Social Icons

Pages

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Bệnh nhân 34 khai gian: Đùa với tính mạng người khác?

Trong hình ảnh có thể có: văn bản - Việc doanh nhân Bình Thuận khai báo thiếu trung thực về số người đã tiếp xúc khiến công cuộc cách ly chống dịch trở nên khó khăn.
Trong những ngày qua, cộng đồng mạng đang có nhiều sự bất bình với lời khai báo những ca tiếp xúc sau mắc bệnh Covid-19 của nữ doanh nhân ở Bình Thuận. Cụ thể, trong thông báo ban đầu của UBND Bình Thuận, nữ doanh nhân này khai khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất, bà Trang đi ôtô riêng về thẳng nhà và không ghé đâu. Trong bảy ngày từ khi về nước đến lúc nhập viện hôm 9/3, nữ doanh nhân ở nhà, rất ít ra công ty. Bà chỉ tiếp xúc với người nhà và nhân viên bán hàng tại công ty.

TỪ 16/03/2020, MỌI NGƯỜI BẮT BUỘC ĐEO KHẨU TRANG TẠI NƠI CÔNG CỘNG

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và trong nhàThông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, yêu cầu bắt đầu từ ngày hôm nay (16/03/2020), người nước ngoài tại Việt Nam cũng như người Việt Nam thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng, nơi tập trung đông người (như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng…).

Phản đối Putin cải cách Hiến pháp: Phe đối nghịch vô vọng

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mũ, cây, bầu trời và ngoài trời - Các cuộc biểu tình chống lại chương trình cải cách Hiến pháp của Tổng thống Putin bất ngờ, chỉ có điều nó diễn ra lẻ tẻ và thiếu thông điệp...
Làn sóng biểu tình phản đối sửa đổi Hiến pháp Nga vẫn tiếp tục diễn ra
Interfax đưa tin, ngày 14/3, cảnh sát Nga đã ngăn chặn một cuộc biểu tình trái phép trước trụ sở Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) ở thủ đô Moscow, sau đó đã bắt giữ một số người tham gia cuộc biểu tình này.
Lực lượng cảnh sát đã nhiều lần dùng loa phóng thanh kêu gọi đám đông tự giải tán, song những người tụ tập đã không tuân theo, khiến cảnh sát phải trấn áp và bắt giữ những người quá khích.

Nơi tính mạng được bảo toàn là nơi đáng sống !

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và ngoài trờiTôi ở Ý từ sau ngày 30/4/1975, tính đến may là 45 năm, bình quân hai năm về quê hương VN một lần. Cộng đồng người Việt tại Ý thường tụ họp, vui chơi với nhau trong những ngày lễ tết (như Tết nguyên đán, tết Trung Thu, lễ Giáng Sinh...), nhưng được chia thành 2 nhóm: nhóm tị nạn thì quây quần bên nhà thờ và Hội Caritas; nhóm thân chính quyền thì khi sinh hoạt thường có mặt của đại diện Sứ quán VN.
Khi dịch corona bùng phát, nhiều người Việt ở Ý, trong đó có các du học sinh dù lo lắng nhưng vẫn chưa có ý định về VN, vì sợ về sẽ thành gánh nặng khi quê nhà đang phải lo cách ly rất nhiều người. Từ nước Ý xã xôi, chúng tôi luôn quan tâm theo

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ, 2019 về Việt Nam- lại chuyện “Bổn cũ chép lại”

Trong hình ảnh có thể có: văn bảnCách đây vài ngày, BNG Hoa Kỳ đã công bố "Báo cáo nhân quyền hàng năm, năm 2019”. Phần mở đầu (trong phần viết về VN) Báo cáo viết: “Nước CHXHCNVN là một nhà nước độc tài được cai trị bởi một đảng duy nhất - Đảng CSVN, dẫn đầu bởi TBT kiêm CTN Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân… Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất, vào năm 2016 không có tự do và công bằng, dù có sự cạnh tranh một cách hạn chế của các ứng viên được Đảng lựa chọn”,…

Thông tin bịa đặt – virus nguy hiểm không kém Covid-19!

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường. Sẽ chẳng có gì phải bàn thêm nếu như không có sự xuất hiện những thông tin bịa đặt tựa như một loại virus còn nguy hiểm hơn Covid-19 đang phát tác, gây nguy hại cho cộng đồng.
Các virus này gây ảnh hưởng tới niềm tin của xã hội, tác động tiêu cực đến hiệu quả phòng, chống dịch của chúng ta. Không chỉ thế, một số tổ chức phản động, những kẻ cơ hội chính trị, cũng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để bôi nhọ hình ảnh của đội ngũ cán bộ, hình ảnh của doanh nghiệp, doanh nhân, từ đó tìm cách hạ bệ cá nhân, kích động chống đối Đảng, Nhà nước. Những thứ virus nguy hiểm đó, những hành động đen tối đó cần phải nhận diện, ngăn chặn và diệt trừ.
Thông tin bịa đặt gây tác động xấu
Quốc gia nào cũng vậy, vào các thời điểm xảy ra dịch bệnh, thiên tai, tâm lý xã hội rất nhạy cảm. Chính vì thế, chỉ cần một thông tin bất lợi là rất dễ dẫn đến cảnh hoang mang, thậm chí hoảng loạn. Việc đổ xô đi mua khẩu trang, nước rửa tay khô, rồi việc tranh cướp mua mì tôm, thực phẩm, nước uống, giấy vệ sinh... để tích trữ phòng dịch Covid-19 xảy ra thời gian qua đã cho thấy rõ điều đó. Cũng rất may, nhờ hàng loạt những bài viết có thông tin chính xác, ý kiến phân tích khoa học, thấu tình, đạt lý, những khuyến cáo tích cực được đăng tải trên báo chí, lan truyền trên mạng xã hội (MXH) thì trật tự mới được vãn hồi.