Social Icons

Pages

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

RÈN LUYỆN TỰ GIÁC ĐỂ TRƯỞNG THÀNH


Cùng với hệ thống các trường đại học trong cả nước, các học viện, nhà trường quân đội (NTQĐ) cũng chính thức công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào nhập học đối với thí sinh dự tuyển năm 2019.
Năm nay, nhiều học viện, NTQĐ có số điểm chuẩn trúng tuyển vào nhập học ổn định ở mức cao 22-27 điểm. Hầu hết các học viện, NTQĐ đều tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt 1, bảo đảm chất lượng… Điều đó cho thấy, các học viện, NTQĐ đang có sức hút lớn với thí sinh. Nhiệm vụ hiện nay của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng, các học viện, NTQĐ là tiếp tục phối hợp làm tốt công tác báo, gọi nhập học những thí sinh có nguyện vọng học theo đúng quy định; tổ chức khám sức khỏe cho các thí sinh đến nhập học bảo đảm chất lượng, đúng quy định, đúng quy chế…
Như vậy, chỉ còn khoảng thời gian ngắn nữa là đến thời điểm các học viện, NTQĐ đón thí sinh vừa trúng tuyển vào học tập, rèn luyện. Môi trường kỷ luật nghiêm minh, cường độ học, rèn cao, yêu cầu tích lũy về "lượng" để đạt được bước chuyển về "chất" đòi hỏi người học phải trau dồi bản lĩnh, ý chí. Bởi vậy, khi đủ điều kiện nhập học, mỗi thí sinh cần xác định đúng đắn nhận thức tư tưởng, trách nhiệm, động cơ, biết gác lại những nhu cầu, sở thích cá nhân… để bắt tay ngay vào học tập, rèn luyện một cách tự giác, tích cực. Say mê học tập, nghiên cứu ngay từ những ngày đầu, tuần đầu sẽ tạo nên động lực và nền tảng giúp từng người có thể đạt được thành tích cao trong suốt khóa học tập, rèn luyện.

Học tập ở bậc đại học, nhất là chương trình đào tạo cử nhân quân sự khác biệt nhiều so với học tập ở bậc phổ thông. Hệ thống kiến thức được lĩnh hội sẽ dựa trên cơ sở truyền thụ kiến thức của giảng viên, kết hợp với tự nghiên cứu của học viên. Vì vậy, để không tốn nhiều thời gian và đạt kết quả tốt trong quá trình học tập, rèn luyện, người học phải chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân một cách hợp lý, sáng tạo. Trong quá trình học tập, người học phải thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chương trình, quy trình, nội dung giáo dục-đào tạo, rèn luyện với yêu cầu ngày càng cao, nhưng luôn bảo đảm tính hợp lý đối với năng lực của từng đối tượng người học, qua từng giai đoạn đào tạo. Do đó, người học cần xây dựng ý thức, trách nhiệm, động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn, trong đó phải đề cao tính kỷ luật tự giác và nghiêm minh trong học tập, rèn luyện.
Trở thành một sĩ quan trong quân đội là một quá trình không hề đơn giản và dễ dàng. Mỗi học viên cần thấy được mình phải trải qua một thời kỳ học tập, rèn luyện, phấn đấu liên tục, đầy thử thách, khó khăn. Nhưng thành công và niềm tự hào sẽ đến với những học viên biết xác định tốt tư tưởng, biết phát huy năng lực với những giải pháp tối ưu cho nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Kết quả học tập của học viên sẽ dần được khẳng định qua năm tháng. Tuy nhiên, thành công không bao giờ đến với những người thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu tính chủ động, tự giác trong học tập, rèn luyện. Học tập, rèn luyện trong môi trường quân đội tuy khó nhưng không phải không thể vượt qua. Mỗi học viên chỉ cần có tâm thế sẵn sàng để vượt những thử thách, thì chắc chắn sẽ thấy mình tự tin rèn luyện và trưởng thành.

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG THAM NHŨNG VÀO ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


Đề cập đến vấn đề tham nhũng Hồ Chí Minh thường dùng từ tham ô (hoặc nhũng lạm) và hay gắn với tệ quan liêu, lãng phí. Theo Người, “Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô. - Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”. Người còn cho rằng, “tham ô là trộm cướp”. Người lên án: “Tham ô là hành động xấu xa nhất của con người... Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, có hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, có hại đến đạo đức cách mạng”, “tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi, đê tiện nhất trong xã hội”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra nguyên nhân, nguồn gốc và điều kiện phát sinh tham nhũng. Về khách quan, Hồ Chí Minh cho rằng, tham ô, lãng phí là căn bệnh “tứ chứng nan y” của mọi nhà nước, dù Nhà nước Phong kiến, Nhà nước Tư bản hay Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa nếu không có sự giáo dục sâu sắc và mọi hoạt động của nhà nước không được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thì khó tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí; những người có chức có quyền, dù to hay nhỏ đều có điều kiện để tham nhũng.
Người coi tham ô, lãng phí, quan liêu là “kẻ địch”, là “giặc nội xâm”, “là cái xấu xa do xã hội cũ để lại, là như cái ung nhọt còn sót lại trên thân thể của người khổng lồ”, “kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Nó là kẻ thù rất nguy hiểm, vì không mang gươm, mang súng và nằm trong các tổ chức, ở mỗi cán bộ, đảng viên để làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của cán bộ ta; phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính. Vì vậy, “chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị”.
Vận dụng tư tưởng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng vào việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay cần thực hiện tốt một số nội dung, giải pháp cơ bản sau:
Một là, giáo dục nâng cao nhận thức, phát huy vai trò đấu tranh chống tham nhũng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Hai là, tiếp tục  xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo đảm công tác phòng chống, tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả.
Ba là, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Bốn là, không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức.
Năm là, tích cực phát hiện, xử lý nghiêm các biểu hiện, hành vi tham nhũng.
Sáu là, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng để ngăn chặn từ gốc nguyên nhân phát sinh tham nhũng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Lời dạy của Bác về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là vô cùng sâu sắc và hết sức quý báu. Thực hiện tư tưởng của Người, chống tham nhũng là trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên và nhân dân ta nhằm loại trừ những con “sâu”, “mọt” – kẻ thù nguy hiểm đang âm ỉ tấn công phá hoại, làm hạn chế sự phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới hội nhập và phát triển. Hiện nay, tham ô, tham nhũng là những hành động tiêu cực biểu hiện dưới nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi khác nhau. Do đó, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt phát huy trò của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, có như vậy mới xây dựng Đảng, Nhà nước ta trong sạch, vững mạng thực sự của dân, do dân, vì dân.


TIẾP TỤC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI THẾ LỰC BÀNH TRƯỚNG XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN LÃNH THỖ VIỆT NAM


Sau một thời gian ngắn rút khỏi Bãi Tư Chính, Trung Quốc tiếp tục hiện diện trở lại xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Chúng ta cần xác định vụ việc này không phải là tranh chấp lãnh thổ, mà đây là hành động Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chúng ta cần tăng cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng nhiều hình thức và biện pháp:
Thứ nhất, Tạo dư luận quần chúng trong nước và quốc tế trong đấu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Mục tiêu của công tác tuyên truyền là để nhân dân tin, nhân dân ủng hộ va tạo nên một làn sóng dư luận quần chúng trong nước va quốc tế. Từ đó, chúng ta sử dụng dư luận quần chúng trong nước va quốc tế gây sức ép buộc phía Trung Quốc phải dừng mọi hành động vi phạm chủ quyền biển đảo. Đồng thời qua dư luận quần chúng, đạp tan âm mưu thủ đoạn của thế lực bành trướng Trung Quốc và các thế lực phản động khác về vấn đề Biển Đông. Đây cũng là thước đo tinh thần đoàn kết và là thước đo sự ủng hộ của quốc tế đối với chúng ta trong quá trình đấu tranh bảo vệ Biển Đông.
Thứ hai, Thực hiện đối ngoại nhân dân đâu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước trên cơ sở phát huy vai trò của toàn dân trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, giải pháp ngoại giao là một lĩnh vực đấu tranh Việt Nam ưu tiên lựa chọn hàng đầu, nhất là trong đấu tranh phản bác lại luận điệu, thông tin xuyên tạc sai sự thật về biển, đảo của Trung Quốc và các thế lực thù địch.
Hoạt động ngoại giao được tổ chức ở nhiều cấp độ: Từ ngoại giao Đảng, ngoại giao Nhà nước đến ngoại giao nhân dân. Đối ngoại nhân dân được xác định là một trụ cột để phát huy sức manh cua toàn dân trên mặt trận ngoại giao. Trong lịch sử dân tộc nền ngoại giao nhân dân đã có những đóng góp không nhỏ vào sự thành công của cách mạng. Trước tình hình mới, đế nền ngoại giao nhân dân tiếp tục có những đóng góp thiết thực, hiệu quả bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất va toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và thực hiện nền ngoại giao nhân dân một cách linh hoạt, sáng tao ở nhiều hình thức, cấp độ. Phát huy khả năng ngoại giao của từng cá nhân, tổ chức, đoàn thể, từ trung ương, đến địa phương. Trong đó, cần chú trọng tranh thủ khả năng ngoại giao của những cá nhân, tổ chức có quan hệ, cô tiếng nói với nhân dân và chính quyền Trung Quôc và các nước khác, như: Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, Mỹ... để từ đó, nhân dân là cầu nối tuyên truyền cho thế giới hiểu đúng, ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trên Biển Đông. Thường xuyên, liên  tục và bền bỉ vận dụng linh hoạt, sáng tạo sức mạnh của nhân dân trên lĩnh vực ngoại giao đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.
Thứ ba, Phát động sức mạnh của nhân dân trong đấu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch trên cơ sở lịch sử và luật pháp quốc tế
Cuộc đấu tranh của dân tộc ta là cuộc đấu tranh chính nghĩa “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” và như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn”. Đó chính là việc chúng ta phát động sức mạnh của nhân dân đấu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch trên cơ sở lịch sử và luật pháp quốc tế chứ không phải là biểu dương lực lượng: Mít tinh, biếu tình, đạp phá trụ sở cơ quan ngoại giao, công ty của Trung Quốc.
Thứ tư, Xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước trên cơ sở độc lập, chủ quyền là thiêng liêng bất khả xâm phạm
Độc lập chủ quyền là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Song đoàn kết, hữu nghị, yêu chuộng hòa bình, trọng tình nghĩa là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, chúng ta ta tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền Biển Đông với tinh thần xây dựng, kế thừa tình hữu nghị “ bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Đòi hỏi từ hành động đến nhận thức của chúng ta là kiên quyết đấu tranh chống lại một bộ phận có tư tưởng hành động ngang ngược, hiếu chiến, bành trướng lãnh thổ trong chính quyền Trung Quốc chứ không phải chống lại toàn bộ nhân dân Trung Quốc. Cho nên, chúng ta phải kịp thời tổ chức công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những hành động quá khích như: Mít tinh, biểu tình, đạp phá cơ sở kinh tế của nhà đầu tư Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn chặn những hành động bạo lực, thù hằn đối với những du khách là người Trung Quốc.
Bên cạnh cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, để khơi dậy và phát huy truyền thống hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc, chúng ta tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa văn nghệ giữa nhân dân hai nước. Qua những hoạt động đó, phát huy vai trò của nhân dân trên cả 3 phương diện: Một là, qua đó để tuyên truyền, vận động nhân dân Trung Quốc hiểu và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta. Hai là, qua nhân dân để thể hiện thiện chí, mong muốn Nhà nước Trung Quốc sớm chấm dứt mọi hoạt động xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; tôn trọng, giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước đã từng có trong lịch sử. Ba là, thông qua nhân dân thể hiện quyết tâm kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc đến cùng với tinh thần của chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam.
VTG./.

ĐA DẠNG HÓA CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NÂNG CAO SỨC MẠNH CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN ĐỘI, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI


Đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật với huấn luyện điều lệnh quản lý bộ đội, tăng cường đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước là vấn đề đặc biệt quan trọng góp phần xây dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu và khả năng sẵn sàng chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Để đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục cần thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục, tuyên truyền trong quá trình huấn luyện, giảng dạy; cùng với phân tích, định hướng tư tưởng, trang bị cho bộ đội những kiến thức cơ bản, cần thiết trong tiếp nhận, xử lý thông tin, nâng cao cảnh giác, kiên quyết không để các thế lực thù địch lôi kéo, vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước; chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ, kinh nghiệm, phương pháp quản lý con người, vũ khí, trang bị kỹ thuật và kỹ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh về tư tưởng cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp cơ sở, sĩ quan mới ra trường. Kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, lấy xây là chính; kết hợp giáo dục, thuyết phục với sử dụng biện pháp hành chính, lấy giáo dục, thuyết phục, cảm hóa, ngăn ngừa, đề phòng là chính, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực. Đồng thời, xử lý nghiêm minh, dân chủ, công bằng, minh bạch các trường hợp vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước; thông báo kịp thời các vụ việc vi phạm kỷ luật, pháp luật trong Quân đội hằng tháng, quý, làm cơ sở rút kinh nghiệm, định hướng tư tưởng, nhận thức, hành động cho bộ đội trong cơ quan, đơn vị và dư luận nhân dân trên địa bàn quyết tâm ngăn chặn, loại bỏ các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, lạm dụng chức, quyền, làm việc sai nguyên tắc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, chỉ huy đơn vị, dẫn đến vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước.
Cùng với đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật với huấn luyện điều lệnh quản lý bộ đội cần lồng ghép vào các hoạt động của phong trào Thi đua Quyết thắng, thực tiễn quá trình công tác, học tập, sinh hoạt của bộ đội, tạo môi trường văn hóa pháp luật lành mạnh để bộ đội phấn đấu, rèn luyện. Thông qua giáo dục chính trị và các biện pháp hành chính, xây dựng cho bộ đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới đất nước, tiến trình hiện đại hóa Quân đội; có ý thức kỷ luật, khả năng miễn dịch, sức đề kháng cao, vô hiệu hóa các căn bệnh tiêu cực của xã hội, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch,… đối với Quân đội, đảm bảo trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống người quân nhân cách mạng.
Vì vậy, các cơ quan, đơn vị cần duy trì chặt chẽ, hiệu quả, nền nếp kế hoạch thời gian làm việc, huấn luyện, công tác, sinh hoạt, thực hiện nghiêm chế độ quản lý quân số theo phân cấp; kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị, địa phương, gia đình tổ chức nắm chắc tư tưởng, quản chặt kỷ luật bộ đội, có biện pháp theo dõi, động viên, ngăn chặn, xử lý hài hòa, triệt để, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, bảo đảm cho Quân đội sẵn sàng nhận và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao./.
Tre Việt Nam

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

NHẬN DIỆN CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ĐỂ CHỐNG PHÁ NƯỚC TA


Những ngày gần đây, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các vấn đề nhạy cảm xảy ra trên biển Đông để kích động biểu tình, bạo loạn, gây tiếng vang. Tiêu biểu của các hoạt động này đó là các tổ chức phản động lưu vong mà đứng đầu là Việt Tân. Trong những năm qua, lợi dụng những vấn đề căng thẳng như việc Trung Quốc leo thang căng thẳng tại Biển Đông, đưa ra chính sách đường lưỡi bò hay các vụ cắt cáp các tàu thăm dò Bình Minh của Việt Nam, hoặc thời gian gần đây là hoạt động cải tạo, bồi đắp thay đổi hiện trạng ở Hoàng Sa, Trường Sa…để chúng kích động quần chúng nhân dân, chủ yếu là thanh niên, sinh viên để tiến hành biểu tình, bạo loạn gây mất an ninh, trật tự. Chúng lợi dụng lòng yêu nước, nhận thức chính trị còn non kém của một bộ phận thanh niên, sinh viên để chúng có thể tập dượt chính trị cho cuộc “thử” thái độ của quần chúng nhân dân. Chính vì thế mà các phần tử phản động cầm đầu như: Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân…liên tiếp đứng đằng sau chỉ đạo, giật giây, kiểm tra, nắm tình hình.
Tiếp đó, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề Biển Đông để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Các bài viết có nội dung phản động cực đoan trong thời gian qua như: “Việt Nam bán Biến Đông cho Trung Quốc”, “Cộng sản Việt Nam làm ngơ cho Trung Quốc cướp biển”…đã thể hiện hoạt động chống phá đó. Thậm chí, các tổ chức phản động lưu vong còn tiến hành các hoạt động nguy hiểm hơn như cầu xin sự giúp đỡ từ bên ngoài. Liên kết với nhau để chống phá. Hằng ngày, các đài phản động như RFA,BBC, Nguồn sống ….vẫn phát những nội dung kích động, xuyên tạc vấn đề biển Đông. Hay thế lực phản động liên tiếp trả lời báo chí phản động ở nước ngoài về “quan điểm cá nhân” về biển Đông mà các quan điểm này đều là những quan điểm chống phá.
Như vậy, trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, các thế lực thù địch không ngừng thực hiện âm mưu, hành động chống phá đất nước ta. Chúng luôn tìm kiếm mọi cơ hội, sự sơ hở để lợi dung tuyên truyền sai sự thật về quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong giải quyết các vấn đề ở Biển Đông, gây hoang mang dư luận cho quần chúng, khiến cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta dễ bị nhiễu thông tin, đen trắng lẫn lộn, thậm chí mất phương hướng chính trị tư tưởng. Đây là kẽ hở để các thế lực thù địch thực hiện ''diễn biến hoà bình'' nhằm làm cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân giảm sút ý chí chiến đấu, dao động về niềm tin, dẫn đến thay đổi về lập trường quan điểm. Đây là nguy cơ rất lớn nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Trước hết, cần giáo dục cho tất cả mọi người dân Việt Nam cần cảnh giác, có nhận thức đúng đắn để không để các hoạt động tuyên truyền, phá hoại của các thế lực thù địch tác động, chuyển hóa, lôi kéo. Tạo sức đề kháng, cùng Đảng và Nhà nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Thứ hai, cần làm rõ cơ sở khoa học, tính đúng đắn các quan điểm của đảng trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Hơn ai hết, tất cả chúng ta đều biết, Đảng và Nhà nước ta đã và đang nhận thức được vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Biển Đông, đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển và bảo vệ chủ quyền biển đảo theo hướng có lợi nhất. Trong chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược về biển, về an ninh quốc phòng…Đảng và Nhà nước đã vạch rõ những nội dung then chốt để phát triển và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cần giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân Việt Nam hiểu rằng, vấn đề phát triển và bảo vệ biển đảo không phải là chuyện một sớm, một chiều mà phải có các bước đi đúng đắn, phù hợp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng liên tiếp phản đối quyết liệt hành động leo thang của các nước có liên quan, giữ vững phương châm giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao.
Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa chủ động ngăn chặn, phòng ngừa với chủ động tiến công làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo để chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu không chủ động phòng ngừa, ngăn chặn từ xa, từ trước thì cán bộ đảng viên, quần chúng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên sẽ bị tác động, bị phân hoá, tạo ra những hiệu ứng tiêu cực về tư tưởng, tâm lý trong xã hội và hậu quả của việc chủ quan, mất cảnh giác hay phòng ngự tiêu cực, thụ động là không lường hết được. Tuy nhiên, việc chủ động ngăn chặn, phòng ngừa, nếu không kết hợp với tích cực chủ động tiến công, phản công làm thất bại mọi ý đồ đen tối, mọi thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo để chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa thì hiệu quả đấu tranh sẽ không cao; kẻ thù có điều kiện, thời gian để tổ chức nhiều cuộc biểu tình, bạo loạn, lật đổ, chống lại Đảng và Nhà nước ta.
NTG./.

CHỐNG BỆNH KINH NGHIỆM VÀ GIÁO ĐIỀU


Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu hóa vai trò của lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể. Biểu hiện: (1) Nắm lý luận chỉ dùng ở câu chữ theo kiểu “tầm chương trích cú”, không nắm được thực chất khoa học của lý luận, không tiêu hóa được kiến thức sách vở; (2) Coi những nguyên lý, lý luận như những tín điều, không thấy được sức sống của lý luận là ở chỗ phải luôn sửa đổi, bổ sung, phát triển trên cơ sở thực tiễn mới; (3) Vận dụng lý luận và những kinh nghiệm đã có một cách rập khuôn, máy móc, không tính đến điều kiện lịch sử - cụ thể, đến trình độ của thực tiễn. Nguyên nhân của bệnh giáo điều là không biết vận dụng lý luận vào thực tế, không biết đem lý luận ra thực hành. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lý giải “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách.”.
Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học. Biểu hiện: (1) Thỏa mãn với vốn kinh nghiệm của bản thân, ngại học lý luận, không chịu khó nâng cao trình độ lý luận; (2) Tiếp xúc với lý luận ở trình độ tư duy kinh nghiệm từ đó đơn giản hóa, thông tục hóa, kinh nghiệm hóa lý luận, cố gắng “đẽo gọt” lý luận cho vừa với khuôn khổ, kích thước kinh nghiệm của mình; (3) Coi thường lý luận, không tin vào lý luận và không chịu khó vận dụng lý luận vào thực tiễn. Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm cũng là do không hiểu, không thấy được vai trò to lớn của lý luận khoa học đối với thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn chứng: “Có những cán bộ, những đảng viên cũ, làm được việc, có kinh nghiệm. Cố nhiên, những anh em đó rất quý báu cho Đảng. Nhưng họ lại mắc phải cái bệnh khinh lý luận. Họ quên rằng: nếu họ đã có kinh nghiệm mà lại biết thêm lý luận thì công việc tốt hơn nhiều. Họ quên rằng: kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ.”.
Cách khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều là tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận thức và hành động với các yêu cầu cơ bản: (1) Phải nhận thức đúng vai trò của lý luận, nắm bắt hệ thống lý luận khoa học, đặc biệt là tinh thần và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm chắc lý luận của các khoa học cơ bản và khoa học chuyên ngành; (2) Phải vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách sáng tạo; (3) Khi thực tiễn thay đổi thì lý luận cũng phải thay đổi theo; (4) Phải tích cực tu dưỡng, rèn luyện để có đủ các điều kiện về phẩm chất và năng lực để thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; (5) Phải có quan điểm thực tiễn đúng đắn, tích cực hoạt động thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tích cực sơ, tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm, phát triển lý luận./.