Social Icons

Pages

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2023

CUỘC CHIẾN KHÔNG GIỚI TUYẾN

Việt Nam, Đảng và Nhà nước vẫn luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân theo quy định của pháp luật. Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch đã lựa chọn mạng xã hội làm công cụ, phương tiện hữu hiệu để xuyên tạc, tuyên truyền, chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá Đảng và Nhà nước ta, tạo ra một cuộc chiến thực sự, cuộc chiến không giới tuyến. Trong cuộc chiến này, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đấu tranh từ rất sớm. Song do tính chất cam go, phức tạp, do âm mưu thủ đoạn nham hiểm của “kẻ thù trên không gian mạng” mà đến nay, chúng ta phải tiếp tục đấu tranh mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.

Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra rất nhanh chóng, với sự phát triển siêu tốc của Internet, mạng xã hội... tạo nên “thể giới phẳng”, những thông tin không được kiểm soát, gây nhiều khó khăn cho việc tiếp nhận, phân tích, luận giải để hiểu thấu đáo các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vẫn hàng ngày tràn ngập trên mạng xã hội. Theo số liệu từ của Trung tâm Internet Việt Nam, nước ta nằm trong số 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới với khoảng 68,72 triệu người sử dụng, chiếm 70,3% dân số (cao hơn mức trung bình của thế giới là 51%). Thông qua các trang thông tin điện tử và mạng xã hội, người dân có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng tải hay lan truyền bất cứ thông tin gì thông qua tài khoản cá nhân của mình như Facebook, Youtube, Viber, Zalo… Việc dùng mạng xã hội để thể hiện quyền tự do ngôn luận của mỗi người chưa bao giờ trở nên dễ dàng và có sức lan truyền nhanh chóng như hiện nay. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước vẫn luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân theo quy định của pháp luật. Quyền tự do ngôn luận của công dân còn được ghi rõ trong Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đồng thời Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn ban hành khung pháp lý về quyền tự do ngôn luận đầy đủ, đồng bộ, tương thích với luật pháp quốc tế để đảm bảo quyền con người. 

Xuất phát từ đặc điểm này, các thế lực thù địch đã lựa chọn mạng xã hội làm công cụ, phương tiện hữu hiệu để xuyên tạc, tuyên truyền, chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá Đảng và Nhà nước ta, tạo ra một cuộc chiến thực sự. Một cuộc chiến mà tính chất, mức độ còn cam go, khốc liệt hơn nhiều lần những cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc mà dân tộc ta đã trải qua, cuộc chiến này không có giới tuyến, rất vô hình nhưng nhất định chúng ta sẽ giành chiến thắng.

Ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Không phải đến bây giờ, đứng trước nguy cơ phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng từ các thế lực thù địch, phản động chúng ta mới nhận thức rõ được mối nguy hại này, mà từ rất sớm, rất xa, chúng ta đã lường trước âm mưu thủ đoạn không thay đổi là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, “phi chính trị hóa”, vô hiệu hóa quân đội, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

1. Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta

Từ những năm 50, 60, trên thế giới nổi lên cuộc đấu tranh của chủ nghĩa cơ hội, xét lại chống lại chủ nghĩa Mác cũng như phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết và kiên trì đấu tranh để bảo vệ chủ nghĩa Mác. Tháng 12/1963, Đảng Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết Trung ương 9 khóa III “về tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng”. Trong Nghị quyết, Đảng ta đã chỉ rõ khi đó, có một số cán bộ, đảng viên đã nhận thức và hành động trái với quan điểm của Đảng, có người rời bỏ Đảng, được cử đi học và tìm cách ở lại nước ngoài. Số đó tuy rất ít nhưng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng. Do đó, với lập trường kiên định và rõ ràng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, giữ được sự thống nhất vững chắc về tư tưởng, lý luận; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã từng bước rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. khiến cho các học giả tư sản được dịp lên tiếng phê phán, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin. Họ cho rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là một tất yếu lịch sử vì nó bắt nguồn từ “sự lạc hậu, lỗi thời của bản thân chủ nghĩa Mác - Lênin”; và bởi, “chủ nghĩa xã hội mà C. Mác nêu ra chỉ là một lý tưởng, một chủ nghĩa xã hội “không tưởng”, không bao giờ thực hiện được… Xuất phát từ lập luận đó, họ cho rằng hiện nay “Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế, mà còn về tinh thần. Không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa”. Do đó, theo họ, Việt Nam cần “tránh chỗ tối, tìm chỗ sáng”, “tránh con đường đau khổ” mà một số nước đã đi qua để đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Đây thực sự là một thử thách rất lớn đối với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Nghị quyết Trung ương 6 khóa VI (03/1989) đề ra những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, bảo đảm cho đổi mới đúng hướng, đúng mục tiêu và có hiệu quả. Trong Nghị quyết, Đảng ta không chỉ khẳng định tính chất của công cuộc đổi mới ở Việt Nam không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp mà Đảng ta còn nhấn mạnh: “Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn là nền tảng tư tưởng của Đảng ta, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”. Sự khẳng định này đã cho thấy bản lĩnh và quyết tâm rất lớn của Đảng trong việc kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, bất chấp mọi sự chống phá của các thế lực thù địch.

Tháng 8/1989, Hội nghị Trung ương 7 khóa VI của Đảng ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay”. Trung ương đã nhận định 6 điểm về những sai lầm trong cải tổ, cải cách của một số đảng về thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng, dân chủ hóa không giới hạn, hạ thấp sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phủ nhận thành tựu của lịch sử, của chủ nghĩa xã hội. Từ việc nhìn nhận những thất bại của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu khi buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khiến đảng viên và nhân dân mất niềm tin vào chính lý tưởng mà mình đã theo đuổi, Nghị quyết Trung ương 7 khóa VI của Đảng đã nhấn mạnh: “Giáo dục trong Đảng và trong nhân dân kiên trì mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở quán triệt năm nguyên tắc và những chính sách đổi mới của Đảng”. Quan điểm này cho thấy sự kiên định của Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin trong một giai đoạn rất khó khăn và cam go.

Đặc biệt, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Đại hội VII năm 1991) khẳng định Việt Nam vẫn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Toàn bộ mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng hướng vào làm sáng tỏ và sâu sắc hơn bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định tính tất yếu của con đường xã hội chủ nghĩa; đồng thời kiên quyết đấu tranh chống những luận điệu sai trái, thù địch.

Từ sau Cương lĩnh, căn cứ vào tình hình cụ thể ở mỗi giai đoạn, Đảng ta tiếp tục đưa ra những chỉ đạo cụ thể về việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch như Nghị quyết số 01-NQ/TW “Về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay” (tháng 3/1992); Nghị quyết số 09-NQ/TW “Về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay” (tháng 02/1995); đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI (năm 2012) và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII (năm 2016) về xây dựng Đảng. Trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Đảng ta đã thẳng thắn vạch rõ những âm mưu thâm độc của các lực lượng thù địch khi thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam… Trong chiến lược này, hoạt động văn hóa - tư tưởng được coi là “mũi đột phá”, là “cây cầu dẫn vào trận địa”, là lĩnh vực hàng đầu làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra khoảng trống để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản vào, rồi cuối cùng xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa”.

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Đảng ta còn chỉ rõ đã có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên “nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước” khiến cho các thế lực thù địch có cơ hội chống phá, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Tinh thần và bản lĩnh của Đảng trong việc lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng được thể hiện đậm nét nhất trong Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22/10/2018.

2. Nhận diện kẻ thủ trong cuộc chiến không giới tuyến

Để giành được chiến thắng trong cuộc chiến không giới tuyến đầy cam go phức tạp hiện nay, chúng ta cần nhận biết rõ “kẻ thù trên không gian mạng” hiện nay như thế nào, bởi vì có “biết địch, biết ta” thì mới “trăm trận trăm thắng”.

“Kẻ thù trên không gian mạng” có thể là những kẻ đối lập với chúng ta về hệ tư tưởng. Khi mà chúng ta đang theo hệ tư tưởng vô sản thì “kẻ thù trên không gian mạng” lại theo hệ tư tưởng tư sản, thậm chí là tàn dư phong kiến cũng lên mạng xã hội quyết liệt chống lại chúng ta. “Kẻ thù trên không gian mạng” có thể là những kẻ bất mãn trong nước hay tha phương cầu thực luôn chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta, luôn hướng tới mục đích làm con đường phát triển đất nước của Đảng ta chệch hướng, luôn muốn thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam.

Không còn ngây thơ như thời kỳ đầu, “kẻ thù trên không gian mạng” hiện nay đều là những kẻ được học cao, hiểu biết rộng. “Kẻ thù trên không gian mạng” có thể là một nhà báo nhưng lại chuyên viết bài bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể là một giáo sư của một trường đại học ở Mỹ, hay con cháu của một nhà thơ có tiếng mà ai cũng biết; cũng có thể chỉ là một kẻ vô danh, háo danh, hám lợi tự lập ra các trang mạng xã hội, lập các nhóm kín rồi thường xuyên viết, đăng tải, chia sẻ trên đó những bài viết, hình ảnh, video có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, xúc phạm Đảng, Nhà nước; cán bộ lãnh đạo; vu cáo, xuyên tạc tình hình đất nước, đường lối lãnh đạo của Đảng, chia sẻ trên những tài khoản facebook và tài khoản mạng xã hội khác nhằm truyền bá tư tưởng phản động, phao tin bịa đặt, gieo rắc sự nghi ngờ trong nhân dân.

“Kẻ thù trên không gian mạng” biết lập hàng nghìn trang web, blog, hàng trăm loại báo chí, nhà xuất bản và các Đài phát thanh - truyền hình có chương trình tiếng Việt, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm làm việc trực tiếp với các tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước… để xuyên tạc nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng. Bằng mọi âm mưu thủ đoạn, “Kẻ thù trên không gian mạng” tích cực xuất bản, tán phát các loại ấn phẩm, tài liệu như: Các báo cáo, nghị quyết, dự luật của nghị viện, quốc hội một số nước phương Tây; các văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ như: Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW)…; các ấn phẩm xuất bản, như: sách báo, tạp chí, tập san, tờ rơi… của các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong, số đối tượng cơ hội chính trị trong và ngoài nước; các trang web, các chương trình phát thanh, phát hình bằng tiếng Việt nhằm gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

“Kẻ thù trên không gian mạng” còn có thể là những người vốn là đảng viên cộng sản, đã từng đứng trong hàng ngũ của chúng ta nhưng không chịu rèn luyện, tu dưỡng, học tập, nâng cao tư tưởng, đạo đức cách mạng dẫn tới tha hóa về tư tưởng chính trị, xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thậm chí là phai nhạt lý tưởng, “tự chuyển hóa, tự diễn biến” trong nội bộ của chúng ta. Những “đối tượng” này có cả những người từng giữ chức vụ cao trong hệ thống chính trị, suy thoái về tư tưởng chính trị, không còn giữ được phẩm chất của một người cán bộ, đảng viên. Những phẩn tử này không khó để nhận ra, nhưng lại rất khó đấu tranh bởi họ đã phản bội lại lý tưởng cộng sản và nguyên nhân của sự phản bội đó đôi khi lại bắt nguồn từ sự bất mãn, không đồng ý một số vấn đề cụ thể trong chính sách, ứng xử của những cơ quan, đơn vị nơi họ từng công tác.

