Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

NHỮNG GIÂY PHÚT CUỐI ĐỜI CỦA NỮ ANH HÙNG HUYỀN THOẠI VÕ THỊ SÁU


"…Chúng trói chị Sáu vào gốc cây hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Chúng lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt. Chị vẫn tự nhiên, hiên ngang ca hát, mắt sáng rực, nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”… ".
            Tại sự kiện “Những cuốn sách tri ân” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017) diễn ra tại Hà Nội, Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà Xuất bản CAND đã giới thiệu gần 100 cuốn sách về đề tài này.
            Đồng thời, thay mặt Nhà Xuất bản CAND, nhà văn Nguyễn Hồng Thái cung cấp những tư liệu quý đến độc giả và các phóng viên báo chí về nữ anh hùng- liệt sĩ Võ Thị Sáu để xóa tan những dư luận xấu, không đúng sự thật xuất hiện trên mạng xã hội thời gian qua.

BỨC THƯ GỬI HẬU THẾ NĂM 2100 Ở NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH


Tại sân nhà máy truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình chóp cụt, trên đó có tấm biển thép khắc chìm dòng chữ: "Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được mở vào ngày 1-1-2100".
            "Kho lưu trữ" lá thư thực chất chỉ là một khối bê tông hình chóp cụt, 4 mặt bên hình thang, có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét, nặng gần 10 tấn. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười đồng ý, lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam chưa có tục lệ này, cho nên không được "chôn" vào lòng đập mà nên đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo tổng công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

MAI V. PHẠM “MỘT KẺ RẬN CHỦ” MỚI NỔI


Bài viết “Khi nào triệu người Việt sẽ xuống đường ” Trên trang Bauxite Việt Nam ngày 16.6.2019 của Mai V. Phạm đã bộc lộ bản chất phản động, thiếu khách quan, không có cơ sở, cố tình bóp méo sự thật, với mục đích chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước
Mai V. Phạm đã lợi dụng sự mất ổn định chính trị ở Hồng Kông, Venezuala để xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, cố tình hạ thấp, phủ nhận  vai trò lãnh đạo, cầm quyền của ĐCSVN, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kêu gọi biểu tình, bạo loạn, gây mất ổn định chính trị, trật tụ an toàn xã hội, hoang mang dao động trong quần chúng nhân dân. Mai V. Phạm đưa ra nhận định cho rằng ‘Từ năm 1945 cho tới ngày nay; dưới sự cai

“TỰ SOI, TỰ SỬA”- MỘT BIỆN PHÁP CHỐNG SUY THOÁI HIỆN NAY


Hội nghị lần thứ Tư, BCHTW Khoá XII nhận định hậu quả của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay là: làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nếu không bị ngăn chặn, đẩy lùi, thì đây sẽ “là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Điều đó cho thấy phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái trong cán bộ đảng viên hiện nay là hết sức cấp thiết, quan trọng.

NHẬN DIỆN CÁC PHẦN TỬ CƠ HỘI, THOÁI HÓA, BIẾN CHẤT ĐANG THỰC HIỆN TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG NƯỚC TA


Phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất là những người có quan điểm, thái độ chính trị thiếu nhất quán, không kiên định, vững vàng; khi cách mạng phát triển thuận lợi thì tỏ ra tích cực, hăng hái; khi cách mạng gặp khó khăn thì dao động, thoái chí, thỏa hiệp, thậm chí phản bội, đầu hàng, quay lại chống phá cách mạng.
 Những phần tử này thường núp dưới danh nghĩa đổi mới, cải cách, dân chủ, nhân quyền để mưu đồ lợi ích riêng, chống phá cách mạng. Đáng chú ý, trong nhóm này có một bộ phận cán bộ, đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” dao động về tư tưởng, xa rời lập trường giai cấp. Nhóm người này tuy không có tư tưởng thù địch như các đối tượng phản động bên ngoài, nhưng là người của Đảng, những quan điểm lệch lạc, sai lầm của họ có tầm ảnh hưởng rất nguy hại tới quần chúng nhân dân. Có thể khái quát các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất thành một số dạng cơ bản:
Một là, những người có lập trường tư tưởng chính trị không vững vàng, dễ dao động, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do bản chất cơ hội, lập trường mơ hồ, thiếu kiên định, cho nên khi cách mạng gặp khó khăn, bất lợi thì hoang mang, thỏa hiệp, phụ họa theo nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái, thù địch, quay lại chống phá cách mạng, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trên lĩnh vực Kinh tế chính trị, những người này tìm cách khuếch đại những hạn chế, yếu kém của khối doanh nghiệp nhà nước, từ đó bác bỏ vai trò chủ đọa của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG, NGĂN CHẶN NGUY CƠ “TỰ DIỄN BIẾN” TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG


Hiện nay, các thế lực thù địch đang điên cuồng chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực và bằng mọi thủ đoạn vô cùng thâm độc, nham hiểm, xảo quyệt và tinh vi xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bóp méo đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; trắng trợn bịa đặt, vu cáo, nói xấu Đảng, chế độ và tăng cường phát tán băng, đĩa các bộ phim có nội dung bạo lực, đồi trụy, triệt để tận dụng mọi điều kiện, đặc biệt là thông qua các phương tiện thông tin, tuyên truyền kích động lối sống thực dụng xa rời bản sắc dân tộc, tha hoá thế hệ trẻ; khoét sâu những tiêu cực về đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, lợi dụng một số yếu kém trong quản lý của chúng ta gần đây để quy chụp, xuyên tạc, kích động, chia rẽ... Thâm độc hơn nữa là chúng đứng ra tổ chức, xúi dục, kích động, cổ vũ các hoạt động xung đột sắc tộc, tôn giáo sau đó lại lu loa vu khống Đảng, Nhà nước ta vi phạm nhân quyền, dân chủ để ráo riết thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” hòng gây hỗn loạn về lý luận – tư tưởng, xói mòn niềm tin, tiến tới xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.