Một làn sóng đầu tư “hậu covid” đang dịch chuyển về phía Việt Nam, khi các tập đoàn đa quốc gia đang có xu hướng muốn đa dạng hóa địa điểm đầu tư và tái định vị lại cơ sở sản xuất sau đại dịch. Qua tiếp xúc và tìm hiểu các nhà đầu tư nước ngoài gần đây cho thấy đa phần họ đều coi Việt Nam là điểm đến an toàn và có nhiều lợi thế đón làn sóng đầu tư mới khi các tập đoàn đa quốc gia đang đẩy nhanh đa dạng hóa. Để đón đầu làn sóng này và thu hút được các ĐẠI BÀNG về làm tổ, Việt Nam cần hỗ trợ
Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020
Lợi dụng góp ý, phản biện để gây rối
Như đã thành thông lệ, trước mỗi kỳ đại hội đảng các cấp hoặc bầu cử đại biểu Quốc hội và
Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020
26 CÂU NÓI NỔI TIẾNG NHẤT CỦA HỒ CHỦ TỊCH ĐỂ LẠI BÀI HỌC SÂU SẮC ĐẾN NGÀY NAY
2. "Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể"
3. "Tôi khuyên các bạn là chớ đặt những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được. Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được.
BÀI HỌC XƯƠNG MÁU TỪ NHỮNG ÂM MƯU "CÁCH MẠNG MÀU"- "MÙA XUÂN Ả RẬP".
"Mùa xuân Ả Rập” trở thành Mùa xuân chết chóc, mùa Xuân ly tán, đổ vỡ, đất nước dân tộc nội chiến tan hoang, tương lai mờ mịt.
Lybia từng là nước giàu nhất châu Phi, có GDP bình quân đầu người năm 2010 là 12.000 USD.
Tunisia từng là một trong những quốc gia phát triển thịnh vượng ở Bắc Phi, được xem là một điển hình kinh tế ở châu Phi.
DẮT MŨI ĐÁM ĐÔNG
Cách đây không lâu, tôi có đọc được một cuốn sách có tên là “The lonely Crowd” (tạm dịch là “Đám đông cô đơn”) của David Riesman (xuất bản năm nào thì tôi cũng không nhớ rõ lắm). Cuốn sách cũng khá dày và thú thật với những loại sách nghiên cứu có tầm “nặng đô” như thế này tôi cũng không mấy khi có hứng thú và đủ kiên nhẫn về mặt thời gian để ngẫm kỹ. Bản thân tôi cũng nghĩ những thể loại
BÁO XƯA - BÁO NAY
Làm báo thời nay dễ cũng thật dễ, mà khó cũng thật khó. Dễ là khi làm báo mà chỉ có chức năng đưa thông tin mà không cần kiểm chứng độ xác thực, chỉ cần ngồi lướt mạng, chọn lấy một vấn đề gì “hot” hoặc nhiều khi cũng chả cần phải “hot” mà cứ chọn đại một vấn đề rồi “múa bút” và cuối cùng nó cũng thành “hot”. Thế là xong. Khó là khi làm sao để phản ánh trung thực, khách quan sự thật.
Trong mấy năm trở lại đây, Công nghệ thông tin được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong hầu hết tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề, mà trong đó, lĩnh vực báo chí có thể coi là một trong những lĩnh vực tận dụng hết tối đa những tính năng, tiện ích của công nghệ thông tin mang lại. Đó cũng là lý do cho những sự nâng cấp, tính cập nhật luôn được chú trọng trong lĩnh vực này để phục vụ cho việc cung cấp thông tin ngày càng nhanh chóng, đa chiều.
Tuy nhiên, cũng vì tính chất đó mà ngày càng xuất hiện các tổ chức, cá nhân lợi dụng triệt để các tính năng, tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại để truyền tải với một tốc độ chóng mặt những vấn đề có liên quan. Chính vì thế, sự kiểm soát, quản lý của các cơ quan, lực lượng chức năng trong lĩnh vực báo chí, thông tin và truyền thông thực sự là rất cần thiết. Bởi một lý do rằng các trang mạng xã hội cũng như nhiều blog cá nhân khác đưa ra những thông tin trái sự thật, "xúc tác" cho những hiện tượng tiêu cực và phát tán một cách “nhanh không tưởng”.
Báo chí vốn luôn được xem như là phương tiện để truyền thông tin vô cùng hiệu quả. Nếu là các trang, các nguồn thông tin chính thống, được kiểm duyệt thì hẳn nhiên đó là cách hữu hiệu giúp nâng cao nhận thức cho người dân, và rộng ra là đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.
Ở một góc độ, một thái cực khác thì báo chí lại tồn tại nhiều sai phạm, nhiều vấn đề, để rồi có những vụ việc đáng tiếc xảy ra, để lại hậu quả không nhỏ. Vì thế, báo chí nhất định phải là bộ lọc, thanh lọc đấu tranh chống hiện tượng sai trái thông tin mạng, có sự chủ động trong công tác phòng ngừa khi mà nhiều thế lực thù địch luôn lợi dụng những sự kiện chính trị lớn để chống phá.
Trong khi đó, lực lượng nhà báo được coi là những người cầm bút để chiến đấu. Song hành cũng với việc tuyên truyền, phổ biến các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước thì báo chí cũng cần tập trung vào việc đấu tranh chống các nguồn thông tin sai trái, thiếu tính khách quan, thiếu thực tế.
Trong thời đại thông tin như hiện nay, nước ta luôn đề ra những chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của báo chí. Tuy nhiên vẫn tồn tại những hiện tượng tiêu cực không đáng có, không ít các trường hợp lợi dụng thông qua báo chí để thực hiện những mưu đồ chính trị đen tối.
Trong nhiều thời điểm nhạy cảm nhất định, thường có sự nhiễu loạn của thông tin, làm cho người dân hoang mang, khó để phân biệt thông tin chính thống với thông tin bịa đặt, xuyên tạc. Trong luật báo chí có ghi về nhiệm vụ quyền hạn của người làm báo là phải đưa thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới. Trình độ dân trí thời nay không còn thấp nữa, chính vì vậy rất cần những bài viết chất lượng, phản ảnh những thông tin đa chiều, trung thực và khách quan trên mọi mặt của cuộc sống./.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)