Social Icons

Pages

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

THẦY GIÁO NGUYỄN TẤT THÀNH - HỒ CHÍ MINH (1890-1969)


Thầy giáo Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, người thầy giáo vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Người đã hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Sinh thời, Người quan tâm sâu sắc tới giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, cho thanh niên, học sinh. Người là hiện thân của đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng ngời để các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên các thế hệ phấn đấu học tập và noi theo.
Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, xã hội có rất nhiều mâu thuẫn, các phong trào yêu nước đều thất bại vì chưa tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, với lòng yêu nước thương dân sâu sắc đã thôi thúc người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết, là một giáo viên tiểu học ở trường Dục Thanh, một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lập năm 1907. Khi dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết), thầy dạy rất tận tâm, hết lòng thương yêu, chăm sóc học sinh. Thầy thường phổ biến cho học sinh những thơ ca yêu nước, chẳng hạn bài Á tế á ca, bài Ca hớt tóc,… Thầy phụ trách thể dục buổi sáng của nhà trường, chăm lo xây dựng tủ sách, hướng dẫn học sinh thăm phong cảnh trong vùng, như động Thiềng Đức, bãi biển Thương Chánh.

Hãy giữ mãi Lửa Lòng Dân!


 “Cuối cùng, tên kẻ trộm “đường hoàng” kia đã bị bắt”. Tháng 3-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” như vậy.
Trong bài nói ấy, Bác Hồ chỉ thẳng: “Trộm cắp tiền bạc của Nhân dân, tổn hại kinh tế của Chính phủ, cũng là mật thám, phản quốc, nếu không phải là tệ hơn nữa”. Và, Bác nhắc lại lời của V. I. Lê-nin: “Không xử bắn lũ ăn của đút lót... đó là một điều xấu hổ cho những đảng viên cộng sản, cho những người cách mạng... Phải lập tức đề nghị một đạo luật để trừng trị những vụ hối lộ (ăn hối lộ, tặng hối lộ và những cách hối lộ khác). Ít nhất cũng phải phạt 10 năm giam cầm và 10 năm khổ sai”.
Đó cũng chính là tư tưởng của bản “Quốc lệnh”, do Chủ tịch Hồ Chí Minh phê chuẩn, ngày 26-1-1946, vào thời khắc chính quyền cách mạng non trẻ của Nhân dân ra đời chỉ ngót nghét 5 tháng; trong đó xác quyết án tử hình dành cho tệ trộm cắp, tại Điều 8, phần Phạt: “Trộm cắp của công sẽ bị xử tử”, cùng 9 loại án tử khác.

Lại điệp khúc “uốn lưỡi cú diều”, xuyên tạc, nói xấu chế độ


Thế giới sửng sốt, tiếc thương sau vụ việc 39 người thiệt mạng trong container tại khu công nghiệp Waterglade, thị trấn Grays, London, Vương quốc Anh. Những luồng thông tin đa chiều, kèm theo tâm trạng tiếc thương cho những nạn nhân xấu số được chia sẻ phổ biến trong cộng đồng mạng.

Khắc phục bệnh hình thức, đối phó trong học tập nghị quyết của Đảng hiện nay

Thông thường trung bình trong một năm, các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở phải triển khai thực hiện học tập, quán triệt và tuyên truyền từ 3 đến 5 nghị quyết của Đảng đến từng chi bộ, từng đảng viên để học tập và thực hiện. Thế nhưng cách thức tổ chức thực hiện và hiệu quả của việc học tập nghị quyết đến đâu đang là một vấn đề cần được nhận diện đầy đủ, phân tích rõ nguyên nhân, đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời, góp phần xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

NHIỆM KỲ MỚI HỨA HẸN NHIỀU THÀNH CÔNG CỦA VIỆT NAM TẠI ASEAN


Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các Cấp cao liên quan diễn ra tại Bangkok từ ngày 2 đến 4-11, Thái Lan sẽ chính thức chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN cho Việt Nam trong buổi lễ diễn ra vào tối nay, 4-11.

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11


Năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.