Social Icons

Pages

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Nhận diện thủ đoạn lợi dụng “thư ngỏ, góp ý” Đại hội XIII để chống phá Đảng, nhà nước


Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiến hành các bước chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII. Lợi dụng thời điểm diễn ra sự kiện quan trọng này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, chống phá dưới nhiều hình thức, như “gửi thư”, “trao đổi”, “góp ý cho Đại hội XII”…Hình thức như trên đã trở thành hoạt động mang tính “truyền thống” mỗi kỳ Đại hội Đảng. Nếu thiếu nhận thức chính trị, chỉ nhìn qua những bản góp ý, trao đổi được chuẩn bị khá dày dặn này (có bản dài đến 50 trang) sẽ khiến nhầm lẫn “sự góp ý tâm huyết”. Song kỳ thực, vấn đề đã trở nên cũ rích từ nhiều kỳ đại hội trước được diễn đạt lại với giọng điệu mới tinh vi, được che đậy bởi nghệ thuật sử dụng ngôn từ trau chuốt mà “hoa ngôn xảo ngữ”.

Học Bác: Làm gì để dân quý, dân tin?


Lối sống gần gũi, giản dị, lời nói luôn đi đôi với việc làm của Người là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: Làm gì để dân quý, dân tin!
Nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Cha già kính yêu của dân tộc, điều đầu tiên người ta nhắc tới là sự gần gũi, giản dị, luôn sống và nghĩ cho dân, cho nước trước nhất. Bằng lối sống ấy, Người đã giành trọn niềm tin yêu của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Xin minh chứng câu chuyện về Đại hội lần thứ III của Đảng năm 1960 qua lời kể của, ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về văn hóa-xã hội “Đó là dịp Đại hội lần thứ III của Đảng năm 1960, ông Túc cùng với các ông Đậu Ngọc Xuân, Trịnh Ngọc Thái được Trung ương phân công lo công tác phiên dịch văn kiện, phiên dịch ở hội trường. Buổi tối, Bác Hồ thường xuống động viên anh em phiên dịch và nói chuyện vui. Phát hiện anh Phạm Huy Thông đánh máy nhầm chủ trương xây dựng 400 nhà máy thành 400 nhà bếp, Bác “mắng”: “chú này đúng là mũi nhòm mồm”. Rồi Bác chủ động hỏi han về chế độ ăn uống của anh em làm công tác phục vụ. Khi biết mỗi người được 2 nghìn đồng, lại phải làm ngày làm đêm, trong khi đại biểu dự Đại hội Đảng được 4 nghìn đồng mà chỉ làm việc ban ngày, Bác bảo như thế là không công bằng và yêu cầu phải sửa”.

Thông tin phiến diện, sai lệch về giáo dục cũng là biểu hiện suy thoái


Ít có lĩnh vực nào được xã hội, người dân quan tâm như lĩnh vực giáo dục. Cũng ít có hoạt động nào mà lại liên quan mật thiết đến mọi người, mọi nhà như hoạt động giáo dục. Nói đến giáo dục là nói đến triển vọng và trăn trở của một đời người, tương lai và nỗi lo của cả gia đình, tiền đồ và thử thách của toàn dân tộc.
Triển vọng, tương lai, tiền đồ lớn hay nhỏ; trăn trở, nỗi lo, thử thách nhiều hay ít của nền giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có một yếu tố tuy vô hình nhưng lại có tác động đến sự ổn định, phát triển của giáo dục, đó chính là niềm tin của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.

ĐẢNG VÌ DÂN, DÂN TIN YÊU, MỘT LÒNG THEO ĐẢNG


Lịch sử đã chứng minh, quá trình lãnh đạo cách mạng, dù gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, Đảng luôn bền tâm, vững chí, gắn bó máu thịt với nhân dân, chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trên mọi trận tuyến, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thấm nhuần và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, phấn đấu thực hiện tốt những điều căn dặn của Người trong Di chúc thiêng liêng, sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

CẦN CẢNH GIÁC...!


Luận điểm của bọn tư bản đưa ra nhằm mục đích duy nhất xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng lý luận của Mác không còn đúng với điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta thấy rõ CNTB dù có điều chỉnh thích nghi như thế nào đi chăng nữa thì bản chất vẫn không thay đổi. Tất cả đều vì lợi nhuận của một bộ phận giới giàu có, của bọn đầu sỏ tài chính.
Ngược lại dưới CNXH, mục đích duy nhất là vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng thông qua đường lối, chủ trương, chính sách đều xoay quanh lợi ích của của đại đa số quần chúng nhân dân lao động. Còn việc có một bộ phận cán bộ tham nhũng lãng phí tiền của nhân dân chỉ là một hiện tượng, không phải là bản chất, không phải là phổ biến.
Nhìn vào thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau đổi mới đến nay, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Góp phần vào thành công đó, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng luôn được Đảng ta quan tâm. Công tác phòng, chống tham nhũng luôn được duy trì, đẩy mạnh có chiều sâu, toàn diện, đồng bộ, rõ nét. Bàn về vấn đề này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Cái lò nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu”.
Như vậy, các thế lực thù địch lợi dụng căn bệnh tham nhũng đang nhức nhối trong xã hội để xuyên tạc chủ nghĩa Mác, chống phá lại CNXH. Mỗi chúng ta cần phải cảnh giác trước những luận điểm sai trái này.

SÔI NỔI KHÍ THẾ CUỘC THI OLYMPIC CÁC MÔN KHOA HỌC MAC-LENIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH NĂM 2019


Tối ngày 11/9/2019, tại Hà Nội, Trường Đại học Chính trị tổ chức chung kết Hội thi Ôlympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2019. Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Hùng Oanh, Hiệu trưởng Nhà trường dự và chỉ đạo Hội thi. Tham dự Hội thi, có các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu; đại biểu các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị và toàn thể học viên Nhà trường.
Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là sân chơi trí tuệ, sáng tạo của tuổi trẻ Nhà trường nhằm động viên, khuyến khích phong trào học tập, nghiên cứu các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động thực tiễn cho học viên.