Phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất là những người có quan
điểm, thái độ chính trị thiếu nhất quán, không kiên định, vững vàng; khi cách
mạng phát triển thuận lợi thì tỏ ra tích cực, hăng hái; khi cách mạng gặp khó
khăn thì dao động, thoái chí, thỏa hiệp, thậm chí phản bội, đầu hàng, quay lại
chống phá cách mạng.
Những phần tử này
thường núp dưới danh nghĩa đổi mới, cải cách, dân chủ, nhân quyền để mưu đồ lợi
ích riêng, chống phá cách mạng. Đáng chú ý, trong nhóm này có một bộ phận cán
bộ, đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” dao động về tư tưởng, xa rời lập
trường giai cấp. Nhóm người này tuy không có tư tưởng thù địch như các đối
tượng phản động bên ngoài, nhưng là người của Đảng, những quan điểm lệch lạc,
sai lầm của họ có tầm ảnh hưởng rất nguy hại tới quần chúng nhân dân. Có thể
khái quát các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất thành một số dạng cơ bản:
Một là, những người có lập trường tư tưởng chính trị không vững
vàng, dễ dao động, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do bản chất cơ hội, lập trường mơ hồ, thiếu kiên định, cho nên khi cách mạng gặp khó
khăn, bất lợi thì hoang mang, thỏa hiệp, phụ họa theo nhận thức lệch lạc, quan
điểm sai trái, thù địch, quay lại chống phá cách mạng, phủ nhận chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá Đảng và khối đại đoàn kết toàn
dân tộc. Trên lĩnh vực Kinh tế chính trị, những người này tìm cách khuếch đại
những hạn chế, yếu kém của khối doanh nghiệp nhà nước, từ đó bác bỏ vai trò chủ
đọa của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.