Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ bàn và quyết định về các vấn đề: Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội
Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020
Bác Hồ với biển, đảo
Ngày 10-4-1956, khi nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cải cách miền biển, Hồ Chủ tịch đã nói: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước. Vì vậy ta phải biết giáo dục cho đồng bào biết để bảo vệ bờ biển. Vì bọn địch thường thả bọn mật thám, gián điệp vào tìm chỗ nấp ở miền biển. Nếu để nó lọt vào, thì người bị thiệt hại trước là đồng bào miền biển. Nếu mình không lo bảo vệ miền biển, thì đánh cá, làm muối cũng không yên. Cho nên, một nhiệm vụ quan trọng của đồng bào miền biển là phải bảo vệ bờ biển.
Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc”.
Khi về thăm bộ đội hải quân lần thứ hai ngày 15-3-1961, Bác Hồ căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020
NGUYÊN TẮC “DỤNG NHÂN NHƯ DỤNG MỘC” TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG
Hiện nay, toàn Đảng đang tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Trong đó, công tác chuẩn bị nhân sự để bố trí, sắp xếp vào các vị trí lãnh đạo nhiệm kỳ tới có vị trí cực kỳ quan trọng, như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: “Đây là công việc có ý nghĩa chiến lược gắn liền với vận mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ và sự phát triển của đất nước”.
ĐIỀU TIẾC NUỐI NHẤT CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRƯỚC LÚC ĐI XA
Cả cuộc đời, Bác đã phấn đấu, hy sinh chỉ nhằm một mục đích “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu.”
Cách đây 55 năm, ngày 10/5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bút viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc. Những năm sau đó, cứ đến dịp sinh nhật mình, Bác lại đem bản Di chúc ra đọc lại, xem xét, cân nhắc kỹ từng đoạn, từng câu, chữ; rồi dựa trên tình hình đất nước mà bổ sung thêm những lời dặn dò vào Di chúc…
TRÁI TIM THÉP
Trần Long, bí danh Trần Việt Hải. Ông sinh năm 1930 tại Huế. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở Liên Khu 5. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Với tư chất thông minh, nhạy bén, khôn khéo, quyết đoán ông được cử đi đào tạo ngành An ninh quân đội (Cục 2 Quân Báo). Năm 1968, trên đường đi công tác, bị lộ; sa vào tay giặc. Do bị chỉ điểm, đại úy Quân báo bị địch đưa ra Phú Quốc; tra tấn đủ mọi cực hình như: đóng đinh 10 phân vào 2 đầu gối... Ông vẫn giữ vững lời thề với Đảng và Quân đội không tiết lộ điều gì. Giặc đưa ông đi đủ các trại giam để thử các ngón đòn tra tấn; đi tới đâu ông cũng lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh...
TẤM LÒNG CỦA BÁC HỒ VỚI CHIẾN SĨ
Mùa đông, thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ. Bác thường nói: “Chiến sĩ còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được!”. “Chiến sĩ còn rách rưới, mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi!”.
Mùa hè năm ấy (1967), trời Hà Nội rất nóng. Sức khỏe Bác Hồ đã kém, thần kinh tuổi già cũng suy nhược, dễ bị toát mồ hôi, ướt đầm, có ngày phải thay mấy lần quần áo, có khi hong tại chỗ, rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)