Social Icons

Pages

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Bàn tay không che nổi mặt trời!

Hai ngày, 9 và 10/2 vừa qua, phi hành đoàn 15 người, tuyển chọn từ gần 100 phi công, tiếp viên, kỹ thuật viên tình nguyện, cùng chiếc máy bay VN-A604 của Hãng hàng không quốc gia VN (VietnamAirlines) đã thực hiện hai chuyến bay đặc biệt theo chỉ đạo của Chính phủ VN. Tối 9/2, từ sân bay quốc tế Nội Bài, bay thẳng tới thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Nam, TQ, nơi đang là tâm dịch COVID-19, mang theo số trang thiết bị, vật tư y tế trị giá 600.000 USD của Chính phủ, nhân dân cùng Hội Chữ thập đỏ VN viện trợ khẩn cấp cho TQ chống dịch, cùng một số trang thiết bị y tế của Vietnam Airlines ủng hộ các hãng hàng không TQ.
Cùng trong chuyến bay này, còn có 11 công dân TQ được VN hỗ trợ đưa trở về Vũ Hán theo nguyện vọng với sự đồng ý của phía TQ.
Và, ngay ngày hôm sau, từ Vũ Hán trở về, nó hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh lúc 5h4’ ngày 10/2, mang theo 30 công dân VN bao gồm sinh viên và người thân, khách du lịch, trong đó có trẻ em và một phụ nữ mang thai.

Có nơi nào như Việt Nam không?

Tính đến 23h10, ngày 14/2/2020 đã có 64.460 người thuộc 29 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới bị nhiễm virus nCoV (trong đó, có 1.384 người chết, 7.171 người bình phục). Riêng ở Việt Nam có 16 người bị nhiễm bệnh (trong đó, 7 người đã khỏi bệnh, xuất viện). Đại dịch corona bùng phát làm cho cả thế giới chao đảo, lo lắng, nhiều hoạt động ngưng trệ, sinh hoạt trầm lặng hẳn. Thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, TQ) nhộn nhịp bỗng chốc trở nên lạnh vắng, tình trạng “ngăn sông cấm chợ” xảy ra nhiều nơi. Giao thương đi lại giữa các địa phương của TQ và giữa TQ với các nước trở nên khó khăn, cẩn trọng, kiểm soát ngặt nghèo, thậm chí phải đóng cửa.
Đứng trước thảm họa đại dịch corona, các nước có chính sách đối phó khác nhau và thông qua đó, có thể cảm nhận được quan niệm về sức khỏe của nhân dân và “hàm lượng nhân văn” trong chính sách của mỗi quốc gia.

HRW - CON BÀI CỦA CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY

Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch – HRW) là tổ chức phi chính phủ (NGO) được thành lập năm 1988, có trụ sở tại New York (Mỹ) với tôn chỉ, mục đích nghiên cứu, cổ vũ cho cái gọi là phát triển nhân quyền; liên tục “núp bóng”, lợi dụng nhân quyền tuyên truyền xuyên tạc, tán phát những nội dung sai trái, kích động, can thiệp, điều lái vào công việc nội bộ, gây bất ổn chính trị ở các quốc gia. Đúng hẹn lại lên, trong bản “Báo cáo Thế giới” năm 2019 dày 652 trang, HMR đề cập đến Việt Nam với những thông tin thiếu căn cứ như: vi phạm dân chủ, hành hung, kết án người vô tội... xâm phạm quyền cơ bản của số “dân chủ” trong nước.

HRW – một tổ chức lập dị. Danh nghĩa hoạt động là một tổ chức TƯ NHÂN, lại tự cho mình có quyền giám sát, can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền. Coi thường quyền chủ quyền, mặc cho các điều ước, Hiến chương của Liên Hợp Quốc 1945 coi đây là một nguyên tắt CẤM (Điều 2). Hay cả Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khi đã khẳng định cụ thể và rõ ràng “không quốc gia nào hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do gì vào công việc đối nội và đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào khác”. Một tổ chức tư nhân thuần túy liệu có đủ tiềm lực làm việc này, nếu không có sự chống lưng?

Bộ GDĐT đề nghị kéo dài thời gian nghỉ học

No photo description available.

ĐỪNG ĐỂ CÁC BÁC SĨ TRỞ THÀNH NHỮNG CHIẾN BINH CÔ ĐỘC

Tôi đã lặng đi khi đọc những lời chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương với phóng viên báo Dân trí.
“Chúng tôi đang chịu áp lực rất lớn, nhưng áp lực vì công tác chuyên môn thì ít mà vì những thứ khác thì nhiều”.
Vậy áp lực rất lớn mà những y bác sĩ đang phải chịu đưng là gì?
Đầu tiên là những tin giả, tin thất thiệt về mức độ, qui mô, số ca lây nhiễm đồn thổi trên mạng xã hội đã tạo ra “sự hoảng loạn quá mức” cho toàn xã hội. BS Nguyễn Trung Cấp đã phải thốt lên: “Mạng xã hội là mảnh đất quá màu mỡ cho những kẻ bất lương”, “Có những nhóm người trong xã hội không thể tiếp nhận những điều tốt đẹp, cứ thông tin gì xấu xa thì không cần kiểm chứng, họ tiếp cận và chia sẻ rất nhanh, những thông tin tốt đẹp thì họ bảo là bịa đặt”.

Việt Nam với vai trò cầu nối giữa ASEAN với các cường quốc


Image may contain: one or more people and textKhi đề cập đến ASEAN những ngày này, dư luận ở VN có xu hướng nghĩ về những tranh chấp ở Biển Đông. Thế nhưng, VN coi vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 là sự đòi hỏi một trách nhiệm rộng lớn hơn – đó là trở thành cầu nối giữa các thành viên ASEAN cũng như giữa ASEAN với các cường quốc bên ngoài trong những thời điểm không chắc chắn.
Vai trò của VN với tư cách là một người “xây cầu” cũng hiển hiện rõ trong chủ đề năm chủ tịch “Gắn kết và Chủ động thích ứng”. Năm nay đánh dấu lần thứ 3 VN làm chủ tịch ASEAN cũng như 25 năm làm thành viên của tổ chức khu vực này. Thế nhưng, ngoài những điều đó, Việt Nam cũng bắt đầu năm chủ tịch của mình với một nền tảng chiến lược lớn hơn nhiều so với trước đây.