Social Icons

Pages

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

CÙNG NHAU HÀNH ĐỘNG “LÀM CHO THẾ GIỚI SẠCH HƠN” Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ


Những thập kỷ gần đây, nhân loại đã chứng kiến nhiều biến động bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây tổn thất lớn về người và của. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do biến đối khí hậu toàn cầu. Trước thực trạng đó, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn được phát động rộng khắp trên toàn thế giới nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm đối với môi trường. Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Đại sứ quán Australia đã hợp tác chặt chẽ, tổ chức thành công Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.

Hoàn thiện pháp luật về an ninh mạng trong tình hình hiện nay


Việc quy định các biện pháp bảo vệ an ninh mạng có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động bảo vệ an ninh mạng và điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng. Luật An ninh mạng được ban hành đã bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế và góp phần tích cực nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh mạng, góp phần tạo nên một không gian mạng có tính an toàn hơn, lành mạnh hơn.

Chủ động chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng


Chiều 6-10, đoàn kiểm tra Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) do đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó trưởng ban chỉ đạo Trung ương về PCTN làm trưởng đoàn đã làm việc với Thành ủy TP Hồ Chí Minh để kiểm tra, giám sát, đôn đốc, chỉ đạo công tác PCTN năm 2019.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt của Đảng, Nhà nước, công tác PCTN tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, tập trung ở nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế-xã hội trên một số lĩnh vực còn thiếu, sơ hở, chồng chéo, dễ nảy sinh tham nhũng, nhất là các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên; đấu thầu và đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp… Tình trạng "tham nhũng vặt" đã và đang được chỉ đạo giải quyết quyết liệt song chưa có chuyển biến mạnh. 

Lựa chọn người tài đức - chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam


Cứ đến dịp chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, các thế lực thù địch lại rêu rao, xuyên tạc rằng: Việc lựa chọn, bầu vào các vị trí quan trọng trong Đảng, Nhà nước chỉ mang tính hình thức; chỉ người nhà các lãnh đạo mới được lựa chọn. Đại hội thực chất chỉ là việc củng cố, thâu tóm quyền lực của một số lãnh đạo... Đây là luận điệu xuyên tạc về công tác tổ chức cán bộ, nhằm làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta.
Trọng dụng người có đức, có tài-truyền thống và bài học lịch sử   
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh, thu hút và trọng dụng người tài đức trở thành quốc sách, thành đạo đức và thấm sâu vào quan niệm sống của nhân dân ta. Kế thừa truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ và thu hút người tài đức để xây dựng, kiến thiết đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Kiến thiết cần có nhân tài.

Ngăn ngừa những "bàn tay đen" núp bóng bảo vệ môi trường


Những năm gần đây, xuất hiện một số nhóm người và các trang mạng xã hội có chữ Save gắn với địa danh cụ thể như Save Sơn Đoòng, Save Sơn Trà, Save Tam Đảo.
Họ núp bóng hoạt động môi trường để kích động, lôi kéo người dân phản đối các dự án kinh tế lớn, kêu gọi ký đơn tập thể, kêu gọi tuần hành, biểu tình, thậm chí hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Hiện tượng này cần sớm được nhận diện, cảnh báo và xử lý nghiêm minh.
Cảnh giác với những trang, nhóm có chữ SAVE
Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 3-6-2019 có đăng bài “Từ cách mạng cây, cách mạng cá đến cách mạng màu” đã đề cập và cảnh báo hiện tượng trên xảy ra ở một số địa phương như Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Bình Thuận… Đúng như bài báo đề cập, gần đây, những trang, nhóm này tiếp tục gia tăng nhiều hoạt động phức tạp ở Đà Nẵng, Vĩnh Phúc.

Cảnh giác với những thông tin xuyên tạc, bịa đặt liên quan đến công tác nhân sự đại hội đảng


Trước mỗi kỳ đại hội đảng các cấp, nhất là Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các cơ quan chức năng lại nhận được những đơn thư nặc danh, mạo danh; trên các trang mạng xã hội (MXH) lại lan truyền những thông tin sai trái, bóp méo, xuyên tạc, kích động chia rẽ nội bộ, bôi nhọ những cán bộ liên quan đến công tác nhân sự đại hội.
Đáng tiếc rằng, tham gia vào "đám mây mù" ấy có một số người là cán bộ, đảng viên. Những biểu hiện đó cũng đã được Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII cảnh báo và chỉ rõ, đó là tình trạng “lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, MXH để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”.