“Cuối cùng, tên kẻ trộm “đường hoàng” kia đã
bị bắt”. Tháng 3-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về “Thực hành tiết kiệm, chống
tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” như vậy.
Trong bài nói ấy, Bác Hồ
chỉ thẳng: “Trộm cắp tiền bạc của Nhân dân, tổn hại kinh tế của Chính phủ, cũng
là mật thám, phản quốc, nếu không phải là tệ hơn nữa”. Và, Bác nhắc lại lời của
V. I. Lê-nin: “Không xử bắn lũ ăn của đút lót... đó là một điều xấu hổ cho
những đảng viên cộng sản, cho những người cách mạng... Phải lập tức đề nghị một
đạo luật để trừng trị những vụ hối lộ (ăn hối lộ, tặng hối lộ và những cách hối
lộ khác). Ít nhất cũng phải phạt 10 năm giam cầm và 10 năm khổ sai”.
Đó cũng chính là tư tưởng
của bản “Quốc lệnh”, do Chủ tịch Hồ Chí Minh phê chuẩn, ngày 26-1-1946, vào
thời khắc chính quyền cách mạng non trẻ của Nhân dân ra đời chỉ ngót nghét 5
tháng; trong đó xác quyết án tử hình dành cho tệ trộm cắp, tại Điều 8, phần
Phạt: “Trộm cắp của công sẽ bị xử tử”, cùng 9 loại án tử khác.