Social Icons

Pages

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

MẶT THẬT CỦA CÁI GỌI LÀ “TỌA ĐÀM KHOA HỌC VÙNG BIỂN BÃI TƯ CHÍNH VÀ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ” DO PLD TỔ CHỨC

Ngày 6-10-2019, tại Khách sạn Công đoàn, số 14, Trần Bình Trọng, Hà Nội đã diễn ra cuộc Tọa đàm khoa học với chủ đề “Vùng biển Bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế” do Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN (VUSTA) tổ chức.
Tuy nhiên, cuộc tọa đàm ấy có thực sự là tọa đàm khoa học hay tọa đàm vì một động cơ nào khác ?
1- Những điều tưởng như hiển nhiên:
Những hành động sai trái của TQ xâm phạm chủ quyền của VN và các quốc gia khác ven Biển Đông từ trước tới nay là hoàn toàn đi ngược lại Hiến chương LHQ, đi ngược lại Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS-1982). Đây là điều không có gì phải bàn cãi. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, thái độ và hành động hung hăng, âm mưu sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để xâm chiếm Biển Đông của TQ ngày càng gia tăng đến mức giẫm đạp lên luật pháp quốc tế cũng không còn có gì phải bàn cãi khi cả thế giới đều nhận thức rõ dã tâm này.

TÌNH QUÂN DÂN – MỘT NẾP SỐNG, MỘT NHU CẦU


Trải qua 75 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Quân đội ta ngày càng lớn mạnh, cùng toàn Đảng, toàn dân vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, lập được nhiều chiến công hiển hách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong suốt chặng đường đó, Quân đội ta luôn được sự chở che, đùm bọc, giúp đỡ của Nhân dân. Đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ nhiệm vụ gì đều đặt lợi ích của Nhân dân lên trên, lên trước. Những tình cảm gắn bó quân dân đó “...đã trở thành một thói quen, một nề nếp và cao hơn thành một nhu cầu tình cảm của Nhân dân đối với Bộ đội và sự tự nguyện của Bộ đội đối với Nhân dân.
…Ở đâu có bom đạn, có bão tố, có lũ lụt, có hạn hán, thiếu thốn đời sống văn hóa, tinh thần, ở đó có Bộ đội về sát cánh đồng hành cùng với Dân. Một nếp sống, một nhu cầu thật đẹp chỉ có trong quan hệ quân dân ở nước ta".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và thông điệp 'lấy đức làm gốc'

'Đức đi đôi với tài, nhưng đức phải là gốc', đó là thông điệp được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong lần gặp gỡ gần 400 đảng viên trẻ vừa qua.
“Truyền lửa” cho thế hệ trẻ về tinh thần học tập và làm theo gương Bác Hồ trong lần gặp mặt này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh yêu cầu trước tiên là phải “hiếu và thấm nhuần” những điều Bác đã dạy và phải thực hiện cho bằng được. Đã là đoàn viên thanh niên phải đi đầu xung kích, đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên

BÀI HỌC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ TỪ CÁCH ỨNG XỬ CỦA BÁC HỒ

Có rất nhiều câu chuyện về phong cách ứng xử của Bác Hồ, chứa đựng những nét văn hóa đặc sắc, lưu lại cho bao thế hệ người Việt Nam và nhân dân trên thế giới. Dưới đây chỉ là một vài câu chuyện về cách ứng xử của Bác, để lại nhiều bài học quý giá cho hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ.
Câu chuyện mời Bác cưỡi ngựa: Năm 1950, Bác Hồ đi chiến dịch Biên giới. Anh em cảnh vệ kiếm được con ngựa, mời Bác cưỡi. Bác bảo: Chúng ta có bảy người, ngựa chỉ có một con, Bác cưỡi sao tiện. Anh em cố nài Bác: Chúng cháu còn trẻ, Bác đã nhiều tuổi, đường xa, công việc nhiều xin Bác lên ngựa cho. Bác nói: Các chú đều khỏe, còn trẻ cả, để đi đường xem các chú có theo kịp Bác không. Anh em khẩn khoản mãi, không nỡ từ chối, Bác trả lời: Thôi được, các chú cứ mang ngựa theo để nó đỡ hộ balô, gạo nước và thức ăn. Trên đường đi, ai mệt thì cưỡi. Bác mệt, Bác cũng sẽ cưỡi.

KỈ NIỆM 55 NĂM NGÀY MẤT ANH HÙNG LIỆT SĨ NGUYỄN VĂN TRỖI (15/10/1964 - 15/10/2019)


Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, sinh ngày 1/2/1940 tại làng Thanh Quýt, nay thuộc xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nguyễn Văn Trỗi là một tấm gương chiến đấu dũng cảm. Anh đã hy sinh anh dũng ngày 15/10/1964, khi mới 24 tuổi.
Ngày 02/05/1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu.
Công việc bại lộ, anh bị bắt vào lúc 22 giờ ngày 09/05/1964. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa ông ra tòa án quân sự kết án tử hình. Để cứu ông, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi anh với một con tin là trung tá không quân Mỹ là Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Mỹ vừa được trả tự do thì ông bị đưa đi xử bắn.

BA CĂN CỨ CHỨNG MINH BÃI TƯ CHÍNH THUỘC VIỆT NAM


Căn cứ địa chất, địa lý và pháp lý đều cho thấy khu vực bãi Tư Chính không phải khu vực tranh chấp ở Biển Đông, theo các chuyên gia.
"Xét về cả mặt địa chất và địa lý, vùng Tư Chính - Vũng Mây thuộc thềm lục địa của Việt Nam và không phải là một bộ phận của quần đảo Trường Sa", Phó giáo sư Nguyễn Chu Hồi, cựu Cục phó Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam, nói trong Tọa đàm "Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông theo luật pháp quốc tế" sáng nay tại Hà Nội. Tọa đàm do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, với sự tham gia của nhiều chuyên gia và các bộ ngành, như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển.
Ông Chu Hồi củng cố quan điểm của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 3/10, khẳng định bãi Tư Chính là của Việt Nam, không phải nơi có tranh chấp, khi tàu khảo sát Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ tống của Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Nam Biển Đông từ đầu tháng 7. Bà Hằng bác bỏ phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, trong đó cho rằng "bãi Tư Chính là của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam dừng khai thác dầu khí".