Social Icons

Pages

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CAO CẢ TRONG DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, kể từ khi tìm được con đường cứu dân, cứu nước cho đến lúc vĩnh biệt chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng chăm lo, săn sóc đến sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ, luôn dành cho họ “muôn vàn tình thương yêu” và một niềm tin vững chắc vào khả năng to lớn của tuổi trẻ Việt Nam. Trước lúc đi xa, Người còn căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Những quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên là một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ nước ta.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

TƯ DUY TRẺ CON CỦA CỦA NGUYỄN NGỌC GIÀ


Ngày 15/4/2019, trên trang mạng xã hội (Danlambao) có “giật tít”: Vài điều quái & bài báo lạ qua “vụ” ông Nguyễn Phú Trọng của Nguyễn Ngọc Già. Đây là bài viết của một kẻ “ngồi đáy giếng” để phán xét, kiến nghị… thủ đoạn khai thác thông tin một chiều để “giật tít” câu like kiểu này tuy không có gì mới, nhưng thông tin mà Nguyễn Ngọc Già đưa ra lại thêu dệt, cắt xén, thiếu khách quan, vì vậy, luận điệu bài viết của Y mang đầy tính hằn học và quy chụp.

Tác hại của nhóm lợi ích


Nhóm lợi ích có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gây tác hại cả về vật chất, tài chính, tư tưởng, đạo đức.
          Nhóm lợi ích bòn rút ngân sách, tài nguyên, tài sản nhà nước, làm nghèo đất nước. Theo dõi các vụ đại án về làm trái, không chấp hành pháp luật, tham nhũng như các vụ án Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng ở Tập đoàn Dầu khí; lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như, Hà Văn Thắm ở OceanBank; tham ô, rửa tiền ở Vinashin; Dương Chí Dũng ở Vinaline; Lê Nam Trà ở Mobifone và hàng loạt vụ đại án trong lĩnh vực bất động sản như định giá đất công, định giá nhà công làm thất thoát ngân sách nhà nước như vụ Vũ "nhôm" ở Đà Nẵng, vụ công ty đầu tư và xây dựng Tân Thuận ở thành phố Hồ Chí Minh và những liên kết định giá thu hồi đất ở Thủ Thiêm...         

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

Việt Nam luôn tôn trọng, đảm bảo tự do tôn giáo, tín ngưỡng


Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo và các loại hình tín ngưỡng. Đảng, Nhà nước ta ngay từ khi thành lập đã hiểu rõ nhu cầu tâm linh của người dân và coi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của người dân. Xuyên suốt quá trình lịch sử của đất nước, quan điểm, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng đã được Nhà nước cụ thể hóa trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật.

Phát hiện, đập tan các âm mưu, hoạt động phản động

Các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch vào dịp kỷ niệm 30-4 thường tập trung vào hai vấn đề.
Thứ nhất, là tuyên truyền, xuyên tạc ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước; ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa, phủ nhận những thành quả của cách mạng Việt Nam; xuyên tạc, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ.
Thứ hai, kích động, lôi kéo, xúi giục người dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động tụ tập, biểu tình, gây rối an ninh trật tự; kết hợp với việc rải truyền đơn, khẩu hiệu phản động. Thậm chí, các đối tượng ở bên ngoài còn tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong nước chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, bom xăng..., để tấn công các cơ quan công quyền, gây cháy nổ tại các địa điểm công cộng để gây mất an ninh trật tự.

NHẬN DIỆN BỆNH THÀNH TÍCH TRONG THI ĐUA

Phong trào thi đua trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, tạo động lực to lớn thúc đẩy toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, một điều đáng tiếc rằng, hiện nay ở nước ta, căn “bệnh thành tích” trong thi đua đã khá trầm trọng, gây tác hại nhiều mặt và ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào thi đua yêu nước. “Bệnh thành tích” không chỉ biểu hiện ở việc làm không tốt nhưng báo cáo hay, thành tích ít báo cáo nhiều mà còn biểu hiện ra muôn hình vạn trạng, có biểu hiện tinh vi khó lường. Không chỉ có tập thể, cán bộ, công chức nhà nước mà cả người dân bình thường cũng có thể mắc bệnh. “Bệnh thành tích” đã xâm nhập vào các gia đình và trẻ em. Không ít học sinh gian lận, quay cóp trong học tập, thi cử để có thành tích học tập cao. Và, không chỉ các em học sinh ham muốn thành tích mà cả phụ huynh và người dạy cũng là đồng tác giả của “bệnh thành tích”.