Năm học 2019-2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ
đạo tăng cường “dạy người” trong đó nhấn mạnh “tất cả vì học sinh thân yêu”, từ
bỏ bệnh thành tích, tập trung thực hiện tốt các khẩu hiệu trong nhà trường…
liệu có thực hiện được chỉ đạo này?
Năm học 2019 - 2020, công tác “dạy người” phải được coi là một
nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, thường xuyên, liên tục.
Đầu tháng 8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD&ĐT tăng
cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong năm học mới 2019-2020.
Theo đó, công tác “dạy người” phải được coi là một nhiệm vụ trọng
tâm, hàng đầu, thường xuyên, liên tục.
Cụ thể, tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; Tăng cường đôn đốc, kiểm
tra, kịp thời biểu dương điển hình tốt, xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách
nhiệm, vi phạm.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phải chỉ đạo sâu sát
việc tiếp tục đổi mới Lễ Khai giảng năm học mới đảm bảo thực sự “tất cả vì học
sinh thân yêu”, thực hiện “5 điều Bác Hồ dạy”…
“Tất cả vì học sinh thân yêu” mà để học sinh đội nắng chờ khai
giảng, hát quốc ca bật nhạc có sẵn, nhà vệ sinh trường học thì không được chú
ý…Mọi hành động của người lớn chưa thật sự vì học sinh khi nhiều phụ
huynh đến giáo viên ganh đua ép trẻ con học để lấy thành tích. Đó là vì người
lớn chứ không phải vì học sinh" – Phó Thủ tướng Đam nhấn mạnh.
Các thầy cô giáo phải "soi" lại chính mình
Phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Giáo dục quốc gia vừa qua, nhà
giáo Nguyễn Thị Nhiếp nói rằng, nhìn lại các khẩu hiệu trong mỗi nhà trường như
“5 điều Bác Hồ dạy”, “tiên học lễ, hậu học văn”, “thi đua dạy tốt – học tốt”,
“tất cả vì học sinh thân yêu”…
Soi ngẫm lại, thành thật với chính mình, chúng ta thấy còn nhiều
thầy cô giáo chưa thực hiện tốt các khẩu hiệu trên. Năm điều Bác Hồ dạy, lời
đầu tiên là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Thế nhưng, khi nghe tiếng nhạc Quốc
ca, một số thầy cô vẫn ngang nhiên đi trên sân trường thì thật khó để dạy học
sinh rằng yêu Tổ quốc bằng những hành động nhỏ nhất, đó là khi nghe nhạc Quốc
ca ta dừng lại, nghiêm trang nhìn lên lá cờ Tổ quốc và hát bằng cả trái tim. Khẩu
hiệu “Thi đua dạy tốt – học tốt”, nhiều thầy cô nỗ lực, kiên tâm để có những
kết quả đáng nể phục nhưng cũng không ít thầy cô thi đua theo thời vụ hoặc bắt
phải thi đua và đôi khi lại ganh đua để đạt được danh gì đó cho vẻ vang, thuận
lợi cho dạy thêm. Khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học
và sáng tạo”, nhiều thầy cô mẫu mực từng giờ lên lớp, từng lời ăn tiếng nói,
mày mò tự học để có những bài giảng hấp dẫn… nhưng không ít thầy cô lười đọc,
rất ngại tự học, hay chê bai và bàn lùi với đổi mới. Thậm chí, có không ít thầy
cô ngồi quán café hay đi chơi đâu đó, ắp ảnh, ngay lập tức mạng xã hội
biết…nhưng với công việc của mình thầy cô không đọc các văn bản, kế hoạch hay
tài liệu tham khảo… và không biết ứng dụng CNTT để soạn bài.
Điều đầu tiên phải dạy trẻ tính trung thực
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, hiện nay, điều ghê gớm nhất
đang tác động vào xã hội chính là sự giả dối. Chỉ có cái thiện mới là gốc để
triệt tiêu điều đó.
"Như vậy, điều quan trọng đầu tiên với bọn trẻ phải là tính
trung thực. Trung thực là trẻ thích cái gì thì nói cái đó, không che đậy gì cả,
kể cả là sự vụng về" - Nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Thiết nghĩ, chúng ta không thể có học trò có đạo đức lối sống tốt
nếu thầy cô chưa thay đổi, chưa là tấm gương tốt từ kiến thức chuyên môn đến
lối sống hàng ngày.
Chúng ta không thể dạy đạo đức bằng các khẩu hiệu, bằng các phong
trào mà việc nêu gương đạo đức lối sống chính là việc thầy cô trau dồi mỗi phút
giây và trò cần học mỗi ngày nên thầy cô không thể trì hoãn.
Chúng ta dạy đạo đức là không cần những thứ cao siêu mà phải gần
gũi, thân thiết. Người tốt việc tốt ở ngay trong địa bàn, trường lớp mình với
những câu chuyện thật đơn giản chứ không thể áp đăt một con người phải yêu
thương ai, yêu cái gì được.
Giáo dục con người rất quan trọng, nên cần được quan tâm
Trả lờiXóa