Social Icons

Pages

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh mới

Từ nửa cuối năm 2016 đến nay, tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tác động nhiều chiều tới môi trường đối ngoại của nước ta. Thế giới đang trong thời kỳ quá độ chuyển từ trật tự “nhất siêu, đa cường” sang một trật tự mới với đặc điểm nổi bật là “đa trung tâm, đa tầng nấc”. Quan hệ giữa các nước lớn, nhất là giữa ba nước Mỹ - Nga - Trung Quốc cũng có những thay đổi sâu sắc. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến nhiều diễn biến nhanh chóng, nhất là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ dẫn đến thay đổi tương quan so sánh lực lượng; tiến trình hội nhập khu vực Đông Nam Á đã chuyển sang giai đoạn mới với việc hình thành các cộng đồng ASEAN; tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, khó có thể dự báo chính xác được chiều hướng vấn đề trong thời gian tới. Vì vậy, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là mục tiêu, là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.

TIẾP TỤC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI THẾ LỰC BÀNH TRƯỚNG XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN LÃNH THỖ VIỆT NAM


Sau một thời gian ngắn rút khỏi Bãi Tư Chính, Trung Quốc tiếp tục hiện diện trở lại xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Chúng ta cần xác định vụ việc này không phải là tranh chấp lãnh thổ, mà đây là hành động Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chúng ta cần tăng cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng nhiều hình thức và biện pháp:
Thứ nhất, Tạo dư luận quần chúng trong nước và quốc tế trong đấu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Mục tiêu của công tác tuyên truyền là để nhân dân tin, nhân dân ủng hộ va tạo nên một làn sóng dư luận quần chúng trong nước va quốc tế. Từ đó, chúng ta sử dụng dư luận quần chúng trong nước va quốc tế gây sức ép buộc phía Trung Quốc phải dừng mọi hành động vi phạm chủ quyền biển đảo. Đồng thời qua dư luận quần chúng, đạp tan âm mưu thủ đoạn của thế lực bành trướng Trung Quốc và các thế lực phản động khác về vấn đề Biển Đông. Đây cũng là thước đo tinh thần đoàn kết và là thước đo sự ủng hộ của quốc tế đối với chúng ta trong quá trình đấu tranh bảo vệ Biển Đông.
Thứ hai, Thực hiện đối ngoại nhân dân đâu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước trên cơ sở phát huy vai trò của toàn dân trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, giải pháp ngoại giao là một lĩnh vực đấu tranh Việt Nam ưu tiên lựa chọn hàng đầu, nhất là trong đấu tranh phản bác lại luận điệu, thông tin xuyên tạc sai sự thật về biển, đảo của Trung Quốc và các thế lực thù địch.
Hoạt động ngoại giao được tổ chức ở nhiều cấp độ: Từ ngoại giao Đảng, ngoại giao Nhà nước đến ngoại giao nhân dân. Đối ngoại nhân dân được xác định là một trụ cột để phát huy sức manh cua toàn dân trên mặt trận ngoại giao. Trong lịch sử dân tộc nền ngoại giao nhân dân đã có những đóng góp không nhỏ vào sự thành công của cách mạng. Trước tình hình mới, đế nền ngoại giao nhân dân tiếp tục có những đóng góp thiết thực, hiệu quả bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất va toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và thực hiện nền ngoại giao nhân dân