1. Về
người đứng đầu: Luôn tự đề cao, đánh bóng… bản thân mình (“Phật”, “Thánh”,
“Thần”…), nhiều người trước khi tạo dựng “tà đạo” còn mắc bệnh tâm thần hoặc từ
nước ngoài tuyên truyền phát triển vào trong nước.
2. Về
lý thuyết, “giáo lý”, “giáo luật”: Được chắp vá, pha tạp, cải biên từ lý
thuyết, giáo lý, giáo luật của các tôn giáo truyền thống, nên đã có những điều
răn hướng thiện, an ủi người dân về mặt tinh thần trước những bất hạnh, khó
khăn trong cuộc sống (đây là điểm làm cho các “tà đạo” có thể tồn tại). Tuy
nhiên, có “tà đạo” nội dung giáo lý trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, phản
văn hóa, phản khoa học (khuyên người ốm không dùng thuốc, chỉ cần cúng, dâng
hoa, cầu nguyện, dùng “nước thánh”, “thuốc Phật”…), trái với quy luật tự nhiên,
lợi dụng các tà thuyết về “ngày tận thế” hoặc gắn với các nhu cầu về sức khỏe
để lôi kéo, mê hoặc, khống chế người dân.