Social Icons

Pages

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

ANH HÙNG LIỆT SĨ TRẦN CỪ LẤY THÂN MÌNH BỊT HOẢ ĐIỂM ĐỊCH

Đồng chí Trần Cừ sinh năm 1920, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Bắc, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, nhập ngũ ngày 19 tháng 8 năm 1945, khi hy sinh, là Đại đội trưởng bộ binh Đại đội 336, Tiểu đoàn 174, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 10 năm 1950, Trần Cừ chiến đấu trên chiến trường Việt Bắc. Trưởng thành từ chiến sĩ lên Đại đội trưởng, đã tham gia hàng chục trận chiến đấu, trận nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí luôn luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, thương yêu đồng đội chăm sóc giúp đỡ chiến sĩ mới, khiêm tốn giản dị, được đồng đội tin yêu mến phục.
Tháng 9 năm 1945, Trần Cừ tham gia đánh quân Nhật và Quốc dân đảng phản động ở thị xã Vĩnh Yên. Đồng chí đã dẫn đầu Tiểu đội, dũng cảm xung phong đánh giáp lá cà với địch, bản thân tiêu diệt 1 tên Nhật, thu 1 khẩu súng.
Đầu năm 1946, trong trận đánh bọn Quốc dân đảng phản động tràn lên cầu Đông Đạo (Vĩnh Yên), Trần Cừ đã dùng súng trung liên diệt hai Tiểu đội địch, giữ vững trận địa đến sáng.
Đầu năm 1948, Trần Cừ chỉ huy trung đội chống càn ở vùng Sơn Đông (Vĩnh Phúc), đánh lui nhiều đợt tiến công của chúng, diệt một tiểu đội địch, bảo vệ được nhân dân. Giặc Pháp đông gấp bội, có 2 ca nô và 4 máy bay khu trục yểm hộ vẫn không sao tiến được vào làng.

PHÁT HUY VAI TRÒ CÁC TỔ CHỨC TRONG PHÒNG CHỐNG TỤ TẬP GÂY RỐI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY


Các khu chế xuất, khu công nghiệp (gọi chung là khu công nghiệp) là nơi tập trung số lượng lớn người lao động, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế các địa phương và đất nước. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà các khu công nghiệp mang lại, ở một khía cạnh khác, đây là nơi tiềm ẩn không ít vấn đề phức tạp, nhạy cảm về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đây là những vấn đề mà các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước triệt để lợi dụng kích động, lôi kéo công nhân, nhân dân ở các khu công nghiệp tụ tập gây rối làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên từng địa bàn và phạm vi cả nước.

TÍCH CỰC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỤ TẬP GÂY RỐI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY


Các khu công nghiệp ở nước ta được hiểu là một phần lãnh thổ quốc gia, được xác định ranh giới rõ ràng; thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp để phục vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các địa phương trên cả nước đã thu hút, triển khai hàng nghìn dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, hình thành hàng trăm khu công nghiệp, trong đó có nhiều khu công nghiệp có quy mô lớn, nhất là trên các địa bàn trọng điểm kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn làm được điều đó, tổ chức đảng, ban quản lý các khu công nghiệp, tổ chức công đoàn các cấp cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để cán bộ, người lao động hiểu rõ, đầy đủ quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, pháp luật Nhà n

GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CHO CÔNG NHÂN VÀ NHÂN DÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP


Các khu công nghiệp ở nước ta là nơi tập trung hàng vạn, có nơi đến hàng chục vạn người lao động, chủ yếu từ nông thôn ra làm việc, sinh sống; phần lớn trong số đó đời sống sinh hoạt còn nhiều khó khăn,… đã làm xuất hiện vô số những vấn đề xã hội nảy sinh. Đây cũng là nơi tiềm ẩn và phát sinh những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng kích động gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội nhất là trong quá trình sản xuất, một số doanh nghiệp ở các khu công nghiệp chưa chú trọng đến mục tiêu, yêu cầu phát triển bền vững, chấp hành không tốt các quy định của pháp luật về lao động, doanh nghiệp, tiền lương, bảo hiểm; chế độ, chính sách liên quan đến đời sống, thu nhập, an sinh xã hội của người lao động chưa được quan tâm đúng mức, v.v. Cùng với đó, công tác thu hồi, đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp chưa thỏa đáng, hiện tượng sản xuất gây ô nhiễm môi trường nhiều nơi còn xảy ra rất nghiêm trọng,… kéo theo tranh chấp, đơn thư khiếu kiện kéo dài gây bức xúc trong cộng đồng, xã hội.

Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh mới


Từ nửa cuối năm 2016 đến nay, tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tác động nhiều chiều tới môi trường đối ngoại của nước ta. Thế giới đang trong thời kỳ quá độ chuyển từ trật tự “nhất siêu, đa cường” sang một trật tự mới với đặc điểm nổi bật là “đa trung tâm, đa tầng nấc”. Quan hệ giữa các nước lớn, nhất là giữa ba nước Mỹ - Nga - Trung Quốc cũng có những thay đổi sâu sắc. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến nhiều diễn biến nhanh chóng, nhất là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ dẫn đến thay đổi tương quan so sánh lực lượng; tiến trình hội nhập khu vực Đông Nam Á đã chuyển sang giai đoạn mới với việc hình thành các cộng đồng ASEAN; tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, khó có thể dự báo chính xác được chiều hướng vấn đề trong thời gian tới. Vì vậy, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là mục tiêu, là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Từ thực tiễn bảo vệ chủ quyền biển, đảo thời gian qua, có thể rút ra một số điểm đáng chú ý sau:

TĂNG CƯỜNG “DẠY NGƯỜI”


Năm học 2019-2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tăng cường “dạy người” trong đó nhấn mạnh “tất cả vì học sinh thân yêu”, từ bỏ bệnh thành tích, tập trung thực hiện tốt các khẩu hiệu trong nhà trường… liệu có thực hiện được chỉ đạo này? 
Năm học 2019 - 2020, công tác “dạy người” phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, thường xuyên, liên tục.
Đầu tháng 8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD&ĐT tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong năm học mới 2019-2020.
Theo đó, công tác “dạy người” phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, thường xuyên, liên tục.