Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

SỨC MẠNH CỦA Ý ĐẢNG - LÒNG DÂN


Mỗi người dân Việt Nam dù sinh sống ở trong nước hay ngoài nước đều cảm nhận được sự đổi thay hàng ngày, hàng giờ của quê hương đất nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tiễn đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận, đổi trắng thay đen; tuy nhiên các thế lực chống đối cách mạng Việt Nam đã không công nhận điều đó, tỏ thái độ hằn học, khó chịu, tìm mọi cách để phủ nhận, xuyên tạc sự thật của đất nước, mà thực chất là nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với cách mạng Việt Nam. Điển hình trong số đó là Quỳnh Hương với bài viết “Đảng Cộng sản Việt Nam có phải là vì dân”. Với ý đồ “muốn Đảng Cộng sản Việt Nam thôi giữ vai trò lãnh đạo xã hội, thay đổi thể chế chính trị, nhường quyền lãnh đạo dân tộc cho lực lượng chính trị khác”. Phải chăng, Đảng Cộng Sản Việt Nam hết vai trò lịch sử, không còn đủ năng lực đất nước. Câu trả lời sẽ được cắt nghĩa ở những khía cạnh chủ yếu sau.
Luận điệu của Quỳnh Hương cho rằng: Ngày nào nước Việt Nam chưa thay đổi từ thể chế chính trị độc tài sang thể chế chính trị dân chủ, ngày đó nước Việt Nam còn thua những nước chung quanh. Đây là quan điểm hoàn toàn sai trái, phản động của Quỳnh Hương. Bởi thực tiễn lịch sử đã chỉ ra rằng, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các phong trào yêu nước đã phát triển rất mạnh mẽ, sôi nổi nhưng đều thất bại, nhiều người muốn tìm đường cứu nước, cứu dân tộc với những cách thức khác nhau nhưng đều không thành. Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đứng ra đảm nhận trọng trách lãnh đạo dân tộc đứng lên đấu tranh chống áp bức, bóc lột, và xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, đem lại quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc cho quảng đại quần chúng nhân dân lao động.
Với “thanh bảo kiếm” trong tay là chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân và phát huy sức mạnh dời non lấp bể của họ, lập nên những kỳ tích chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Trong các chiến công hiển hách thời hiện đại ấy, phải kể đến thành công của Cách mạng tháng Tám 1945, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, Đại thắng Mùa Xuân 1975. Những mốc son lịch sử đó đã cho thấy rõ tư tưởng của Đảng đã thực sự hòa quyện với lòng dân, với tinh thần, nguyện vọng và ý chí quyết tâm của toàn thể dân tộc.
Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đối với đất nước không những không giảm đi mà ngày càng tăng lên. Sau hơn 30 năm Đảng lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Kinh tế tăng trưởng khá; chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Sự kiện Việt Nam được bầu là thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 với số phiếu kỷ lục 192/193 đã minh chứng rõ điều đó.
Những thành tựu trên đây đã khẳng định đường lối lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam là đúng đắn, phù hợp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Ý Đảng cũng là ý Dân, hoà làm một; lòng Dân với ý Đảng đã giao hoà, mang lại niềm tin mới, là cơ sở để củng cố niềm tin vững chắc vào sự nghiệp dựng xây dựng, kiến thiết đất nước, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở Việt Nam trong thời kỳ mới.

VỊ THẾ ĐẤT NƯỚC Ở G20, BÁC BỎ SỰ XUYÊN TẠC


Các thế lực thâm thù với nước ta luôn tìm cách xuyên tạc, tỏ thái độ dè bửu, chê bai hòng hạ thấp uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thế nhưng, ngày 27-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G 20) theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản đã bác bỏ thuyết phục sự xuyên tạc của họ.

