Trong những ngày qua, trên trang mạng “Danlambao” đã đăng tải
bài viết “Đất nước Việt Nam hôm nay còn hay mất?” của bút danh Nguyễn Dân.
Xuyên suốt bài viết này là sự vay mượn, lắp ghép khập khiễng, lố bịch không
đúng với thực tiễn lịch sử Việt Nam nhằm xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ Chủ tịch Hồ
Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019
CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU PHỦ NHẬN CÁC GIÁ TRỊ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC
Xuyên tạc tình
hình giáo dục là âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị
nhằm phủ nhận thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện âm mưu thâm độc này, gần đây một số phần tử
thù địch, cơ hội chính trị núp dưới chiêu bài bàn luận về triết lý giáo dục
Việt Nam đã tung lên không gian mạng những luận điệu phủ nhận giá trị giáo dục
truyền thống của dân tộc đã và đang được kế thừa, phát triển trong chủ trương,
đường lối, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Điển hình là, ngày
29.7.2019, trên trang mạng danlambao.blogspot.com có bài viết với tiêu đề
“Triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay” của kẻ có bút danh Phạm Văn.
MÙA THU NHỚ BÁC!
Mỗi dịp mùa thu, vào mùa khai giảng năm học mới, mùa
tết trung thu, "tết độc lập", nhân dân ta, nhất là thế hệ thanh,
thiếu niên, nhi đồng cả nước lại xúc động nhớ về Người: Chủ tịch Hồ Chí Minh -
con người hiện thân cho cốt cách, phẩm chất Việt Nam, với những hướng đi đúng
đắn cho cách mạng nước nhà, trong đó mở ra một nền giáo dục độc lập và tiến bộ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo
dục. Ngay từ khi ngồi trên ghế trường Quốc học Huế, Người đã tận mắt chứng kiến
thái độ và hành động miệt thị của người Pháp đối với nhân dân Việt Nam. Từ đó,
hun đúc trong Người khát vọng "tự do cho đồng bào" mà một trong những
biểu hiện của nó là: Tự do học tập.
Văn hóa ứng xử học đường góp phần quyết định sự sống còn đối với mỗi nhà trường
Văn hoá ứng xử học
đường là hệ thống các giá trị, chuẩn mực điều chỉnh mối quan hệ
giữa các cá nhân với nhau, cá nhân với cộng đồng trong môi trường giáo dục.
Văn hóa ứng xử học đường thực chất là đề cập đến các giá trị,
chuẩn mực văn hóa điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ,
lời nói của cán bộ, giáo viên, học sinh trong giao tiếp với mọi người xung
quanh. Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục các thế
hệ học sinh.
Âm mưu, thủ đoạn của tổ chức khủng bố Việt Tân
Sau khi ta đấu tranh quyết liệt, vô hiệu hóa
nhiều kế hoạch phát triển lực lượng vào trong nước, bóc gỡ hàng loạt đối tượng
trong nội địa, Việt Tân đã chuyển hướng hoạt động từ chiến dịch Sang sông -
dựng cờ (giai đoạn 2009-2014), sang chiến dịch Đối đầu - công khai (giai đoạn
từ năm 2015-2017) với mục tiêu công khai hóa tổ chức chính trị đối lập ở trong
nước; triệt để lợi dụng các tiện ích của mạng Internet để tuyên truyền, khuyếch
trương thanh thế tổ chức.
Lật tẩy trò "đổi trắng thay đen" trong tham vọng độc chiếm Biển Đông
Truyền thông Trung Quốc thời gian qua dấy lên
những thông tin hoàn toàn sai sự thật, không có căn cứ pháp lý, xuyên tạc sự
thật lịch sử về Biển Đông nhằm “mở mặt trận truyền thông” trong toan tính sâu
xa và nguy hiểm hòng thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Chủ quyền của Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính là không thể bác
bỏ và phủ nhận theo quy định của Công ước UNCLOS 1982
Vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
của Việt Nam
Thoạt đầu những thông tin bịa đặt, xuyên tạc sự
thật lịch sử về Biển Đông chỉ xuất hiện trên các trang tin, báo điện tử… không
chính thống nhưng rồi những thông tin sai trái này được các cơ quan chính thống
của Trung Quốc đăng tải. Khi nhóm tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 vi phạm
nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, một
trong những “lính xung kích” đi tiên phong trong việc tung ra những thông tin
sai trái, “đổi trắng thay đen” là Sohu, một trong những công ty truyền thông
của Trung Quốc, rồi tiếp đó là những trang tin, báo điện tử… Mới đây nhất, Đài
Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng tham gia với việc phát sóng bộ
phim tài liệu “Nam Hải-Nam Hải” (Nam Hải là cách mà Trung Quốc gọi Biển Đông).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)