3. Phương thức, thủ đoạn của “kẻ thù” trong cuộc chiến không giới tuyến hiện nay

Phương thức, thủ đoạn của “kẻ thù trên không gian mạng” đó là sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng, đĩa hình chuyển về trong nước; tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chuyên chống phá Việt Nam… Chúng sử dụng internet và truyền thông xã hội để chống phá; lợi dụng những hạn chế trong quản lý nhà nước để kích động biểu tình trái phép và xuyên tạc đường lối; tổ chức các hội thảo đòi xem xét lại các vấn đề liên quan đến lịch sử… Cách làm của chúng âm thầm và lâu dài nhưng tác hại thực sự rất khó lường.

Ví như câu chuyện sửa đổi Luật đất đai gần đây, Đảng, Nhà nước ta chủ trương kiên định quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai do nhà nước đại diện quản lý. Thế nhưng, một số xấu lập tức lên mạng xã hội mà lu loa lên rằng: Thời bao cấp, mỗi thôn, xóm, khu tập thể thường có một sân bóng, một cái chợ trên đất công nên ai cũng có quyền đến đó chơi, kinh doanh buôn bán; còn hiện nay sân chơi ấy, cái chợ ấy được giao cho một tổ chức hoặc cá nhân thuê, ai có tiền mới được vào chơi, kinh doanh buôn bán. Bất công từ đó mà nảy sinh, người có tiền sẽ được hưởng lợi, người không có tiền, không có điều kiện sẽ không được hưởng những giá trị mà mảnh đất ấy mang lại. Hay như câu chuyện vừa rồi Quc hội bầu Chủ tịch Nước trong số đại biểu Quốc hội; một số kẻ tiếp tục lợi dụng mạng xã hội mà rêu rao rằng, “Đảng đã làm thay Nhà nước, làm thay Quốc hội”. Chúng đòi “phải để người dân trực tiếp bầu Chủ tịch nước”. Thậm chí bài phát biểu rất ấn tượng của đồng chí Chủ tịch nước trước Quốc hội đã được báo chí đăng tải công khai cũng bị kẻ thù “mổ xẻ” và xuyên tạc về thân thế, sự nghiệp, đời tư của đồng chí Võ Văn Thưởng. Chúng tung lên không gian mng nhiu sn phm dưới các hình thc như bài viết, video, phng vn trc tuyến, ta đàm... vi các ni dung xuyên tc, cho rng: Môi trường chính tr Vit Nam đang có biến động ln bi sđộc tài”, “độc đoán” ca chế độĐảng tr”… Ngang ngược hơn, chúng đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013; đòi đa đảng; phá bỏ nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ; vu cáo Đảng chiếm quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, “độc đoán, đảng trị”; đối lập Đảng với Nhà nước và đối lập Đảng, Nhà nước với nhân dân...

Lĩnh vực mà “kẻ thù trên không gian mạng” thường tập trung chống, phá nhiều nhất đó là những vấn đề về dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam; những sai phạm của một bộ phận cán bộ, đảng viên của Việt Nam.

Ví dụ như vấn đề dân chủ, nhân quyền, “kẻ thù trên không gian mạng” luôn cho rằng: “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “quyền lực nhà nước ở một quốc gia không được đàn áp nhân quyền”, chúng lập luận rằng vấn đề quyền con người không thuộc công việc nội bộ của một nước, thậm chí chúng còn quy chụp rằng “việc Việt Nam nhấn mạnh chủ quyền quốc gia cao hơn tất cả, trên thực tế là lấy danh nghĩa duy trì chủ quyền quốc gia để duy trì quyền lực thống trị của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Chúng đâu biết rằng, nước Mỹ, một đất nước cho mình cái quyền đánh giá, chỉ trích mức độ bảo đảm quyền con người của các nước khác, song chính nội bộ nước Mỹ lại tồn tại những vấn đề nghiêm trọng về quyền con người. Đơn cử như, năm 2021, ở Mỹ đã xảy ra 693 vụ xả súng (tăng 10,1% so với năm 2020), khiến hơn 44.000 người thiệt mạng. Cũng trong năm 2021, 9 tiểu bang của Mỹ đã đề xuất hơn 420 dự luật nhằm hạn chế việc bỏ phiếu của cử tri; chỉ 7% thanh niên Mỹ tin rằng hệ thống dân chủ Mỹ vẫn “lành mạnh”. Tại biên giới phía Nam, Mỹ đã giam giữ hơn 1,7 triệu người nhập cư, trong đó có 45.000 trẻ em. Một mặt, Mỹ nhấn mạnh tính phổ biến của quyền con người; nhưng mặt khác, Mỹ lại từ chối ký kết và tham gia nhiều điều ước quốc tế về quyền con người, như Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật.

Hay như vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. “Kẻ thù trên không gian mạng” xuyên tạc rằng: cả Hiến pháp và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đều có những quy định nhằm hạn chế quyền tự do tôn giáo; bắt các tôn giáo phải đăng ký, bao gồm: các điều khoản mơ hồ cho phép tự do tôn giáo vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội; đặt ra gánh nặng và yêu cầu phức tạp đối với các nhóm tôn giáo để đăng ký với chính phủ; có những quy định sự kiểm soát đáng kể của chính phủ đối với các hoạt động tôn giáo bằng những điều khoản hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, như duy trì một quy trình đăng ký và công nhận nhiều giai đoạn cho các nhóm tôn giáo. Sự thật là: Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 khẳng định: 1- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; 2- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo; 3- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo; người chưa thành niên... phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý; 4- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được mở rộng cho cả những “người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc”, và “người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam” (Điều 8). Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định, được pháp luật thừa nhận và thực thi trong thực tế, mà còn có sự tương thích, phù hợp với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo luật pháp và thông lệ quốc tế. Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (Việt Nam tham gia năm 1982)

4. Chúng ta sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến không giới tuyến

Hiện nay, nhà nước ta vẫn khuyến khích người dân sử dụng các ứng dụng của mạng xã hội bởi những ưu điểm không thể phủ nhận mà nó mang lại. Ví dụ như mạng xã hội đã góp phần củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và điều hành của Chính phủ; xóa bỏ dần tình trạng quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, hách dịch tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương. Ngay từ năm 2015, Chính phủ đã lập 02 tài khoản Facebook là “Thông tin Chính phủ” và “Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia” với kỳ vọng giúp người dân tiếp cận kịp thời các văn bản, quy phạm pháp luật mới ban hành, thông tin thời sự chính trị, kinh tế- xã hội, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, khuyến khích người dân đồng hành cùng chính phủ, góp phần thiết thực định hướng dư luận trên mạng xã hội. Một thực tế không thể phủ nhận là từ khi xuất hiện mạng xã hội, sự kết nối của nhân dân với Đảng, Nhà nước trở nên thuận tiện hơn, việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thể hiện ngày càng sinh động hơn.

Trong cuộc chiến không giới tuyến chúng ta sẽ giành được chiến thắng, nhất định chiến thắng bởi chúng ta có đầy đủ nguồn lực, vũ khí, trang bị cùng với tinh thần, trí tuệ của con người Việt Nam. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi mà: toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội; xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chúng ta sẽ tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong tình hình mới. Hệ thống hóa, phổ biến những thành tựu lý luận mà Đảng ta đã đạt được trên cơ sở vận dụng đúng đắn, sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới. Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013. Thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo hướng chủ động, có tính thuyết phục cao, hấp dẫn./.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2015.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2016.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021.

5. Nguyễn Phú Lợi: Sự chuyển biến của tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2022.

6. Quốc hội: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014

7. Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2022.

8. Phát biểu kết luận của Tổng Bí thư tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, https://baochinhphu.vn/phat-bieu-ket-luan-cua-tong-bi-thu-tai-cuoc-hop-huong-truc-ban-chi-dao-trung-uong-ve-phong-chong-tham-nhung-tieu-02221118185641235.htm.

1 nhận xét:

  1. Mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng

    Trả lờiXóa