Social Icons

Pages

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

KHÔNG ĐỂ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG, LÔI KÉO, KÍCH ĐỘNG

Thời gian qua, những sai phạm của một số cán bộ, đảng viên đã bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động.
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và âm mưu “diễn biến hòa bình” luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận diện và đấu tranh ngăn chặn, loại bỏ tình trạng này đã và đang là một nhiệm vụ cấp thiết.

Lại điệp khúc “uốn lưỡi cú diều”, xuyên tạc, nói xấu chế độ


Tuần qua, thế giới đã sửng sốt, tiếc thương sau vụ việc 39 người thiệt mạng trong container tại khu công nghiệp Waterglade, thị trấn Grays, London, Vương quốc Anh. Những luồng thông tin đa chiều, kèm theo tâm trạng tiếc thương cho những nạn nhân xấu số được chia sẻ phổ biến trong cộng đồng mạng.

Lợi dụng sự việc, một số phần tử cơ hội, chống đối có cái nhìn phiến diện để quy chụp, xuyên tạc Việt Nam là “quốc gia buôn bán người”, “chế độ chính trị xã hội ở Việt Nam đã khiến người dân phải bỏ quê hương mà đi”, “báo hiệu cái chết đang đến dần của chế độ xã hội chủ nghĩa”...

ĐỒNG CHÍ HOÀNG VĂN THỤ - NHÀ LÃNH ĐẠO TIỀN BỐI TIÊU BIỂU CỦA ĐẢNG, NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA QUÊ HƯƠNG LẠNG SƠN

Sáng 3-11, tại TP Lạng Sơn, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo T.Ư và Tỉnh ủy Lạng Sơn, tổ chức hội thảo khoa học "Đồng chí Hoàng Văn Thụ - Nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, người con ưu tú của quê hương Lạng Sơn", nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (4-11-1909 - 4- 11-2019).
Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn; Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban tuyên giáo T.Ư... Đại diện lãnh đạo các tỉnh, Thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh....
Phát biểu ý kiến tại cuộc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: Đây là dịp để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu làm rõ cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang, tấm gương hy sinh anh dũng và những công hiến to lớn của đồng chí Hoàng Văn Thụ đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc; đồng thời làm sâu sắc những phẩm chất đạo đức cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường, mẫu mực của người đảng viên cộng sản Hoàng Văn Thụ; góp phần vào công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trọn đời vì nước, vì dân của đồng chí Hoàng Văn Thụ để các thế hệ hôm nay noi theo.

TRỌNG TRÁCH VÀ CƠ HỘI

Sau Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị liên quan tại Bangkok, Thái Lan đã chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN cho Việt Nam. Đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN 2020 là dịp để Việt Nam thể hiện trọng trách lớn của mình đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây cũng là cơ hội tốt để Việt Nam nắm bắt, phát huy hợp tác để phát triển đất nước trong tiến trình hội nhập.
Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN 2020 trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN được vun đắp từ thành quả của 50 năm hợp tác, nhưng lại mới ở giai đoạn đầu trong tiến trình phát triển thành một cộng đồng “gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm xã hội; hoạt động dựa trên luật lệ; hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm”. Bên cạnh đó, năm 2020 lại được xem là năm bản lề trong triển khai kế hoạch hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Thế nhưng, ASEAN hiện đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, có cả yếu tố chủ quan và khách quan, từ trình độ phát triển kinh tế đa dạng, lợi ích và ưu tiên của mỗi nước khác nhau cho đến tác động không thuận từ cạnh tranh giữa các nước lớn cũng như những biến chuyển nhanh chóng của tình hình khu vực và quốc tế. Lịch sử hơn 5 thập niên tồn tại đã chứng kiến không ít lần bó lúa vàng ASEAN phải hứng chịu những cơn giông bão nhưng qua đó ASEAN lại trưởng thành, tự cường và vững vàng hơn trước. Chìa khóa thành công cũng như sức mạnh của ASEAN chính là sự đoàn kết. Nói như vậy để thấy rằng, muốn trụ vững và thích ứng hiệu quả trước những biến động phức tạp của môi trường khu vực và quốc tế, ASEAN hơn lúc nào hết, cần duy trì khối đoàn kết, thống nhất, nâng cao năng lực tự cường về kinh tế, khả năng ứng phó chủ động và nhanh nhạy trước các thách thức nảy sinh. Vì vậy, sẽ không quá lời khi cho rằng Việt Nam, với vai trò dẫn dắt của nước Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020, sẽ phải gánh vác một trách nhiệm không hề nhỏ trên vai.

NHỮNG BÀI HỌC QUÝ XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ

Trong tiến trình lịch sử nhân loại, có những sự kiện càng lùi xa càng giúp chúng ta nhìn thấu tỏ giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của nó.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là sự kiện như thế ở thế kỷ 20. V.I.Lênin từng khái quát: “… cái ngày vĩ đại ấy càng cách xa chúng ta, thì ý nghĩa của cuộc cách mạng vô sản ở Nga càng trở nên rõ rệt, chúng ta cũng càng suy nghĩ sâu về toàn bộ kinh nghiệm thực tiễn của công tác của chúng ta”.
Đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười, mọi thành quả của cách mạng Việt Nam luôn bắt nguồn từ sự trung thành, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin và những bài học quý giá được rút ra từ cuộc cách mạng từng làm “rung chuyển thế giới”. Trong đó, sự nghiệp xây dựng quân đội nói chung, xây dựng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam về chính trị nói riêng, đều được rút ra từ chính bài học kinh nghiệm về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản trong Cách mạng Tháng Mười Nga.

MỘT CHUYẾN THĂM – BA BÀI HỌC

Sau hơn một tuần diễn ra trận chiến bảo vệ kho xăng Đức Giang, ngày 29-6-1966, Bác Hồ đến thăm một đại đội thuộc đoàn thông tin Sông Điện, bộ đội phòng không đóng ở chùa Trầm (Hoài Đức). Cuộc đi thăm không báo trước. Khi chiếc xe con dừng lại ở lưng chừng dốc, một chiến sĩ nhận ra Bác, reo to lên. Bác giơ tay ra hiệu không được làm ồn ào rồi bảo chiến sĩ đó đưa Bác vào đơn vị.
Với đôi dép cao su giản dị, Bác đi rất nhanh lên sườn đồi, bộ quần áo bà ba nâu bay trong gió. Sau khi dừng lại xem câu lạc bộ, Bác nhanh nhẹn đi xuống nhà bếp. Thấy đồng chí Hào, tổ trưởng anh nuôi đang bê một nồi cơm to từ trên bếp lò xuống, Bác vui vẻ hỏi: