Social Icons

Pages

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Âm mưu thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch trong bối cảnh mới hiện nay


Cốt lõi trong âm mưu, thủ đoạn chống phá quân đội ta của các thế lực thù địch là chống phá về chính trị, là đánh vào cái “gốc” chính trị của quân đội - chính trị của Đảng của giai cấp công nhân. Chúng tập trung công kích, phá hoại những vấn đề rất cơ bản của quân đội ta. Đó là: Thứ nhất, phá hoại nền tảng tư tưởng của quân đội; thứ hai, phủ định sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; thứ ba, xuyên tạc, phủ định mục tiêu, lý tưởng và bản chất, truyền thống của quân đội ta; thứ tư, phá hoại mối quan hệ mật thiết giữa quân đội với nhân dân; thứ năm, lôi kéo quân đội ta tham gia liên minh quân sự, phá hoại tình đoàn kết quốc tế và khống chế các mối quan hệ hợp tác giữa quân đội ta với quân đội các nước.

BỘ ĐỘI CỤ HỒ" TẶNG SÁCH CHO HỌC SINH NAM SUDAN

Tại một trại Bảo vệ thường dân (POC) Do Liên Hợp quốc quản lý, "Bộ đội Cụ Hồ" Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam tại Nam Sudan tặng sách vở, bóng chuyền và bóng đá cho học sinh trước thềm năm học mới.
Nghĩa cử của những Chiến sỹ mũ nồi xanh Việt Nam đã được nhân dân địa phương hết lòng cảm kích; lãnh đạo Phái bộ UNMISS và Ban quản lý POC đánh giá cao.
Nguồn: tình yêu người lính trong tôi

KHỔ MẤY CŨNG PHẢI GIỮ, CÓ CHẾT CŨNG PHẢI GIỮ...!!!

Tướng Giáp Văn Cương (Đô đốc đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam) bảo: “Tớ đâu có muốn đày đọa các cậu. Giá trị gì mấy cái hòn đá cằn cỗi này mà phải gìn giữ? Nhưng đây là Tổ quốc của mình, là máu thịt của mình. Có phải chúng ta giữ mấy hòn đá hoang dại này đâu mà là giữ biển đấy! Mất đảo là mất biển, mà biển lại bao bọc suốt từ Bắc đến Nam. Tất cả kẻ thù đánh ta đều đi từ đường biển vào. Thế nên chúng ta phải giữ đảo, giữ biển. Khổ mấy cũng phải giữ, có chết cũng phải giữ! Thế nên chúng mày mới phải chịu cảnh này”.
“Tớ già rồi, ngoài 70 rồi, lẽ ra được ở nhà an thú tuổi già, vậy mà vẫn phải lọ mọ lặn lội sóng gió ra đây với chúng mày, vẫn phải làm tư lệnh. Tất nhiên tớ biết, các cậu vất vả hơn tư lệnh nhiều, khổ hơn tư lệnh nhiều vì tư lệnh còn được ở đất liền. Hay là các cậu vào đất liền, làm tư lệnh thay tớ, để tớ giữ đảo cho? Ở đây có cậu nào làm được tư lệnh không, xung phong nào! Cậu nào làm được tư lệnh, tớ sẽ báo cáo quân chủng, báo cáo Bộ Chính trị cho thay ngay Giáp Văn Cương”.
Ông tâm tình: “Còn việc về phép của các cậu, chúng tớ có tiếc gì đâu. Nhưng Bộ Tư lệnh nghèo quá, đất nước nghèo quá. Chúng ta vừa qua chiến tranh, còn hàng triệu bà mẹ liệt sĩ thiếu ăn, hàng triệu trẻ con không có trường học. Đưa một cậu về phép, Bộ Tư lệnh phải xuất 20 tấn dầu cả tàu ra, tàu về, rồi tàu lại ra. Mà dầu thì ta không có, phải mua của nước ngoài, rất đắt. Mỗi đứa bớt một lần về phép thì một trăm bà mẹ liệt sĩ có được đến mấy tháng ăn...”.
Thế rồi ông khóc. Lính cũng khóc: “Thôi, chúng con hiểu rồi. Bố đừng nói nữa, chúng con thương bố lắm”. Tướng Cương bảo: “Chẳng ai nỡ làm cái việc táng tận lương tâm là cắt phép của các cậu. Nhưng hôm nay tớ phải làm cái việc táng tận lương tâm ấy đấy. Cắt phép. Còn nếu cậu nào có thể tự túc về được thì tớ cho đi ngay, bất cứ lúc nào. Có ai bơi được về đất liền không? Không à? Trai trẻ gì mà kém thế! Tớ mà trẻ trai như các cậu là tớ trốn đấy”. Thế là tướng với lính cười bò. Cười mà nước mắt giàn giụa.
Vậy đấy, Tổ quốc sẽ không bao giờ bị ''trôi dạt'' bởi chúng ta đã có những vị tướng như thế, những người lính như thế.

TIẾP TỤC PHẢI KHẲNG ĐỊNH: VIỆT NAM KHÔNG CÓ TRANH CHẤP VỚI TRUNG QUỐC Ở 2 QĐ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA VÀ THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM VÌ NÓ LÀ CỦA VIỆT NAM

1- Biển Đông là không gian sinh tồn của dân tộc Việt Nam
Theo truyền thuyết, từ thời khởi thuỷ của dân tộc Việt Nam, Âu Cơ đã dẫn 50 người con lên rừng, còn Lạc Long Quân đã dẫn 50 người con xuống biển.
Theo lịch sử, các triều đại phong kiến Việt Nam, đều cử các đội tàu biển ra khai thác hải sản, sa khoáng và khẳng định chủ quyền biển đảo, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo các hồ sơ mang tính pháp lý thời kỳ cận và hiện đại được lưu trữ trong các viện hàng hải thế giới, ở Pháp, Tây Ban Nha, thậm trí ở Trung Quốc đời nhà Thanh cũng xác định rõ và khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam.
Đối với dân tộc Việt Nam, thì bất kỳ người Việt nào cũng nhận thức được rõ tầm quan trọng của biển đối với mỗi gia đình Việt, đối với các cộng đồng người Việt suốt hàng nghìn năm qua.
Xem xét dưới góc độ về quân sự, an ninh quốc phòng, môi trường, văn hóa,… chúng ta đều thấy rõ Biển Đông có ý nghĩa sống còn đối với dân tộc Việt Nam chúng ta.
Riêng về lĩnh vực an ninh, quốc phòng, Biển Đông là tuyến phòng thủ hướng Đông của đất nước ta. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại trên Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ quan trọng đối với Việt Nam, là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa.
Ngay trong các Nghị quyết của Đảng như Nghị quyết 09-NQ/TW năm 2007 về Chiến lược biển Việt Nam cũng như Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 về Chiến lược phát triển kinh tế biển cũng đều khẳng định Biển Đông có vai trò sống còn đối với sự phát triển của đất nước. Cho nên, nếu để mất chủ quyền quốc gia trên biển là mất đi không gian sinh tồn của dân tộc chúng ta.
Không chỉ với riêng Việt Nam, Biển Đông gắn bó lợi ích với 10 nước ven bờ, có mối liên hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Điều này giúp cho Việt Nam chúng ta có thể tận dụng sự ủng hộ của các quốc gia để cùng chung tay gìn giữ hòa bình và an ninh trên Biển Đông do đây là nơi có vị trí địa chiến lược toàn cầu. Các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông phải ngăn cản mọi hành vi xâm phạm và quấy phá, đe dọa trên biển.
2- Âm mưu, tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông
Từ năm 1969 Trung Quốc càng để mắt tới Biển Đông sau dự báo Biển Đông là nơi có nguồn tài nguyên đặc biệt phong phú với trữ lượng dầu mỏ rất lớn. Âm mưu, tham vọng của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông, độc chiếm kho tài nguyên thiên nhiên quý giá, họ muốn độc chiếm con đường hàng hải số một của thế giới để trở thành cường quốc biển, vươn lên trở thành siêu cường.
Thực ra ngay từ những năm 1949-1950 Trung Quốc đã công khai tham vọng độc chiếm Biển Đông. Tham vọng này được thể hiện ở Hội nghị Sanfrancisco năm 1951, và thể hiện bằng việc sử dụng vũ lực đánh chiếm nhóm đảo phía Đông thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1956.
Năm 1958 Trung Quốc tuyên bố toàn bộ Biển Đông cũng như hai quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ. Tiếp đến, đầu năm 1974, lợi dụng tình hình quan hệ quốc tế, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của chúng ta. Rồi năm 1988 họ lại dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 23/6/2012, chỉ 2 ngày sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Biển Việt Nam, Trung Quốc ngang ngược tuyên bố mời thầu thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam. Tiếp đó, ngày 02/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về phía Nam, cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam khoảng 120 hải lý về phía Đông. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982.
Và hiện nay là việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép. Những hành động này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước Luật biển 1982.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc tham vọng và có làm được hay không lại là vấn đề khác, nhưng âm mưu, chiến lược của họ về Biển Đông buộc chúng ta phải dứt khoát. Không phải mọi thứ Trung Quốc muốn là Trung Quốc làm được, nhất là tham vọng trên Biển Đông. Các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông phải ngăn cản mọi hành vi xâm phạm và quấy phá, đe dọa trên biển.
3- Trách nhiệm của mỗi chúng ta
- Cần tỉnh táo và tuyệt đối không mơ hồ về âm mưu, tham vọng của Trung Quốc đối với Biển Đông.
- Tin tưởng vào đối sách của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề trên Biển Đông. Đó là, kiên trì, kiên quyết giải quyết các vấn đề theo luật pháp quốc tế và lợi ích giữa 2 quốc gia, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Không khiếu khích và mắc mưu khiêu khích. Không liên kết quân sự để chống nước thứ ba.
- Không để lòng yêu nước cho kẻ xấu lợi dụng vấn đề này để kích động biểu tình chống phá nhà nước, đập phá tài sản công và của các công ty nước ngoài như những năm qua.
- Hãy yêu nước và nhìn nhận, đánh giá, giải quyết các vấn đề bằng "trái tim nóng và cái đầu lạnh".
----------------------
Phạm Ngọc Kết thân ái chào bà con và các đồng chí!
Phạm Ngọc Kết

"BỚI LÔNG TÌM VẾT" - THÓI PHÊ BÌNH VƠI TÌNH CẠN NGHĨA

Muốn trở thành một nhân cách chuẩn mực, hoàn thiện đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống theo những giá trị chân-thiện-mỹ; đồng thời phải có sự giáo dục, rèn luyện, dìu dắt của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và sự tương trợ, giúp đỡ, chia sẻ của đồng chí, đồng đội và nhân dân.
Ai tự tách mình ra khỏi tập thể, tổ chức, người đó khó có thể tiến bộ. Còn nếu người nào hay tự cho mình giỏi hơn người khác rồi có thái độ hãnh tiến, thiếu sự khiêm nhường, chừng mực cần thiết trong đối nhân xử thế và trong sinh hoạt tự phê bình và phê bình, lại là một biểu hiện của thói “kiêu ngạo cộng sản”.
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, trong mối quan hệ ứng xử giữa người với người, hiểu đúng về mình đã khó, đánh giá chính xác người khác còn khó hơn nhiều. Vì bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, do đó khi xem xét, nhận định về nhân cách một con người, đòi hỏi phải có sự bình tĩnh, thận trọng, thấu đáo, khách quan. Bất cứ sự vội vàng, hời hợt, cẩu thả nào trong việc xem xét, đánh giá người khác cũng đều có thể gây ra những hệ lụy ngoài mong muốn cho cả những người phê bình và người được phê bình.

Nguyên nhân thành công của cách mạng Tháng Tám năm 1945 và một số bài học kinh nghiệm

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
1. Nguyên nhân thành công
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính là:
- Thứ nhất, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đảng có phương pháp, chiến lược, chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt; nhận thức được thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Thứ hai, cách mạng Tháng Tám thành công là do tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân ta, không chịu sống mãi kiếp nô lệ của người dân mất nước; một lòng đi theo Đảng và được Đảng lãnh đạo qua các cuộc tổng diễn tập, đã quyết vùng lên giành độc lập cho dân tộc. Trải qua 15 năm đấu tranh cực kỳ gian khổ và anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã có biết bao đồng bào, chiến sĩ đã không hề tiếc máu xương, hy sinh oanh liệt vì mục tiêu độc lập dân tộc.
- Cách mạng Tháng Tám được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi nhất định. Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại, phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức và của các lực lượng tiến bộ trên thế giới phát triển mạnh.