một cách linh hoạt, sáng tao ở nhiều hình thức, cấp độ. Phát huy khả năng ngoại giao của từng cá nhân, tổ chức, đoàn thể, từ trung ương, đến địa phương. Trong đó, cần chú trọng tranh thủ khả năng ngoại giao của những cá nhân, tổ chức có quan hệ, cô tiếng nói với nhân dân và chính quyền Trung Quôc và các nước khác, như: Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, Mỹ... để từ đó, nhân dân là cầu nối tuyên truyền cho thế giới hiểu đúng, ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trên Biển Đông. Thường xuyên, liên  tục và bền bỉ vận dụng linh hoạt, sáng tạo sức mạnh của nhân dân trên lĩnh vực ngoại giao đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.
Thứ ba, Phát động sức mạnh của nhân dân trong đấu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch trên cơ sở lịch sử và luật pháp quốc tế
Cuộc đấu tranh của dân tộc ta là cuộc đấu tranh chính nghĩa “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” và như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn”. Đó chính là việc chúng ta phát động sức mạnh của nhân dân đấu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch trên cơ sở lịch sử và luật pháp quốc tế chứ không phải là biểu dương lực lượng: Mít tinh, biếu tình, đạp phá trụ sở cơ quan ngoại giao, công ty của Trung Quốc.
Thứ tư, Xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước trên cơ sở độc lập, chủ quyền là thiêng liêng bất khả xâm phạm
Độc lập chủ quyền là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Song đoàn kết, hữu nghị, yêu chuộng hòa bình, trọng tình nghĩa là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, chúng ta ta tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền Biển Đông với tinh thần xây dựng, kế thừa tình hữu nghị “ bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Đòi hỏi từ hành động đến nhận thức của chúng ta là kiên quyết đấu tranh chống lại một bộ phận có tư tưởng hành động ngang ngược, hiếu chiến, bành trướng lãnh thổ trong chính quyền Trung Quốc chứ không phải chống lại toàn bộ nhân dân Trung Quốc. Cho nên, chúng ta phải kịp thời tổ chức công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những hành động quá khích như: Mít tinh, biểu tình, đạp phá cơ sở kinh tế của nhà đầu tư Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn chặn những hành động bạo lực, thù hằn đối với những du khách là người Trung Quốc.
Bên cạnh cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, để khơi dậy và phát huy truyền thống hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc, chúng ta tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa văn nghệ giữa nhân dân hai nước. Qua những hoạt động đó, phát huy vai trò của nhân dân trên cả 3 phương diện: Một là, qua đó để tuyên truyền, vận động nhân dân Trung Quốc hiểu và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta. Hai là, qua nhân dân để thể hiện thiện chí, mong muốn Nhà nước Trung Quốc sớm chấm dứt mọi hoạt động xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; tôn trọng, giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước đã từng có trong lịch sử. Ba là, thông qua nhân dân thể hiện quyết tâm kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc đến cùng với tinh thần của chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam.

LUẬN ĐIỆU NHẢM NHÍ, TRƠ TRÁO CỦA TRẦN QUỐC VIỆT


Gần đây, trên nhiều diễn đàn phản động xuất hiện bài viết Nếu ai cũng đứng bên lề thì quê hương… của Trần Quốc Việt. Với lời lẽ hàm hồ, nhảm nhí, Trần Quốc Việt muốn “theo gót” đồng đảng gây nhiễu loạn thông tin, hòng xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phá hoại cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân ta. Đây là “chiêu trò” quen thuộc của các phần tử cơ hội chính trị, phản động “nhân dịp” toàn Đảng, toàn dân ta đang gấp rút chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
1. Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam
Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng, với đất nước là sự lựa chọn tất yếu, là ý nguyện của toàn dân. Đảng ra đời, phát triển hoàn toàn vì đất nước, vì dân tộc, vì nhân dân chứ không có mục đích nào khác. Hầu hết những người Việt Nam yêu chuộng hòa bình đều hiểu rõ một điều, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng không giành quyền lực với bất kỳ đảng nào khác, mà Đảng ta đã được chính nhân dân tin tưởng, lựa chọn giao cho trọng trách lãnh đạo đất nước. Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, ngoài Đảng Cộng sản, ở nước ta còn có sự tồn tại của hai đảng (Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam cách mạng đồng minh hội); nhưng khi quân Tưởng rút khỏi Việt Nam, hai đảng này cũng cuốn gói chạy theo. Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam “đứng mũi chịu sào” “đồng cam cộng khổ” với nhân dân, trở thành hạt nhân chính trị tập hợp, quy tụ mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh Việt Nam để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng đất nước, thu non sông về một mối. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam chính là sự hiện thân cho quyền lực chính đáng từ trong lịch sử.
Trong tình hình mới, Đảng Cộng sản Việt Nam là người khởi xướng, lãnh đạo, tổ chức thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước. Qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiến dài về mọi mặt, có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Sự thật mãi mãi là như vậy! Nhưng vẫn có những kẻ u mê, ngu muội như Trần Quốc Việt, vì những mục tiêu hèn hạ của cá nhân đã đơ ra những lời lẽ xuyên tạc, nhảm nhí. Những lời lẽ đó chẳng thể dối lừa được bất kỳ ai, có chăng chỉ vạch trần bộ mặt trơ tráo, vong ơn của Trần Quốc Việt và cần phải thải loại Y ra “ngoài lề” con đường phát triển của dân tộc.
2. Nhân dân Việt Nam không thờ ơ, không “đứng bên lề”
Không chỉ trơ tráo, vong ơn, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Trần Quốc Việt còn ra sức “tô vẽ” cho một tương lai nô lệ và tiêu vong của dân tộc. Theo y, căn nguyên là mỗi người dân đang thờ ơđứng bên lề, chưa dốc sức cho cuộc đấu tranh trường tồn, vì tự do và dân chủ. Luận điệu “xưa cũ” này không ngoài mục đích gây chia rẽ, kích động, hòng đối lập Đảng với nhân dân, tạo sự xa cách, oán thán, thù ghét, tẩy trừ cán bộ và đảng viên của Đảng. Nhưng, một lần nữa thực tế khách quan đã đáp trả thích đáng những luận điệu xuyên tạc của Trần Quốc Việt. Bởi, hiện nay, dân chủ ở nước ta ngày càng được mở rộng, tăng cường và có cơ chế để bảo đảm thực hiện trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Quyền lực nhà nước thực sự thuộc về toàn dân, chứ không hề nằm trong tay một tổ chức, một nhóm hay một cá nhân nào. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Nhân dân có quyền tố cáo, khiếu nại các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thỏa đáng. Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng các ý kiến đóng góp của nhân dân, kể cả các ý kiến phản biện mang tính xây dựng. Quyền dân chủ còn được thể hiện qua các cơ quan đại diện như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể… Mọi vấn đề thiết yếu của đất nước đều được Đảng, Nhà nước đưa ra bàn thảo, xin ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân trước khi quyết định.
Đồng thời, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhân dân ta đã và đang hăng hái tham gia các công việc của đất nước, của địa phương, tham gia quản lý xã hội, theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Người dân được kiểm tra, giám sát mọi vấn đề, mọi công việc của đất nước là biểu hiện cao nhất của tinh thần dân chủ thực sự. Điều này không phải công dân của quốc gia nào cũng có được. Không cần đến một “miếng da lừa” có phép màu với những điều ước thần kỳ như Trần Quốc Việt, mà người dân Việt Nam đang dùng đúng sức mạnh, khả năng vốn có của mình để xây dựng tương lai tươi đẹp, hạnh phúc.
Tóm lại, những luận điệu nhảm nhí, trơ tráo, phản động của Trần Quốc Việt không thể phủ nhận được một chân lý hiển nhiên: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng “đạo đức, trí tuệ, văn minh”, có đầy đủ uy tín, trí tuệ, bản lĩnh, kinh nghiệm lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nhân dân Việt Nam chắc chắc sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trần Quốc Việt và những kẻ phản động đang từng ngày từng giờ “chọc gậy bánh xe” cản đường phát triển của dân tộc sẽ bị gạt sang “lề đường”./.


MỐI QUAN HỆ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” VỚI “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG NỘI BỘ

Thuật ngữ “diễn biến hòa bình” xuất hiện lần đầu trong đời sống chính trị thế giới vào năm 1949. Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Dean Akison, trong một bức thư gửi Tổng thống Truman đã sử dụng khái niệm “diễn biến hòa bình” để chỉ sự chuyển hóa các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) thành tư bản chủ nghĩa. “Diễn biến hòa bình” do các nhà hoạch định chiến lược phương Tây soạn thảo từ cuối những năm 40 của thế kỷ 20, sau đó tiếp tục được bổ sung và hoàn chỉnh thành chiến lược vào cuối thập niên 80 của thế kỷ 20.
“Diễn biến hòa bình” là chiến lược của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực phản động quốc tế thực hiện dưới một phương thức mới, thủ đoạn mới, phi quân sự để chống phá, đẩy lùi và đi tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

“Diễn biến hòa bình” gần đây có những biến thái mới (*):
Chủ thể của “diễn biến hòa bình” không chỉ là các thế lực thù địch (TLTĐ), các nước đế quốc chủ nghĩa mà còn cả các nước theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, bành trướng và bá quyền. Theo đó, động cơ chính trị của “diễn biến hòa bình” đã chuyển từ đấu tranh ý thức hệ là chính sang đấu tranh vì lợi ích dân tộc cục bộ là chính. Phương thức hoạt động của “diễn biến hòa bình” tập trung vào gây sức ép về kinh tế - tài chính và tấn công mạng thông tin; chuyển trọng tâm từ bên ngoài tác động vào trong các nước sang thúc đẩy các hoạt động chống đối ngay bên trong nội địa, trong nội bộ và tại chỗ là chính. “Diễn biến hòa bình” đã phát triển đến đỉnh cao, đến mức có thể coi là một “công nghệ”, đó là “công nghệ lật đổ”. Triệt để sử dụng các trang mạng xã hội trên internet và vai trò của các tổ chức phi chính phủ để gieo mầm, thúc đẩy “xã hội dân sự”, khởi động sự phản kháng của các phần tử chống đối ở trong nước biểu tình phản đối để lật đổ chế độ. Mục tiêu chủ yếu của “diễn biến hòa bình” là làm thay đổi tính chất quốc gia, dân tộc của chế độ chính trị của các nước theo hướng có lợi cho CNĐQ và cường quyền về lợi ích địa - chính trị và địa - kinh tế thay vì mục tiêu chính trị cực đoan.
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” xuất hiện lần đầu trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng (năm 2011): “Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diễn biến phức tạp”. Đại hội XII, Đảng ta nhận định: “những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp”.
“Tự diễn biến” được hiểu theo nghĩa là sự suy đồi ngay từ nội bộ, sự thay đổi theo chiều hướng xấu, chiều hướng tiêu cực. “Tự diễn biến” xảy ra ở hai phạm vi: đối với cá nhân và tổ chức. “Tự diễn biến” đối với cá nhân là sự thay đổi về nhận thức chính trị - xã hội, thay đổi về quan điểm, tư tưởng theo chiều hướng tiêu cực, xấu đi, nhận thức và hành động xa rời, nhận thức đi ngược lại chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. “Tự diễn biến” đối với tổ chức là có những thay đổi ở tầm vĩ mô về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, làm thay đổi bản chất chính trị, thậm chí làm suy yếu và tan rã tổ chức đó. “Tự diễn biến” của cá nhân có thể dẫn đến sự thay đổi của tập thể, tổ chức. “Tự diễn biến” của tổ chức chi phối, áp đặt, điều khiển đối với cá nhân trong tổ chức đó.
“Tự chuyển hóa” là hậu quả tất yếu của quá trình “tự diễn biến”, nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII đã chỉ ra những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong đó đáng chú ý nhất là các biểu hiện sau: (1) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”. (2) Phản bác, phủ nhận nền dân chủ XHCN, Nhà nước pháp quyền XHCN; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”. Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. (3) Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. (4) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. (5) Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi “phi chính trị hóa” quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an. (6) Móc nối, cấu kết với các TLTĐ, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.
“Diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời và tác động lẫn nhau. Đó là mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan, giữa nhân tố bên ngoài và bên trong. “Diễn biến hòa bình” thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đến lượt nó “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thúc đẩy “diễn biến hòa bình”, trong đó “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là nhân tố bên trong quan trọng nhất.
Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đã khẳng định điều đó. Các TLTĐ thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với Liên Xô và các nước XHCN. Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, giới hiếu chiến trong ban lãnh đạo Mỹ đã có kế hoạch chống phá toàn diện Liên Xô. Nhiều trung tâm Xô Viết học ra đời tại Mỹ và các nước Tây Âu khác về thực chất là những cơ quan tình báo nghiên cứu, soạn thảo chính sách chống Liên Xô và các nước XHCN khác. Các Chính phủ Mỹ thời Rigân, Bush, Clintơn đã ra nhiều chỉ lệnh chống phá Liên Xô và các nước XHCN trên tất cả các lĩnh vực. Thông qua các chiêu bài viện trợ nhân đạo để cung cấp tài chính cho các tổ chức đối lập: Công đoàn đoàn kết của Ba Lan, Luận bàn dân chủ của Hungary, Luận đàm mới của Cộng hòa dân chủ Đức, Luận đàm công dân ở Tiệp Khắc, Tính công khai của Bungary, v.v. Nhưng quan trọng nhất là sự suy thoái của Đảng Cộng sản Liên Xô diễn ra trước hết và chủ yếu ở các đảng viên giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt các cấp. Goócbachốp sau đó đã từng thừa nhận: mục tiêu của toàn bộ cuộc đời tôi là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Đây là nguyên nhân chủ quan chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
Sau khi thua Việt Nam bằng súng đạn, Mỹ đã thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam. Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng đã xác định “diễn biến hòa bình” của các TLTĐ là một trong bốn nguy cơ. Từ Đại hội VIII đến nay, nghị quyết các đại hội và nhiều nghị quyết Trung ương đã nhấn mạnh phải kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong đó đề cao ngăn chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch”.
Nói tóm lại “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, đó là mối quan hệ giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, trong đó nhân tố chủ quan là quan trọng nhất. Phải tăng cường đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đồng thời phải đẩy mạnh đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”. Làm tốt cuộc đấu tranh này, chúng ta sẽ bảo vệ được Đảng, được chế độ, đưa đất nước vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.



VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG THAM NHŨNG VÀO ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


Đề cập đến vấn đề tham nhũng Hồ Chí Minh thường dùng từ tham ô (hoặc nhũng lạm) và hay gắn với tệ quan liêu, lãng phí. Theo Người, “Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô. - Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”. Người còn cho rằng, “tham ô là trộm cướp”. Người lên án: “Tham ô là hành động xấu xa nhất của con người... Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, có hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, có hại đến đạo đức cách mạng”, “tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi, đê tiện nhất trong xã hội”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra nguyên nhân, nguồn gốc và điều kiện phát sinh tham nhũng. Về khách quan, Hồ Chí Minh cho rằng, tham ô, lãng phí là căn bệnh “tứ chứng nan y” của mọi nhà nước, dù Nhà nước Phong kiến, Nhà nước Tư bản hay Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa nếu không có sự giáo dục sâu sắc và mọi hoạt động của nhà nước không được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thì khó tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí; những người có chức có quyền, dù to hay nhỏ đều có điều kiện để tham nhũng.
Người coi tham ô, lãng phí, quan liêu là “kẻ địch”, là “giặc nội xâm”, “là cái xấu xa do xã hội cũ để lại, là như cái ung nhọt còn sót lại trên thân thể của người khổng lồ”, “kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Nó là kẻ thù rất nguy hiểm, vì không mang gươm, mang súng và nằm trong các tổ chức, ở mỗi cán bộ, đảng viên để làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của cán bộ ta; phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính. Vì vậy, “chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị”.
Vận dụng tư tưởng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng vào việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay cần thực hiện tốt một số nội dung, giải pháp cơ bản sau:
Một là, giáo dục nâng cao nhận thức, phát huy vai trò đấu tranh chống tham nhũng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Hai là, tiếp tục  xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo đảm công tác phòng chống, tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả.
Ba là, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Bốn là, không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức.
Năm là, tích cực phát hiện, xử lý nghiêm các biểu hiện, hành vi tham nhũng.
Sáu là, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng để ngăn chặn từ gốc nguyên nhân phát sinh tham nhũng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Lời dạy của Bác về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là vô cùng sâu sắc và hết sức quý báu. Thực hiện tư tưởng của Người, chống tham nhũng là trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên và nhân dân ta nhằm loại trừ những con “sâu”, “mọt” – kẻ thù nguy hiểm đang âm ỉ tấn công phá hoại, làm hạn chế sự phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới hội nhập và phát triển. Hiện nay, tham ô, tham nhũng là những hành động tiêu cực biểu hiện dưới nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi khác nhau. Do đó, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt phát huy trò của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, có như vậy mới xây dựng Đảng, Nhà nước ta trong sạch, vững mạng thực sự của dân, do dân, vì dân.


Đoàn kết - lời căn dặn thiết tha trong Di chúc của Bác Hồ


Tư tưởng đoàn kết trong Đảng làm hạt nhân đại đoàn kết dân tộc của Bác Hồ có ý nghĩa chiến lược, nó là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó đã động viên và phát huy cao độ sức mạnh của động lực dân tộc và giai cấp, tranh thủ được sự đồng tình quốc tế.
Đoàn kết là một truyền thống cực kì quý báu của Đảng ta”. Bác căn dặn “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Bác dặn đoàn kết không có nghĩa là xuôi chiều, dễ người dễ ta. Để trong Đảng đoàn kết, trở thành một khối thống nhất phải thật sự nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình, và phải chỉnh đốn lại Đảng. Bác không coi đó là một biện pháp tình thế mà là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, là sự vận động của bản thân Đảng trong quá trình phát triển của cách mạng. Khi cách mạng khó khăn, chỉnh đốn Đảng để xây dựng ý chí kiên định, tránh tình trạng dao động, bi quan. Khi cách mạng thắng lợi, chỉnh đốn Đảng để ngăn ngừa bệnh kiêu ngạo, chủ quan, tự mãn. Khi Đảng cầm quyền chỉnh đốn để tránh những sa ngã, thoái hoá biến chất, tự đánh mất mình, “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch”