòi Đảng ta, nhân dân ta từ
bỏ mục tiêu, con đường đã chọn với “lỹ lẽ” rằng đó là “con đường sai lầm, dẫn
dân tộc đến đường cùng, ngõ cụt”. Họ ra sức lợi dụng sự kiện CNXH theo mô
hình Xô viết ở Liên xô và các nước Đông Âu trước đây sụp đổ để “kết luận” rằng
CNXH đã cáo chung, Đảng Cộng sản đã hết vai trò lịch sử; rằng Việt Nam kiên định
đi lên CNXH là sai lầm, là đi vào “vết xe đổ” Liên Xô và Đông Âu. Họ cố tình
xuyên tạc: “Chủ nghĩa xã hội mà C.Mác nêu ra chỉ là một lý tưởng, một chủ nghĩa
xã hội “không tưởng”; không bao giờ thực hiện được”. Hơn thế, họ “dạy” Đảng ta
cần phải đi theo con đường - mô hình “xã hội dân chủ”, “chính trị đa nguyên”,
“đa đảng đối lập”... Đồng thời không ngừng rêu rao, kích động, bôi đen chủ
trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, cho rằng,
kinh tế thị trường với CNXH như lửa với nước, không thể đồng hành, từ đó phủ nhận
vai trò kinh tế nhà nước, đòi tư nhân hóa đất đai…
Những luận điệu nêu
trên vẫn thường được “nhai đi nhai lại” khi trắng trợn, lúc tinh vi; lúc thì
“mượn mồm” của một số người biến chất, bất mãn, khi thì thô lỗ nhân danh, khoác
áo “những nhà chính trị”, “tổ chức nọ”, “hội kia”. Tuy giọng điệu, cung bậc
khác nhau, song đều chung một kiểu “mưa dầm thấm lâu”, nhằm làm cho quần chúng
nhân dân hoài nghi, bi quan, dao động, suy giảm niềm tin chính trị.
Hai
là, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vẫn “quanh đi quẩn lại”
với những “diễn giải” như, chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, chỉ phù hợp với
trình độ, lực lượng sản xuất phương Tây thế kỷ XIX; ở thế kỷ XXI, chủ nghĩa này
đã lỗi thời, đã bị lịch sử vượt qua... từ đó, những thế lực chống phá, phản động
luôn “to mồm” rằng chủ nghĩa Mác - Lênin không phù hợp với Việt Nam; việc du nhập
chủ nghĩa này vào Việt Nam là một sai lầm lịch sử, chỉ đưa đến tai họa vì đây
là tư tưởng ngoại lai, xa lạ với truyền thống dân tộc... Cùng với đó, họ không
ngừng xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như cuộc đời và sự nghiệp của
Người; bóp méo sự thật công cuộc đổi mới ở Việt Nam... Những “giọng điệu” đó đều
không nằm ngoài mục đích: phủ định sự vận dụng sáng tạo tư tưởng chính trị của
chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam; phủ nhận nền tảng tư tưởng chính
trị của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng xã hội của dân,
do dân và vì dân.
Ba
là, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hết năm này qua năm
khác, các phần tử, tổ chức phản động, thù địch vẫn không ngừng ra rả những luận
điệu “rườm tai” như “Đảng Cộng sản chưa bao giờ chứng tỏ có khả năng quản trị đất
nước”; “chế độ một đảng lãnh đạo, cầm quyền là trái với nguyên tắc nhà nước
pháp quyền, khiến xã hội không có tự do, dân chủ”; “từ bỏ độc quyền lãnh đạo là
then chốt của chế độ dân chủ”... Đồng thời, họ dẫn những quan điểm “dân chủ”,
“nhân quyền” tư sản để đồng nhất dân chủ với đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập;
đồng nhất nhân quyền với tuyệt đối hóa quyền của cá nhân...
Đại hội XIII của Đảng
cũng đã xác định: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng
để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
Để
đấu tranh có hiệu quả với những luận điệu thù địch nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng
chính trị của Đảng một cách đúng đắn, khách quan và khoa học, trước hết, mỗi
cán bộ, đảng viên phải nắm vững và thường xuyên củng cố nhận thức về chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tăng cường tuyên truyền “phổ cập” tới mọi tầng
lớp nhân dân về mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Qua đó tạo lập một mặt bằng
chung trong toàn xã hội về ý thức tư tưởng chính trị; nâng cao khả năng “tự miễn
dịch” trước những âm mưu xâm nhập, lây lan của những tư tưởng đi ngược lợi ích
nhân dân, trái với lý tưởng và mục tiêu XHCN.
Thứ
nhất, kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI, XII) gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn trong công
tác xây dựng, chỉnh đốn và bảo vệ Đảng. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”.
Thứ hai, nâng cao
chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, nêu
gương, bảo đảm nói đi đôi với làm.
Thứ
ba, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng
mà trọng tâm là công tác tổ chức - cán bộ. Các cấp ủy đảng phải chọn đúng người,
bố trí đúng việc, đúng lúc, đánh giá đúng thực chất và ngày càng hoàn thiện
chính sách bảo đảm vật chất, động viên tinh thần hợp lý.
Thứ tư, tăng cường
đẩy mạnh sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị, các ngành trong nhận diện,
đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, lệch lạc, xuyên tạc sự lãnh đạo của
Đảng, ngăn ngừa thoái hóa, biến chất, “phai màu”, “đổi màu” trong đội ngũ cán bộ,
đảng viên.
Thứ năm, tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý báo chí, mạng xã hội, nhằm tạo ra môi trường thông
tin trong sạch, lành mạnh.
Thứ sáu, nâng cao
chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
Đảng, bảo đảm tính nghiêm minh và giáo dục cán bộ, đảng viên luôn giữ vững bản
lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những cám dỗ, khó khăn và thử
thách.
Với truyền thống vẻ vang và quyết tâm của Đảng, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, Đảng sẽ hoàn thành xuất sắc trọng trách lãnh đạo đất nước. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nguyễn Đức Khôi.
#SQCT
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2021.
3. Đảng bộ Quân đội, Văn kiện Đại hội
đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X, Nxb QĐND, Hà Nội, 2015.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019.
Tăng cường đẩy mạnh sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị, các ngành trong nhận diện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, lệch lạc, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng, ngăn ngừa thoái hóa, biến chất, “phai màu”, “đổi màu” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.-K10
Trả lờiXóaChúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa