Social Icons

Pages

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG THAM NHŨNG VÀO ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


Đề cập đến vấn đề tham nhũng Hồ Chí Minh thường dùng từ tham ô (hoặc nhũng lạm) và hay gắn với tệ quan liêu, lãng phí. Theo Người, “Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô. - Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”. Người còn cho rằng, “tham ô là trộm cướp”. Người lên án: “Tham ô là hành động xấu xa nhất của con người... Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, có hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, có hại đến đạo đức cách mạng”, “tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi, đê tiện nhất trong xã hội”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra nguyên nhân, nguồn gốc và điều kiện phát sinh tham nhũng. Về khách quan, Hồ Chí Minh cho rằng, tham ô, lãng phí là căn bệnh “tứ chứng nan y” của mọi nhà nước, dù Nhà nước Phong kiến, Nhà nước Tư bản hay Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa nếu không có sự giáo dục sâu sắc và mọi hoạt động của nhà nước không được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thì khó tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí; những người có chức có quyền, dù to hay nhỏ đều có điều kiện để tham nhũng.
Người coi tham ô, lãng phí, quan liêu là “kẻ địch”, là “giặc nội xâm”, “là cái xấu xa do xã hội cũ để lại, là như cái ung nhọt còn sót lại trên thân thể của người khổng lồ”, “kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Nó là kẻ thù rất nguy hiểm, vì không mang gươm, mang súng và nằm trong các tổ chức, ở mỗi cán bộ, đảng viên để làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của cán bộ ta; phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính. Vì vậy, “chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị”.
Vận dụng tư tưởng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng vào việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay cần thực hiện tốt một số nội dung, giải pháp cơ bản sau:
Một là, giáo dục nâng cao nhận thức, phát huy vai trò đấu tranh chống tham nhũng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Hai là, tiếp tục  xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo đảm công tác phòng chống, tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả.
Ba là, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Bốn là, không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức.
Năm là, tích cực phát hiện, xử lý nghiêm các biểu hiện, hành vi tham nhũng.
Sáu là, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng để ngăn chặn từ gốc nguyên nhân phát sinh tham nhũng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Lời dạy của Bác về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là vô cùng sâu sắc và hết sức quý báu. Thực hiện tư tưởng của Người, chống tham nhũng là trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên và nhân dân ta nhằm loại trừ những con “sâu”, “mọt” – kẻ thù nguy hiểm đang âm ỉ tấn công phá hoại, làm hạn chế sự phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới hội nhập và phát triển. Hiện nay, tham ô, tham nhũng là những hành động tiêu cực biểu hiện dưới nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi khác nhau. Do đó, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt phát huy trò của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, có như vậy mới xây dựng Đảng, Nhà nước ta trong sạch, vững mạng thực sự của dân, do dân, vì dân.


Đoàn kết - lời căn dặn thiết tha trong Di chúc của Bác Hồ


Tư tưởng đoàn kết trong Đảng làm hạt nhân đại đoàn kết dân tộc của Bác Hồ có ý nghĩa chiến lược, nó là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó đã động viên và phát huy cao độ sức mạnh của động lực dân tộc và giai cấp, tranh thủ được sự đồng tình quốc tế.
Đoàn kết là một truyền thống cực kì quý báu của Đảng ta”. Bác căn dặn “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Bác dặn đoàn kết không có nghĩa là xuôi chiều, dễ người dễ ta. Để trong Đảng đoàn kết, trở thành một khối thống nhất phải thật sự nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình, và phải chỉnh đốn lại Đảng. Bác không coi đó là một biện pháp tình thế mà là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, là sự vận động của bản thân Đảng trong quá trình phát triển của cách mạng. Khi cách mạng khó khăn, chỉnh đốn Đảng để xây dựng ý chí kiên định, tránh tình trạng dao động, bi quan. Khi cách mạng thắng lợi, chỉnh đốn Đảng để ngăn ngừa bệnh kiêu ngạo, chủ quan, tự mãn. Khi Đảng cầm quyền chỉnh đốn để tránh những sa ngã, thoái hoá biến chất, tự đánh mất mình, “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch”

ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH “LỢI DỤNG PHÊ BÌNH ĐỂ LÀM VIỆC XẤU”


Một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng ta đã chỉ ra, đó là: “Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng”.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình: “Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ (thật thà tự phê bình và phê bình), thực hành lãnh đạo tập trung, nâng cao tính tổ chức và tính kỷ luật”. Mục đích của TPB&PB là: Với tổ chức, “cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt để đoàn kết và thống nhất nội bộ”; “để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng”. Nếu đoàn kết làm nên sức mạnh của Đảng thì TPB&PB được coi là cội nguồn sức mạnh bậc nhất của Đảng. Với các đảng viên, “một mặt là để sửa chữa cho nhau. Một mặt là để khuyến khích nhau, bắt chước nhau”; “là cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhau và giúp nhau chữa những khuyết điểm”.
TPB&PB là phương pháp để giáo dục, rèn luyện đảng viên….
Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, Đảng ta một lần nữa yêu cầu: Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt TPB&PB. Xây dựng quy định TPB&PB, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh; cấp trên gợi ý kiểm điểm và trực tiếp dự, chỉ đạo ở những nơi có vấn đề phức tạp, nơi có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. TPB&PB trong Đảng nói chung, đối với cán bộ, đảng viên của Đảng nói riêng đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và hiệu quả, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI đến nay. Tuy nhiên, trong thực hiện vấn đề này hiện nay vẫn tồn tại những bất cập đó là: Thứ nhất, tự phê bình thì mạnh dạn nhưng phê bình còn e dè, nể nang. Thứ hai, lợi dụng phê bình để hạ thấp uy tín người khác. Thứ ba, tinh thần đấu tranh TPB&PB của cán bộ, đảng viên còn hạn chế, chưa nêu cao tính xây dựng, tính chiến đấu của người cán bộ, đảng viên. Thứ tư, người được phê bình thường có biểu hiện không thừa nhận khuyết điểm, thái độ cầu thị không tốt, thậm chí tiếp nhận các ý kiến phê bình của người khác một cách cực đoan; từ đó, cán bộ, đảng viên là cấp trên tìm cách để ý, trù dập những người phê bình mình là cấp dưới.
Vì vậy, một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng đã chỉ ra đó là: “Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng”. Còn tồn tại những bất cập có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân cơ bản là do tư tưởng “ngại va chạm”, tính chủ động, tinh thần trách nhiệm, tinh thần TPB&PB của một số cán bộ, đảng viên chưa cao. Nguyên nhân chính là do cán bộ, đảng viên còn bị chủ nghĩa cá nhân chi phối, bị ràng buộc bởi lợi ích “được gì? mất gì?”; toan tính lợi ích cá nhân, cục bộ, bản vị vì lợi ích trước mắt, chưa vì lợi ích tập thể và lợi ích lâu dài. Nguyên nhân sâu xa của những bất cập trên còn do cán bộ, đảng viên chưa có văn hóa phê bình. Vì vậy, trong nhiều “vụ án ngàn tỷ” thời gian gần đây, có những người vi phạm rất nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản lớn của Nhà nước, nhưng khi bị cơ quan pháp luật xét xử cũng chỉ nhận khuyết điểm là do hạn chế về nhận thức.
Vì vậy yêu cầu phê bình phải chân chính và có văn hóa:
Mỗi cán bộ, đảng viên phải phê bình một cách thẳng thắn, chân thành nhằm giúp đồng chí, đồng đội nhận rõ sai lầm, sửa chữa khuyết điểm để không ngừng tiến bộ, tuyệt đối không vì mâu thuẫn cá nhân, động cơ cá nhân mà phê bình theo kiểu “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết” nhằm trù dập, đấu đá, hạ bệ lẫn nhau. Do đó, các tổ chức đảng khi tiến hành TPB&PB, phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể nang, né tránh. Mỗi cán bộ, đảng viên kiểm điểm phải bảo đảm tính trung thực trong tự kiểm điểm, người phê bình thì công khai dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn với tinh thần xây dựng và cán bộ cấp trên phải làm gương cho cấp dưới. Đồng thời, phải kiên quyết xử lý kỷ luật những tổ chức đảng và cá nhân không thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt TPB&PB, không tự nhận sai lầm, khuyết điểm và che dấu những hạn chế, khuyết điểm cho nhau. Việc góp ý cho nhau, cùng nhau tiến bộ, nâng cao phẩm chất con người, phát huy tính tích cực của con người; cần nhận thức sâu sắc hơn, thực hiện triệt để hơn nguyên tắc TPB&PB để Đảng luôn trong sạch, làm cho uy tín, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao.
Mỗi đảng viên, mỗi cán bộ, cần phải thật thà tự xét và xét đồng chí mình, ai có khuyết điểm nào, thì phải thật thà cố gắng tự sửa chữa và giúp sửa chữa lẫn nhau. Thang thuốc hay nhất là thiết thực TPB&PB. Đảng ta yêu cầu mọi tổ chức đảng và mọi đảng viên đều phải thực hiện tốt TPB&PB. Theo đó, phê bình không phải là sỉ vả, xúc phạm danh dự của nhau mà là sự thể hiện tình cảm đồng chí trong sáng, chân thành; phê bình là để giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, giúp nhau tiến bộ và để đoàn kết tốt hơn; phê bình phải mang tính khách quan, vô tư, có lý, có tình, cổ vũ ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, nhược điểm; phê bình phải trên nguyên tắc tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, chống thổi phồng hoặc bóp méo sự thật; phải biết phân tích ưu điểm, khuyết điểm của đồng chí mình theo quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể... Chỉ có phê bình như thế mới là phê bình chân chính và mới có tác dụng; nói cách khác là phê bình có văn hóa.


Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc mục tiêu CNXH trước thềm Đại hội Đảng các cấp


Cứ “đến hẹn lại lên”, nhằm vào thời điểm đất nước chuẩn bị có những sự kiện trọng đại, các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị lại triệt để lợi dụng để đẩy mạnh các hoạt động công kích, chống phá cách mạng Việt Nam...
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30-5-2019, Về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Để công tác chuẩn bị chu đáo, việc tổ chức đại hội các cấp bảo đảm thành công tốt đẹp theo đúng tinh thần chỉ thị của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã quán triệt: Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chủ trương của Đảng. Tuy nhiên các thế lực phản động, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng thời điểm này để công kích, chống phá, xuyên tạc mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên XHCN ở Việt Nam.
Cứ “đến hẹn lại lên”, nhằm vào thời điểm đất nước chuẩn bị có những sự kiện trọng đại, các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị lại triệt để lợi dụng để đẩy mạnh các hoạt động công kích, chống phá cách mạng Việt Nam.
Lợi dụng thời điểm tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa phương đang có những chuẩn bị bước đầu để tiến tới đại hội Đảng các cấp, “lộng giả thành chân”, các đối tượng này bắt đầu gia tăng các hoạt động tuyên truyền, chống phá.
Trên các trang điện tử, blog hải ngoại, họ vờ vịt tỏ thái độ ngạc nhiên, ra vẻ thông thái dạy đời: “Vì sao đến giờ này mà Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng CNXH”. Họ cho rằng: “Ai cũng thấy là CNXH đã ở vào giờ thứ 25 trên phạm vi toàn cầu, việc thực hiện XHCN tại Việt Nam đã hoàn toàn thất bại sau 10 năm thực hiện triệt để (1975-1985) dù cố gắng “Đổi mới” 10 năm sau đó (1985-1995) theo gương “cải tổ” của Liên Xô vẫn không cứu vãn được.
Chúng xuyên tạc: Để được cứu nguy, tránh sự sụp đổ như Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, đạt được nhiều thành tựu như hiện nay, thực tế Việt Nam đã thực hiện “Kinh tế thị trường, theo định hướng tư bản chủ nghĩa”; nhờ đó, Việt Nam mới phát triển nhiều mặt để có bộ mặt phồn vinh như hôm nay về kinh tế, đời sống người dân ngày một được cải thiện và nâng cao, chứ không phải kinh tế thị trường định hướng XHCN…”.
Đây thực chất là những luận điệu phi lịch sử, phản khoa học và phản động. Mục đích của những kẻ tung ra luận điều này rất rõ ràng là muốn xóa bỏ CNXH, thay đổi thể chế chính trị, hướng lái nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa; bên cạnh đó là làm cho quần chúng nhân dân hoài nghi, bi quan, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Nói như vậy, luận điệu mà chúng nêu trên liệu có cần tranh luận? Chắc hẳn là không. Tuy nhiên cũng nên nói rõ để không “thật, giả, vàng, thau lẫn lộn”.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của dân tộc Việt Nam. Lịch sử dân tộc nửa cuối thế kỷ XIX và ngót nửa đầu thế kỷ XX, đất nước không được độc lập, nhân dân không được tự do. Các phong trào từ “Cần Vương”, “Khởi nghĩa nông dân”, đến phong trào “Đông Du”, phong trào “Giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản dân tộc”… đều thất bại, cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc.
Trong điều kiện đó, Nguyễn Ái Quốc đã đưa lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười, cách mạng vô sản về Việt Nam. Từ khi có Đảng, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng đất nước theo con đường CNXH, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nói như thế để thấy, con đường cách mạng vô sản tiến bộ là phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, CNXH là sự lựa chọn của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Độc lập dân tộc là gắn liên với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn của nhân dân. Nhân dân là cội nguồn sức mạnh, chủ thể quyết định vận mệnh của dân tộc và non sông đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam một lòng phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Ngoài lợi ích của dộc tộc, nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác.
Nhân dân một lòng theo Đảng. Lý tưởng cộng sản là sự lựa chọn của nhân dân. Kiên định con đường đi lên CNXH là sự kiên định con đường thực tiễn mà nhân dân ta đang đi, kiên định mục tiêu thực hiện mà chúng ta đang hướng tới, là tiếp nối thành quả cách mạng của nhân dân ta và nâng lên tầm cao mới phù hợp với điều kiện lịch sử.
Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta tiếp tục con đường đã lựa chọn, kiên định mục tiêu CNXH mà tính đúng đắn, khoa học, cách mạng đã được thực tiễn chứng minh để xây dựng nước ta thực sự giàu mạnh, dân chủ, văn minh, nhân dân ta thực sự có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Kiên định con đường đi lên CNXH là phù hợp với quy luật lịch sử, chứ không phải là “đi vào vết xe đổ của Liên Xô” như sự xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. CNXH hiện thực sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 không chỉ có ảnh hưởng quốc tế sâu rộng mà còn làm thay đổi tiến trình lịch sử thế giới trong suốt thế kỷ XX và cho đến tận ngày nay.
CNXH từ lý luận khoa học đã trở thành hiện thực sinh động; từ một nước trở thành hệ thống XHCN thế giới, trở thành lực lượng cách mạng thúc đẩy nhân loại phát triển và phẩm giá con người trong lòng xã hội được thực thi… Liên Xô sụp đổ là sự kiện địa chính trị lớn nhất của thế kỷ XX làm đau đớn nhân loại tiến bộ. Song nó phản ánh sự sai lầm về một mô hình khi đã xa rời những vấn đề mang tính nguyên tắc của CNXH.
Bên cạnh đó cũng phải nói rõ, những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử đạt được trong hơn 30 đổi mới đến nay mà nhân dân ta đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng, là thành tựu của công cuộc đổi mới, thành tựu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chứ không phải là “kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa” như các thế lực thù địch xuyên tạc.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là “nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" (Đảng Cộng sản Việt Nam: “Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, tr.102). Đây là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, là thành quả phát triển, hoàn thiện về mặt tư duy lý luận của Đảng và thực tiễn phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Kinh tế thị trường định hướng XHCN có đặc trưng mang tính đặ c thù, khác căn bản về chất so với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà đến những kẻ ngu ngơ nhất cũng không thể đánh đồng.
Thủ đoạn của thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động là xuyên tạc về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên CNXH ở nước ta, xuyên tạc kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhằm mục đích hướng lái cách mạng Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa; tác động, tiêm nhiễm tạo nhận thức lệch lạc, hoài nghi, tư tưởng hoang mang, dao động, từ đó suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân cần nâng cao ý thức cảnh giác và tăng cường đấu tranh tranh phản bác, làm thất bại âm mưu phản cách mạng nguy hiểm này.


HỒ CHÍ MINH - MỘT CON NGƯỜI VÌ NƯỚC VÌ DÂN


Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ cộng sản đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng con người khỏi áp bức, bất công. Trước lúc đi xa, Người đã để lại cho dân tộc ta, nhân dân ta một di sản vô cùng quý giá – Bản Di chúc thiêng liêng.
Trong Di chúc, điều làm nên giá trị tinh thần lớn lao và mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc là tư tưởng vì con người và giải phóng con người của Hồ Chí Minh. Mỗi lời căn dặn của Người trong Di chúc đều hàm chứa những tư tưởng nhân văn cao đẹp, tất cả vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền con người luôn gắn liền với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”(Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb.CTQG, Hà Nội, tập 4, tr.64).
Lúc sinh thời, Người luôn tâm niệm một ham muốn, là: “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb.CTQG, Hà Nội, tập 4, tr.64).
Trong Di chúc, Người dành cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội tình yêu thương bao la, sự quan tâm lớn lao cả về vật chất và tinh thần. Đối với thương binh “những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình”, Người căn dặn: “Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.
“Đối với cha mẹ, vợ con của thương binh và liệt sĩ mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ đói rét”. Với những người nông dân Việt Nam, Người dành sự cảm thông về những hy sinh, chịu đựng gian khổ của đồng bào qua hàng trăm năm bị phong kiến, thực dân đàn áp, bóc lột.
Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân “để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”.
Đối với phụ nữ, Người yêu cầu: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”. Với đoàn viên và thanh niên: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên””. Theo Người: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
“Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu.., thì Nhà nước phải vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”.
Ngay cả khi nói về việc riêng, trong Di chúc cũng toát lên tư tưởng “vì mọi người” của Hồ Chí Minh. Trước lúc ra đi “gặp cụ Các Mác, cụ Lênin”, Người vẫn chỉ nghĩ đến cuộc sống của nhân dân: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Những lời căn dặn của Người đối với các tầng lớp nhân dân, đó là sự thấu hiểu, quan tâm sâu sắc, chăm lo chu đáo, bù đắp bằng những việc làm thiết thực đối với những con người phải gánh chịu mất mát, hy sinh trong chiến tranh.
Sự quan tâm của Người không chỉ về vật chất mà còn phải chăm lo bồi dưỡng và phát triển con người; không chỉ dừng lại ở sự giúp đỡ, cải thiện đời sống mà điều quan trọng là Đảng và Nhà nước phải tổ chức, tạo điều kiện cho nhân dân vươn lên làm chủ cuộc sống của mỗi người.
Theo Người, con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, khi mỗi người dân tìm thấy niềm vui trong công việc và được sống bằng chính sức lao động của mình. Mong muốn của Người là mọi thành viên trong xã hội ai cũng được góp công sức vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc và ai cũng được hưởng thành quả của cách mạng đem lại.
Để những mong ước trên trở thành hiện thực, Người căn dặn Đảng và Nhà nước phải quan tâm “xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh”. Người chỉ ra những việc cần làm ngay sau khi chiến tranh kết thúc, như: “Khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế. Phát triển công tác vệ sinh, y tế. Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân, như phát triển các trường nửa ngày học tập nửa ngày lao động”.
Đồng thời: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Có thể nói, bản Di chúc của Người là một chương trình toàn diện về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.
Người cho rằng, đó “là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn”, là nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước phải thực hiện sau chiến tranh. Vì vậy, Người căn dặn: “Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo để tránh bị động, thiếu sót và sai lầm” và “cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.
Theo Người, yếu tố quyết định để Đảng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ to lớn đó: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”; “Phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”.
Đặc biệt, Người dành sự quan tâm lớn đến việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Người luôn trăn trở, lo lắng về những nguy cơ của chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí... của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Người cho rằng, phòng chống những căn bệnh đó là điều kiện tiên quyết, cơ bản nhất để bảo đảm sự vững mạnh của Đảng và chế độ.
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 50 năm qua, Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo nhân dân ta làm tốt những điều căn dặn của Người. Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Từ một nước nghèo, chậm phát triển, Việt Nam đã vươn lên nhóm nước đang phát triển, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh trong khu vực và thế giới. Các lĩnh văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống nhân dân được nâng cao, tuổi thọ trung bình tăng, công tác xoá đói giảm nghèo đạt những thành tựu to lớn được thế giới đánh giá cao. An ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.
Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng đã tạo được nhiều dấu ấn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng; không khí dân chủ trong Đảng và trong xã hội ngày càng được phát huy; sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên nhiều, tạo thế và lực mới cho đất nước tiếp tục trên đà phát triển, từng bước xây dựng đất nước ta “đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, như ước nguyện của Người. 
Với những thành quả to lớn đạt được trong 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta tin tưởng rằng, giá trị thời đại và tư tưởng nhân văn của bản Di chúc sẽ tiếp tục soi sáng các mục tiêu, những bước đường của dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dẫu vẫn còn rất nhiều khó khăn và thử thách, nhưng với khối đại đoàn kết toàn dân, ý chí tự cường và khát vọng phát triển của nhân dân Việt Nam, phát huy sức mạnh toàn dân tộc và sức mạnh thời đại, kiên định trên con đường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, nhất định sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng và nhân dân ta sẽ đi đến thành công.


VIỆT NAM - Biểu tượng HÒA BÌNH!



Lí do phù hiệu VIỆT NAM rất to trên áo của các Sĩ quan gìn giữ hòa bình của ta bên Châu Phi.
Ở Nam Sudan, mỗi vùng đều do một lực lượng, bộ tộc hay phe phái có vũ trang chiếm cứ và “bắn nhau suốt ngày”.
Các đoàn công tác hoặc cứu trợ của Liên Hợp Quốc đi qua ranh giới những khu vực đó là cả một vấn đề nan giải bởi các tay súng rất thích gây khó dễ, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Một số sĩ quan liên lạc người Việt Nam ta thường được tín nhiệm giao nhiệm vụ dẫn đoàn xe Liên Hợp Quốc đi qua các vùng này, bởi mỗi khi bị chặn lại, chỉ cần sĩ quan liên lạc nói: "Chúng tôi là sĩ quan Việt Nam!" thì hầu hết những tay súng ở Nam Sudan đều ồ lên và nói: "Việt Nam - Hồ Chí Minh". Ngay lập tức đoàn xe của Liên Hợp Quốc được đi qua rất dễ dàng, bất kể đó là phe nào.
Rút kinh nghiệm việc này, từ các chuyến công tác sau, sĩ quan Việt Nam ngoài treo cờ thường gắn thêm dòng chữ VIỆT NAM thật to trên xe. Phù hiệu trên ngực áo cũng được thay bằng dòng chữ Việt Nam to hơn.