Giáo
dục pháp luật cho học sinh, sinh viên thời gian qua đã được các nhà trường coi
trọng việc tuyên truyền, phổ biến được đặc biệt quan tâm và tuyên truyền thông
qua nhiều hình thức đa dạng như: thông qua hội thi tìm hiểu pháp luật, qua môn
học, qua tuyên truyền miệng… để giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ
luật học tập, rèn luyện thực hiện tốt nhiệm vụ.
Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019
DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Lý luận và thực tiễn đã khẳng định, chế độ dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở nước ta chỉ có thể được xây dựng, thực hiện một cách đầy đủ, toàn
diện, triệt để dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của một chính đảng duy
nhất-Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng mác-xit lê-nin-nít chân chính.
Nói đến dân chủ là nói đến quyền làm chủ xã hội thuộc về ai.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ”(1); “Nước ta là
nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ
người quét nhà, nấu ăn, cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ
của dân”(2). Như vậy, theo Hồ Chí Minh, chế độ dân chủ thực chất là chế độ ủy
quyền của nhân dân vào Nhà nước và Nhà nước là cơ quan quyền lực của dân, thực
thi sự ủy quyền của dân.
CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI TRÊN LĨNH VỰC “DÂN CHỦ”
Trong thời gian qua, nhất là khi các
nước Đông Âu, Liên Xô, các thế lực thù địch ngày càng đẩy mạnh chiến lược “diễn
biến hòa bình” để chống phá cách mạng nước ta.
Trong
đó, lĩnh vực “dân chủ” là một trọng điểm chống phá. Xét về thực chất, sự chống
phá trên lĩnh vực “dân chủ” là chống Đảng, chống Nhà nước và chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Chúng tự cho rằng “Việt Nam không có dân chủ”, “Dân chủ ở Việt
Nam chỉ là dân chủ tư sản”, chế độ một đảng lãnh đạo là chế độ đảng trị, không
có tự do dân chủ”, “để có dân chủ, phải thực hiện đa nguyên chính trị”…
CẦN TỈNH TÁO KHI TIẾP XÚC VỚI THÔNG TIN MẠNG
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh” đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan
trọng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy vậy, bên cạnh những
thành tích đạt được, công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại, trong đó có nguyên nhân từ việc
tăng cường các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên nhiều phương
diện. Đặc biệt, những năm gần đây, tận dụng tối đa những chức năng và lợi thế từ
mạng xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã quyết liệt chống phá
Đảng và Nhà nước ta với nhiều hình thức, mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp
hơn.
Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc
Báo
chí Cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính
trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân dân, đồng thời cũng là
vũ khí sắc bén chống lại các thế lực thù địch của cách mạng, đấu tranh chống
tiêu cực bảo vệ lợi ích của nhân dân. 94 năm qua, kể từ số báo Thanh niên đầu
tiên (21/6/1925), báo chí Việt Nam không ngừng phát triển phong phú và đa dạng.
Báo chí quân đội với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Báo chí quân đội là một trong những lực lượng nòng cốt của báo chí
cách mạng Việt Nam. Trong kháng chiến, báo chí quân đội đã làm tròn sứ mệnh
tuyên truyền, cổ vũ, động viên quân dân ta đoàn kết chiến đấu và chiến đấu
thắng lợi, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Lịch sử báo chí cách mạng
Việt Nam đã ghi nhận có 51 nhà báo, nhà thơ, nhà văn công tác trong quân đội là
liệt sĩ, trong đó tiêu biểu có nhà báo, liệt sĩ Lê Đình Dư, nguyên phóng viên
chiến trường Báo Quân đội nhân dân được truy tặng danh hiệu Anh hùng
LLVT nhân dân; nhà báo, liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng có mặt ở những nơi khó khăn,
ác liệt nhất để chụp những bức ảnh có giá trị tuyên truyền, giáo dục cao. Đó là
những tấm gương cao đẹp về tinh thần dâng hiến, sự hy sinh cao cả của những nhà
báo chiến sĩ, góp phần làm rạng rỡ truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng
Việt Nam và báo chí quân đội.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)