Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

TÀ MƯU & CHÍNH NGHĨA

Những kẻ tà mưu “đục nước béo cò”
Lượn một vòng trên một số trang mạng, soi chiếu 360 độ, tôi rất thích những bài viết với ngôn ngữ có phản biện, có tính xây dựng; bên cạnh, tôi cũng gặp một số bài viết mà tìm mãi trong đó không có một câu nào có âm hưởng của sự tử tế. Bởi ai cũng có thể dễ nhận ra trong những bài viết của những kẻ chống phá chế độ và Nhà nước Việt Nam, là những kẻ “đục nước béo cò” – thường nhắc lại những sai lầm chính sách trong quá khứ (mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã công khai thừa nhận và khắc phục, sửa chữa), để cố suy diễn quy nạp ngụy chứng cho rằng những sai lầm bắt nguồn từ bản chất của Đảng Cộng sản. Như việc viện dẫn từ việc một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, một số vụ việc nghiêm trọng dẫn tới thất thoát nhiều tài sản nhà nước. Những kẻ “vơ đũa cả nắm” này suy diễn khẳng định rằng do vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nên Đảng Cộng sản Việt Nam đã dung dưỡng các doanh nghiệp nhà nước, đã ưu ái doanh nghiệp nhà nước một cách vô lối dẫn tới sự kém cỏi trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước… Vậy bao nhiêu là doanh nghiệp tư nhân phá sản thì do đâu hay là quy hết về do bản chất của kinh tế thị thường?

Di chúc và thần tượng

Thần tượng trong xã hội bây giờ không phải là chuyện gì xa lạ, nhất là trong giới trẻ. Các bạn trẻ bây giờ hầu như ai cũng lựa chọn cho mình 1 ai đó (có thể là diễn viên, ca sỹ, cầu thủ, có thể là người Việt Nam hoặc nước ngoài…) mà bản thân họ yêu thích, ngưỡng mộ và coi đó là thần tượng của mình. Và tất nhiên, có thể “thần tượng” trong đó có thể sẽ thay đổi vì gu thẩm mỹ và sở thích có thể thay đổi. Chuyện đó cũng là việc rất bình thường.

Thư của một lãnh đạo nhân ngày Khai giảng năm học mới.

Năm học này, tôi mong các em sẽ tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp, những giá trị nhân văn mà chúng ta đã xây dựng được từ trước tới nay. Đồng thời, tôi xin chia sẻ với các em ba điều. Một là siêng năng đọc sách, hai là học giỏi ngoại ngữ, ba là rèn luyện thể chất và kỹ năng sống.
Sách là kho tri thức của nhân loại. Vì vậy, bên cạnh kiến thức và tình thương từ thầy cô giáo, đọc sách là một phương thức học tập quan trọng.
Đọc sách là cách để các em tự khám phá, tìm hiểu bản thân và vạn vật xung quanh. Đọc sách sẽ giúp các em có tầm nhìn rộng mở về thế giới, có tri thức và lòng trắc ẩn, có suy nghĩ độc lập và phản biện cá nhân, có tư duy sáng tạo và năng lực tiếp cận cái mới. Đọc sách cũng sẽ giúp các em trở thành người có văn hóa và thẩm mỹ cao, các em sẽ nhìn cuộc sống vui tươi hơn, đẹp đẽ hơn, ứng xử với con người và thiên nhiên nhân ái hơn.

MỘT CÁCH ỨNG XỬ CỦA BÁC!

Đến giờ ta vẫn chưa biết ai là tác giả của sáng kiến này: Tự nhiên anh em bảo nhau khiêng vào nhà Bác (tức là nhà sàn) một cái két sắt. Ta nghĩ rất chân thành với động cơ trong sáng Bác có nhiều tài liệu cơ mật lắm phải bảo vệ cho Bác, giữ cho Bác.
Vào đến nơi, Bác cười bảo: Có lòng với Bác, Bác cám ơn. Bây giờ hãy nhìn ra ngoài cổng đã có các chú bộ đội gác cho Bác rồi; còn trong này, các chú làm việc với Bác cả ngày đến tận tối, riêng chú Kỳ về muộn nhất mười một, mười hai giờ còn nấn ná mãi mới về nhà với vợ, với con. Bây giờ Bác nhận cái két sắt của các chú cho thì chẳng hóa ra Bác không tin các chú, Bác sợ các chú lấy của Bác à?
Nghe vậy mọi người mới ngớ ra, cứ nghĩ một phía như vậy rất là đơn giản, hồn nhiên, còn Bác rất sâu sắc và cân nhắc, Bác bảo: “Thôi bây giờ Bác nhờ các chú khiêng cái két sắt này về cho Bộ Tài chính - Bên đó các chú mới có tiền có vàng, có đá quý chứ Bác thì có gì đâu”. Câu chuyện này do chính đồng chí Vũ Kỳ kể lại, chúng ta hiểu thêm một cách ứng xử Hồ Chí Minh.

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC MỤC TIÊU CNXH TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Cứ “đến hẹn lại lên”, nhằm vào thời điểm đất nước chuẩn bị có những sự kiện trọng đại, các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị lại triệt để lợi dụng để đẩy mạnh các hoạt động công kích, chống phá cách mạng Việt Nam...
Lợi dụng thời điểm tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa phương đang có những chuẩn bị bước đầu để tiến tới đại hội Đảng các cấp, “lộng giả thành chân”, các đối tượng này bắt đầu gia tăng các hoạt động tuyên truyền, chống phá.

TĂNG CƯỜNG “DẠY NGƯỜI”

Năm học 2019-2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tăng cường “dạy người” trong đó nhấn mạnh “tất cả vì học sinh thân yêu”, từ bỏ bệnh thành tích, tập trung thực hiện tốt các khẩu hiệu trong nhà trường… liệu có thực hiện được chỉ đạo này?
Năm học 2019 - 2020, công tác “dạy người” phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, thường xuyên, liên tục.
Đầu tháng 8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD&ĐT tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong năm học mới 2019-2020.
Theo đó, công tác “dạy người” phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, thường xuyên, liên tục.
Cụ thể, tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, kịp thời biểu dương điển hình tốt, xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm, vi phạm.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phải chỉ đạo sâu sát việc tiếp tục đổi mới Lễ Khai giảng năm học mới đảm bảo thực sự “tất cả vì học sinh thân yêu”, thực hiện “5 điều Bác Hồ dạy”…
“Tất cả vì học sinh thân yêu” mà để học sinh đội nắng chờ khai giảng, hát quốc ca bật nhạc có sẵn, nhà vệ sinh trường học thì không được chú ý…Mọi hành động của người lớn chưa thật sự vì học sinh khi nhiều phụ huynh đến giáo viên ganh đua ép trẻ con học để lấy thành tích. Đó là vì người lớn chứ không phải vì học sinh" – Phó Thủ tướng Đam nhấn mạnh.
Các thầy cô giáo phải "soi" lại chính mình
Phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Giáo dục quốc gia vừa qua, nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp nói rằng, nhìn lại các khẩu hiệu trong mỗi nhà trường như “5 điều Bác Hồ dạy”, “tiên học lễ, hậu học văn”, “thi đua dạy tốt – học tốt”, “tất cả vì học sinh thân yêu”…
Soi ngẫm lại, thành thật với chính mình, chúng ta thấy còn nhiều thầy cô giáo chưa thực hiện tốt các khẩu hiệu trên. Năm điều Bác Hồ dạy, lời đầu tiên là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Thế nhưng, khi nghe tiếng nhạc Quốc ca, một số thầy cô vẫn ngang nhiên đi trên sân trường thì thật khó để dạy học sinh rằng yêu Tổ quốc bằng những hành động nhỏ nhất, đó là khi nghe nhạc Quốc ca ta dừng lại, nghiêm trang nhìn lên lá cờ Tổ quốc và hát bằng cả trái tim. Khẩu hiệu “Thi đua dạy tốt – học tốt”, nhiều thầy cô nỗ lực, kiên tâm để có những kết quả đáng nể phục nhưng cũng không ít thầy cô thi đua theo thời vụ hoặc bắt phải thi đua và đôi khi lại ganh đua để đạt được danh gì đó cho vẻ vang, thuận lợi cho dạy thêm. Khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, nhiều thầy cô mẫu mực từng giờ lên lớp, từng lời ăn tiếng nói, mày mò tự học để có những bài giảng hấp dẫn… nhưng không ít thầy cô lười đọc, rất ngại tự học, hay chê bai và bàn lùi với đổi mới. Thậm chí, có không ít thầy cô ngồi quán café hay đi chơi đâu đó, ắp ảnh, ngay lập tức mạng xã hội biết…nhưng với công việc của mình thầy cô không đọc các văn bản, kế hoạch hay tài liệu tham khảo… và không biết ứng dụng CNTT để soạn bài.
Điều đầu tiên phải dạy trẻ tính trung thực
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, hiện nay, điều ghê gớm nhất đang tác động vào xã hội chính là sự giả dối. Chỉ có cái thiện mới là gốc để triệt tiêu điều đó.
"Như vậy, điều quan trọng đầu tiên với bọn trẻ phải là tính trung thực. Trung thực là trẻ thích cái gì thì nói cái đó, không che đậy gì cả, kể cả là sự vụng về" - Nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Thiết nghĩ, chúng ta không thể có học trò có đạo đức lối sống tốt nếu thầy cô chưa thay đổi, chưa là tấm gương tốt từ kiến thức chuyên môn đến lối sống hàng ngày.
Chúng ta không thể dạy đạo đức bằng các khẩu hiệu, bằng các phong trào mà việc nêu gương đạo đức lối sống chính là việc thầy cô trau dồi mỗi phút giây và trò cần học mỗi ngày nên thầy cô không thể trì hoãn.
Chúng ta dạy đạo đức là không cần những thứ cao siêu mà phải gần gũi, thân thiết. Người tốt việc tốt ở ngay trong địa bàn, trường lớp mình với những câu chuyện thật đơn giản chứ không thể áp đăt một con người phải yêu thương ai, yêu cái gì được.