SOI RỌI TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC” VÀO VẤN ĐỀ RÈN LUYỆN TƯ CÁCH VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY


Trong cuộc đời gắn bó với sự nghiệp giải phóng dân tộc, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, Người đã để lại một di sản đồ sộ. Kho tàng di sản mà Người để lại phải kể đến những bài viết, bài nói trong quá trình hoạt động thực tiễn rất phong phú của Người. Một trong các tác phẩm đó là “Sửa đổi lối làm việc”. Có thể nói, đây là cuốn sách gối đầu giường của những người cộng sản. Kể từ khi tác phẩm ra đời, tuy lịch sử đã và sẽ có nhiều thay đổi mà ngay trong nhận thức của mỗi chúng ta cũng khó hình dung được, nhưng một điều chắc chắn được khẳng định là “Sửa đổi lối làm việc” ngày càng thể hiện giá trị lý luận và thực tiễn, càng khẳng định sự tồn tại của nó song hành cùng với sự trưởng thành của cách mạng và sự trưởng thành của mỗi người cán bộ, đảng viên nói riêng.
Sự quan tâm thường xuyên đến vấn đề đạo đức là nét nổi bật trong nhân cách của Hồ Chí Minh – là đặc trưng của Người. Đạo đức, tư cách đã ngấm sâu trong máu thịt của Người, vì thế, không phải ngẫu nhiên khi huấn luyện lớp cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam vào những năm 1925, 1926, 1927 Người đã đặt 23 điều tư cách người cách mạng lên trang đầu cuốn sách “Đường cách mệnh”. Những điều tư cách đó đến nay vẫn là những chuẩn mực về đạo đức, tư cách của người cách mạng. Cũng phải thấy rằng, thế giới biết đến Hồ Chí Minh không chỉ vì Hồ Chí Minh là lãnh đạo kiệt xuất, không chỉ vì Người là tiêu biểu cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế  mà còn vì Người là hiện thân của những đức tính tốt đẹp nhất của dân tộc Việt  Nam, đó là lòng yêu nước, yêu quê hương, thương yêu người lao động.
Nói đến đạo đức Hồ Chí Minh, theo chúng tôi nên trở lại đôi nét cội nguồn của vấn đề này. Cho đến nay, có rất nhiều ý kiến bàn thảo trong các hội nghị, hội thảo và vẫn chưa có giấy, sách nào ghi hết những nội dung xung quanh vấn đề này. Song, chung quy lại có thể thấy đây là phẩm chất chẳng phải ngẫu nhiều có được mà nó được bắt nguồn từ truyền thống quê hương, gia đình. Chính thân phụ, thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy cho Người những bài học đạo đức, nhân cách đầu tiên. Đạo lý làm người đã sớm đi sâu vào tâm hồn cậu bé Nguyễn Sinh Cung- người thanh niên Nguyễn Tất Thành và theo Người đến trọn đời. Thậm chí trước khi nhắm mắt về cõi vĩnh hằng Người còn dặn dò: “Tôi để lại muôn vàn tình thương cho các cháu thanh niên, các cháu thiếu niên nhi đồng...”. Như vậy, có thể nói không phải điều gì xa lạ mà chính là quê hương, gia đình đã có ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, tư cách của Người.
Cội nguồn đạo đức, tư cách Hồ Chí Minh còn bắt nguồn từ sự kết hợp tinh hoa những giá trị đạo đức của nhân loại. Hồ Chí Minh đến với Lê nin, lúc đầu chưa phải sự cảm nhận của Người về Lênin là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga, là Người kế tục sự nghiệp của Các Mác, mà cảm nhận đầu tiên, sự hấp dẫn đầu tiên có lẽ vì thấy ở Lênin một đạo đức cao cả: coi thường xa hoa, khinh ghét cường quyền, có nếp sống giản dị, trong sáng, yêu lao động, yêu thương người nghèo khổ...
Vốn xuất thân từ một gia đình nho học và bản thân Người lúc nhỏ cũng được theo học nho học nên những triết lý chủ yếu thuộc lĩnh vực đạo đức của Khổng giáo đã có ảnh hưởng sâu đậm đến Người và trong suốt cuộc đời, Người nhiều lần nhắc đến vấn đề đó. Người tìm thấy ở Khổng giáo sự hấp dẫn là đề cao sự  tu dưỡng bản thân. Người tìm thấy ở Phật giáo sự cuốn hút đó là việc nhắc nhở con người luôn làm điều thiện. Là người đã từng đi khắp bốn phương, có trí tuệ xuất chúng, lại ham học hỏi, ham hiểu biết và khám phá để tự tìm cho mình con đường đi riêng, Người cũng tiếp cận nhiều trường phái khác nhau và tìm thấy ở tôn giáo Giê-su sự bác ái cao cả; ở Tôn Dật Tiên sự quan tâm tới những quyền lợi  cơ bản của con người đó là dân sinh, dân trí và dân chủ (Chủ nghĩa Tam dân); Người thấy tất cả các học thuyết đó từ Khổng Tử, Thích Ca, Giê su đến Lê nin đều có chung điểm tương đồng là đạo đức và Hồ Chí Minh chính là sự hoà đồng tiếp sau của những giá trị đạo đức đó.
Vấn đề rèn luyện tư cách và đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong “Sửa đổi lối làm việc”.
Nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, nhân dân ta trên 90% là nông dân lại trải qua giai đoạn dài lâu dưới chế độ phong kiến, rồi thuộc địa nửa phong kiến. Trong bối cảnh Cách mạng Tháng Tám mới thành công, nhân dân ta vừa thoát khỏi xiềng xích nô lệ, Đảng ta, nhân dân ta bắt tay vào xây dựng chế độ mới từ hai bàn tay trắng trong khi ảnh hưởng của những tập tục lạc hậu, tàn dư của chế độ cũ vẫn hằn sâu trong nếp sống, nếp nghĩ và tư duy của mỗi thành viên, cho dù thành viên đó là cán bộ, đảng viên. Những ảnh hưởng đó mà chủ yếu là ảnh hưởng tiêu cực đã có từ lâu, nhất là trong 80 năm nô lệ có thể được khái quát như sau:
Một là, lề thói của người sản xuất nhỏ, với nếp nghĩ, tầm nhìn và việc làm manh mún, thiển cận, rời rạc theo cảm tính.
Hai là, đầu óc nặng về địa phương chủ nghĩa, cục bộ, bản vị, bè cánh và tôn sùng chủ nghĩa cá nhân.
Ba là, sự trì trệ, bảo thủ, chậm tiếp thu...
Phải nói rằng Hồ Chí Minh luôn thấu hiểu những điều đó và xem đây là những khuyết điểm khó tránh khỏi. Người cho đó là những nguyên nhân của hàng loạt các bệnh phổ biến thường gặp trong thực tiễn, Người đã thẳng thắng chỉ ra và gọi đó là: bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, bệnh kéo bè kéo cánh, bệnh thiếu kỷ luật, bệnh tỵ nạnh... Người cho rằng: trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyểt điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, nó ngấm vào trong đoàn thể. Vậy người cán bộ, đảng viên do không phải từ trên trời sa xuống mà ở trong quần chúng mà ra nên trong quá trình thực hiện phận sự có khuyết điểm là điều dễ hiểu. Vấn đề cơ bản theo Người là dám nhận khuyết điểm, không vì thế mà kinh sợ miễn là ta thấy rõ những bệnh ấy thì ta tìm cách chữa.
Như vậy, tuy là lãnh tụ, là người đứng đầu Đảng và Nhà nước nhưng chỉ trên cơ sở thật am hiểu tình hình, sâu sát thực tế, gần gũi với cấp dưới, có lòng bao dung, nhân từ như người cha, người ông mới có thể thấy và nói được điều này. Giá trị thực tiễn và tính nhân văn của vấn đề rèn luyện tư cách, đạo đức cách mạng trong “Sửa đổi lối làm việc” là ở chỗ đó.
Trong xã hội thực dân, phong kiến, không ít quan điểm đề cao tài mà xem nhẹ đức, thậm chí không cần đức. Với Hồ Chí Minh, đức, tài phải là 2 tiêu chuẩn không thể thiếu. Người thường vận dụng câu nói của Khổng Tử “đức giả bản giả”, “tài giả mạt giả” có nghĩa đức là cội nguồn, tài là ngọn cành. Người làm cách mạng có đức mà không có tài không làm được điều gì, như ông bụt ngồi trên chùa không giúp gì được cho dân, cho nước. Ngược lại, có tài mà không có đức, vô dụng lại có hại. Giữa tài và đức thì đức phải là gốc rễ. Người cán bộ, đảng viên ví như cây, cây không có gốc, rễ sẽ không có căn bản, cũng như sông, có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản... thì còn làm nổi việc gì?
Vậy đạo đức, tư cách người cách mạng là gì? Như trên đã nói, là người quan tâm thường xuyên đến vấn đề đạo đức, nên đạo đức luôn được Người nhắc tới. Trong “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đã khái quát một cách đầy đủ nhất quan niệm về đạo đức, tư cách người cán bộ, đảng viên. Đạo đức, tư cách ở đây hoàn toàn không phải là cái gì trừu tượng, chung chung mà ngược lại rất cụ thể, thể hiện một cách nhìn chứa đựng sự khái quát những giá trị tinh hoa về đạo đức của nhân loại, tuy là cao cả song rất đỗi giản đơn mà đã là người trong tổ chức thì ai cũng có thể thực hiện được. Đó là sự tận tuỵ vì lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.
Với đạo đức, tư cách  người cán bộ, đảng viên, ngoài cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ra, lần này trong “Sửa đổi lối làm việc” Hồ Chí Minh lại khái quát những đức tính tốt đẹp của người cán bộ, đảng viên thể hiện ở 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Theo Người thì Nhân là thật thà, thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào, vì thế mà kiên quyết chống lại những gì có hại cho đoàn thể, có hại cho nhân dân; Nghĩa là ngay thẳng, không tư tâm, không làm điều việc bậy, không giấu giếm tổ chức, ngoài lợi ích của tập thể không có lợi ích riêng phải lo toan; Trí là đầu óc trong sạch, sáng suốt, biết xem người, xem việc, biết tìm phương hướng mà đi, mà làm; dũng là dũng cảm, có gan làm, gan chịu, gan sửa chữa, có gan chống lại những vinh hoa phú quý không chính đáng, khi cần có gan hy sinh tính mạng mình cho đoàn thể, cho Tổ quốc, Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình, làm việc gì cũng quang minh chính đại.
Những vấn đề về nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm nêu trên, với Hồ Chí Minh phải chăng là sự vận dụng và phát triển những đức tính cao đẹp như phú quý bất năng dâm, bần tiện bắt năng di, uy vũ bất năng khuất của người quân tử được đề cập  nhiều trong nho giáo trước đây.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, trong thực tiễn không ít cán bộ, đảng viên ta đã tự xa rời mục tiêu lý tưởng, xa rời những chuẩn mực đạo đức, tư cách của người cách mạng. Ngày nay, nền kinh tế đất nước có sự tăng trưởng, xã hội ngày càng phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực, những thành tựu thì những mặt tiêu cực, những mặt trái của nó cũng bộc lộ và tác động sâu sắc đến các mối quan hệ xã hội, đến nhận thức chính trị – tư tưởng trong nhân dân nói chung và trong cán bộ, đảng viên nói riêng. Không ít người chạy theo lối sống thực dụng chủ nghĩa, sùng bái đồng tiền, tôn thờ quyền lực, sa đoạ trong lối sống, tệ tham nhũng đang là nỗi  nhức nhối... Những tiêu cực đó làm phức tạp và khó khăn thêm cho sự quản lý, lãnh đạo, điều hành của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương và nguỵ hại hơn là làm tha hoá đội ngũ cán bộ đảng viên, xói mòn và có thể đi đến mất niềm tin của quần chúng đối với Đảng. Điều này cũng dễ hiểu, bởi như chính Người đã từng nói: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất thiết hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa”.

ĐÀI LOAN, HỒNG KÔNG, VIỆT NAM: VỐN DĨ CHẲNG GIỐNG NHAU!


Những ngày gần đây, vụ việc biểu tình quy mô lớn ở Hồng Kông nhận được sự chú ý của truyền thông toàn thế giới. Ngay tại Việt Nam, dư luận cũng rất quan tâm và thường xuyên bàn luận, trao đổi về những thông tin xung quanh sự kiện này. Trong đó, rất nhiều nguồn thông tin trái chiều đã được đưa ra và có xu hướng “đi lệch chuẩn”…

BÁO SINGAPORE THỪA NHẬN NƯỚC NÀY ĐÃ ỦNG HỘ CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG KHMER ĐỎ



Tờ “The Online Citizen” đăng bài của Bowyer nói rằng Singapore từng đứng cùng phe với chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer Đỏ vì các toan tính chính trị.
Tờ báo điện tử “The Online Citizen” của Singapore đã đăng bài của tác giả Brad Bowyer nêu quan điểm đối với vụ đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu không chuẩn về vấn đề Khmer Đỏ và vai trò của Việt Nam tại Campuchia vào năm 1979 và thập niên 1980.
Trong bài viết bằng tiếng Anh này, tác giả Brad Bowyer đã dẫn lại các phát ngôn của ông Lý ở diễn đàn Shangri-La cũng như trên tài khoản mạng xã hội Facebook của vị lãnh đạo này.
Brad Bowyer cũng phản ánh lại các phản ứng gay gắt từ chính giới và học giả Campuchia trước các phát ngôn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Dưới đây là bản dịch (để trong dấu “<<…>>”) phần tác giả Brad Bowyer thừa nhận sự thiếu nhạy cảm của Thủ tướng Lý Hiển Long và sai lầm của Singapore trong quá khứ (tác giả này viết từ góc độ của một người Singapore):
Cho đến nay, chúng ta chưa nghe thấy phản ứng nào từ Thủ tướng Lý và Bộ Ngoại giao về điều này. Các nhận xét của vị Thủ tướng của chúng ta không chỉ thiếu nhạy cảm và là điều không được mong muốn – chúng còn làm nổi bật điều mà tôi coi là khoảng tối trong lịch sử chúng ta, khi mà chúng ta đứng cùng phe với Pol Pol bất chấp những điều xấu xa mà ông ta đã phạm phải, chỉ vì theo đuổi các mục đích chính trị khu vực của chúng ta. Chúng ta (ý nói Singapore – ND) không chỉ công nhận và ủng hộ chế độ Pol Pot về mặt ngoại giao và bằng các chuyến thăm nhà nước trong thời kỳ ông ta khủng bố; chúng ta còn tài trợ cho họ, ủng hộ họ nhằm chống lại các nỗ lực giải phóng của người dân địa phương và của Việt Nam sau khi ông ta bị lật đổ. Chúng ta đã cố gắng ngăn chặn các trợ giúp nhân đạo và quá trình hợp pháp hóa chính quyền thay thế của ông Heng Samrin. Theo như tôi được biết, chúng ta còn chưa bao giờ tố cáo các tội ác tàn bạo mà người ta đã phạm phải trong thời kỳ đó. Những người khác trên thế giới đã công nhận lỗi lầm của họ khi ủng hộ Pol Pot trong giai đoạn này. Mặc dù vẫn còn một vài tranh cãi hàn lâm về số lượng người bị giết, bây giờ không ai phủ nhận rằng chế độ diệt chủng từng xảy ra ở Campuchia và nhiều người đã hành động để tố cáo công khai chế độ đó bằng hình thức này hay hình thức khác, nhưng chúng ta thì chẳng làm gì cả. Tôi đã tới một trong các bảo tàng về chế độ diệt chủng [ở Campuchia – ND] và đây là một trải nghiệm hãi hùng. Bên cạnh những đống xương cốt người, bạn cũng được chứng kiến tình trạng mà những con người đó bị giam giữ và tra tấn. Có rất nhiều mô tả chi tiết về những gì đã xảy ra. Bạn có thể gặp một trong số ít người sống sót tại nhà tù đó và thật khó để tiếp nhận vào bản thân những trải nghiệm mà họ đã trải qua, khi những người bạn tù kêu gào và chết dần chết mòn, còn mình thì bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành một nạn nhân tiếp theo. Và tại đó bạn cũng sẽ thấy là người Việt Nam được xem như những anh hùng giải phóng đối với nhiều người đã sống qua những thời khắc khủng khiếp đó.
Sau đó, tác giả Brad Bowyer chia sẻ rằng ông hiểu Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và chính phủ ông Lý hiện gặp khó khăn trong việc thừa nhận những việc làm sai trái của thế hệ trước đây của mình nhưng đáng lẽ họ phải có sự nhạy cảm ngoại giao để giữ im lặng về vấn đề này chứ đừng vì bất kỳ lý do gì mà xới xáo lên trang sử buồn đó.
Tác giả cũng bày tỏ hy vọng Singapore sẽ có những bước đi cần thiết để thừa nhận lỗi lầm này, xin lỗi nước láng giềng ASEAN này, và cải chính các tuyên bố đã đăng tải trước đó càng sớm càng tốt.
Brad Bowyer cũng đề xuất trong tương lai hãy “nghĩ 2 lần trước khi phát ngôn về những vấn đề nhạy cảm”.
Bài viết của Brad Bowyer trước đó đã được đăng trên tài khoản Facebook cá nhân của ông vào hôm 4/6/2019.
Đoạn post đó của Brad Bowyer đã nhận được rất nhiều “comment” phản hồi ủng hộ từ những người sử dụng Facebook.
Chẳng hạn, công dân mạng Ed Nolan đã cám ơn Brad Bowyer vì đã soi tỏ vấn đề này. Nolan cho biết, không nhiều người biết rằng chính Việt Nam là người đã cứu Campuchia khỏi bàn tay đao phủ của Pol Pot. Vẫn theo Nolan, thậm chí còn ít người hơn nữa biết rằng nhiều nước như là Mỹ và Trung Quốc đã sát cánh với chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Trong khi đó người dùng facebook Rajesh Ram Singh nhận xét rằng Singapore chỉ là một chấm nhỏ và không nên làm việc “lay thuyền”. Người này cũng đề cập đầy ẩn ý đến các báo cáo dự đoán khả năng kinh tế Việt Nam sẽ vượt kinh tế Singapore.
Facebooker Lauschke Amy thì tin rằng diễn văn của Thủ tướng Lý Hiển Long là do các học giả tại Văn phòng Thủ tướng Singapore viết và ông Lý đã không nghĩ nhiều về các vấn đề này rồi cứ thế phát biểu nguyên xi những gì mà người khác đã viết cho ông.

SAO ĐẤT NƯỚC HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH, PHÁT TRIỂN! CÁC VỊ LẠI BUỒN?


Cùng là người Việt Nam máu đỏ da vàng, lớn lên bởi sự nuôi dưỡng của dân tộc, nhưng không phải ai cũng có tâm thế mong muốn đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh phồn vinh. Trong khi Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực xây dựng đất nước hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thì ở đâu đó vẫn có một số kẻ vì lợi ích cá nhân mà tách biệt với cộng đồng, thậm chí là đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đi ngược lợi ích quốc gia, chỉ mong Việt Nam ngày càng nghèo nàn, lạc hậu...
Bọn chúng là ai?
Chẳng lạ gì khi trên các website VOA, RFA, BBC Tiếng Việt, SBTN, Viễn Đông, các Fanpage Việt Tân, BBC Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt, các trang Facebook cá nhân như Nguyễn Văn Đài, Đào Minh Quân, Lisa Nguyễn,… những phần tử phản động đang ngày đêm kêu gào, khóc thét về những chính sách, đường lối của Việt Nam. Chúng không những tìm ra các kẽ hở, mà còn xuyên tạc, vu khống và tìm mọi cách để bôi nhọ lãnh đạo, Đảng, Chính phủ để phục vụ cho lợi ích cá nhân, tổ chức của mình.
Thật nực cười khi đám bồi bút tự cho mình là tinh hoa trong giới dân chủ, biết nắm bắt tình hình, biết thực tiễn xã hội; biết bảo vệ môi trường, cá, cây… nhưng đó chỉ là bình phong để chống phá. Biển ô nhiễm chúng đâu biết hành động để làm sạch môi trường biển, mà chỉ biết đổ lỗi cho Chính phủ tiếp tay cho doanh nghiệp làm ô nhiễm biển. Chúng ôm những cây xanh, căng những biểu ngữ bảo vệ môi trường và khóc than, nhưng khi đám cháy rừng ở Hà Tĩnh nhiều ngày qua mà chúng đâu có kêu gọi hành động để cùng các cán bộ, chiến sĩ dập đám cháy. Khi Vingroup ra mắt sản phẩm xe hơi của Vinfast, khiến cả thế giới ngạc nhiên về sự phát triển và sản xuất trong thời gian ngắn, thì chúng lại livetream và nói rằng sản phẩm này là giá trị ảo, là “thùng rỗng kêu to”, của doanh nghiệp nhằm phủ nhận những thành quả đó. Đấu tranh vì “dân chủ, nhân quyền”, vì “miếng cơm manh áo” thì kệ chúng bay, nhưng đã không có nổi một đóng góp gì cho đất nước, dân tộc lại đi nói xấu, xuyên tạc thì chẳng có một người dân Việt Nam nào tin tưởng và chấp nhận cho các hành vi của lũ rận chủ.
Chúng làm vậy để làm gì?
Khi cả thế giới thay đổi cách nhìn về một dân tộc như Việt Nam, một quốc gia đang chuyển mình phát triển không ngừng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Thì chúng đã tìm cách bôi nhọ và xuyên tạc không ngừng trong mọi hoạt động như thế, chúng “ăn bám” ở hình ảnh nguyên thủ quốc gia, ở các đường lối chính sách của Đảng, trong sự bứt phá của các doanh nghiệp nội địa.

Và mục tiêu tìm những “chiếc vé tị nạn” đến các trời Tây, nước Mỹ,… Ảo tưởng về một thế giới dân chủ, nhân quyền chắc chắn khi đến đó không ít kẻ đã phải hối hận và “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì nhận thức được sự sai lầm, lạc lối của mình không thể cứu vãn.
Cha ông ta thường có câu: “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” quê hương là giá trị cao nhất trong mỗi con người, giá trị quê hương tạo nên lòng yêu nước truyền thống ngàn đời của dân tộc. Từ lòng yêu nước mà không ngừng đóng góp cho dân tộc những ý kiến, sáng tạo, sự nỗ lực trong chính công việc, trong mối quan hệ và tạo nên giá trị tốt đẹp cho thế hệ về sau. Miệng nói yêu nước, nhưng lại lên mạng xã hội, sử dụng các phương tiện truyền thông để xúc phạm, xuyên tạc chính sách, đường lối phát triển của đất nước và thành quả cách mạng, cũng như sự nỗ lực phát triển kinh tế của đất nước thì không thể chấp nhận được.
Trong lịch sử dân tộc, những kẻ phản quốc, việt gian bán nước như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu… và cả Bùi Tín đều phải chịu những kết cục đáng thương, thậm chí là đến chết cũng phải nương nhờ nơi xứ người, bị những người từng là cấp dưới của mình bắn chết,… Hơn hết, thì ngàn năm sau những cá nhân trên vẫn bị người Việt coi thường, nguyền rủa và không thể nào xóa nổi sai lầm này.
Có chuyện lạ là, đất nước Việt Nam càng hòa bình, ổn định, phát triển thì các “nhà yêu nước”, “nhà dân chủ” lại buồn!