Social Icons

Pages

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

ĐỪNG PHIẾN DIỆN, XUYÊN TẠC SỰ THẬT


Trong bản “Phúc trình thường niên về tệ buôn bán người trên thế giới” ra ngày 20-6-2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng “vấn đề buôn bán người tại Việt Nam vẫn rất nghiêm trọng do không xử lý triệt để tội phạm buôn người theo pháp luật”, từ đó họ đưa Việt Nam vào “nhóm quốc gia có vấn đề buôn bán người bậc 2 và sẽ bị theo dõi do không đạt được những tiêu chuẩn cần thiết nhằm loại bỏ và giảm thiểu nạn buôn bán người”. Cần phải thấy ngay rằng cách nhìn nhận ấy của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là chủ quan, phiến diện một chiều và xuyên tạc sự thật.

“NÉ TRÁCH NHIỆM” CĂN BỆNH KHÔNG MỚI


Một trong những căn bệnh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tồn tại lâu nay là bệnh né tránh trách nhiệm, sợ trách nhiệm. Mặc dù đã được nhận diện và chỉ rõ là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng, thế nhưng cho đến nay, căn bệnh này vẫn chưa được điều trị hiệu quả. Tác hại của căn bệnh này là rất lớn, đòi hỏi phải có phương thuốc đặc trị.
Thế nhưng, bệnh né tránh trách nhiệm, lẩn tránh nhiệm vụ cũng gây ra hậu quả, thiệt hại không kém. Đến mức tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương để đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 vừa được tổ chức thì căn bệnh né tránh trách nhiệm được chỉ đích danh là một trong những trở lực của phát triển, gây lãng phí lớn, thậm chí gây mất niềm tin. “Sợ trách nhiệm” và “né trách nhiệm” để chỉ những người được giao nhiệm vụ công nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ, thậm chí thoái thác nhiệm vụ, lẩn tránh nhiệm vụ theo chức trách của mình. Tại sao người ta lại “né” quyền lực và trách nhiệm mà tổ chức đã trao cho mình? Đó có thể là vì người ta cho rằng việc thực thi những nhiệm vụ đó khá “xương”, không có lợi cho bản thân, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực tiễn hiện nay, có những việc cần sớm được cung cấp thông tin để định hướng dư luận thì không có ai phát ngôn, gây ra nhiều lo lắng, rồi những tin đồn, những thông tin xuyên tạc có cơ hội xuất hiện hoặc rất nhiều việc đáng lẽ phải được giải quyết ở cấp dưới, ở cấp cơ sở, nhưng vì cấp dưới, cấp cơ sở không giải quyết, mà cứ dồn dần lên cấp trên, nên cuối cùng rất nhiều nhiệm vụ lên đến tận cấp quản lý hành chính cao nhất là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Điều này rõ ràng làm giảm hiệu quả quản trị của cả hệ thống, gây dồn ứ nhiệm vụ. Nhiều cấp có thể ra quyết định quản lý theo đúng thẩm quyền thì lại có xu hướng trở thành cấp trung gian, trung chuyển trách nhiệm, và cả hệ thống phải chờ cấp cao nhất ra quyết định quản lý thì mới thực thi được. Nhiều việc vì thế chậm được giải quyết. Xu hướng “dồn việc lên trên” này xuất hiện cả trên bình diện quốc gia và trong mỗi cơ quan, bộ, ngành, địa phương. Đẩy lên cấp trên hoặc đẩy cho bộ phận khác là phương án rất dễ, nhiệm vụ coi như không liên quan gì nữa tới mình, nhưng việc thì vẫn còn nguyên.

Đấu tranh vô hiệu hóa hoạt động khủng bố, chống phá Việt Nam


Kích động tụ tập đông người để gây rối trật tự công cộng,tấn công lực lượng chức năng, phá hoại tài sản Nhà nước… đã trở thành “nghề” của các tổ chức mới chống phá Việt Nam "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời", “Triều đại Việt”. Nhưng tất cả những âm mưu, hành động, thủ đoạn của chúng đã sớm bị Cơ quan An ninh cùng các đơn vị Công an phát hiện, bắt giữ, đấu tranh ngăn chặn.
Những thành viên trong các tổ chức mới chống phá Việt Nam “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Triều đại Việt” đã móc nối, câu kết với những tổ chức khủng bố, phản động ở nước ngoài nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam, gây mất ổn định trật tự xã hội. 
Để thực hiện âm mưu gây rối, phá hoại, khủng bố, những phần tử trong nước đã nhận chỉ thị, tiền từ  tổ chức nước ngoài. Nhưng tất cả các âm mưu, hành động, thủ đoạn của chúng đã sớm bị lực lượng Công an Việt Nam phát hiện, bắt giữ, đấu tranh ngăn chặn. 
Tuy vậy, trước diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa an ninh từ nhiều phía trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, nguy cơ khủng bố tại Việt Nam không ngừng gia tăng. 

CẢNH GIÁC TRƯỚC THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỂ CHỐNG PHÁ


Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam, trong những năm qua, quyền của người dân tộc thiểu số (DTTS) luôn là một trong những vấn đề chiến lược được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.

CHIÊU TRÒ XUYÊN TẠC GÂY NHIỄU LOẠN THÔNG TIN CỦA TRẦN QUỐC VIỆT


Gần đây, trên nhiều diễn đàn phản động xuất hiện bài viết Nếu ai cũng đứng bên lề thì quê hương… của Trần Quốc Việt. Với lời lẽ hàm hồ, nhảm nhí, Trần Quốc Việt muốn “theo gót” đồng đảng gây nhiễu loạn thông tin, hòng xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phá hoại cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân ta. Đây là “chiêu trò” quen thuộc của các phần tử cơ hội chính trị, phản động “nhân dịp” toàn Đảng, toàn dân ta đang gấp rút chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

GIÁO DỤC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC VÀ PHONG CÁCH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY


Quán triệt sâu sắc những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là lời Người để lại trong bản Di chúc lịch sử: “Trước hết nói về Đảng” và yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư…, trong các văn kiện của Đảng, nhất là từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, yêu cầu về rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm.