Trường Sa, vùng lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam
Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023
Chiến thắng 30/4/1975-nghệ thuật kết thúc chiến tranh
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc 21 năm kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng bằng chiến thắng 30/4/1975. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là điển hình về nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ và chọn thời cơ để kết thúc chiến tranh, hoàn thành mục tiêu hòa bình, thống nhất đất nước
Thời cơ
Lịch sử dân tộc đã chứng minh, trong thuật dùng binh, thời cơ là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Muốn có thời cơ, thì phải biết tạo thời cơ. Khi thời cơ đến thì phải tận dụng và tranh thủ, không được bỏ lỡ.
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đang tích cực, chủ động lấy ý kiến xây dựng dự thảo Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đây là nội dung được cả xã hội quan tâm vì nó liên quan đến tinh thần đổi mới dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của cán bộ, đảng viên.
Cơ sở chính trị xây dựng Nghị định đã rõ
Có thể nói, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn nhất quán về đường lối, quan điểm, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, nhằm khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Cụ thể, ngay từ Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng nêu rõ, cần loại bỏ tư tưởng “trông chờ, ỷ lại vào tập thể, sợ trách nhiệm, không dám quyết đoán”. Đây là tinh thần của đổi mới khơi dậy động viên, khích lệ cán bộ mang hết khả năng sức lực để cống hiến thật nhiều cho đất nước.
Dẫu muộn còn hơn không!
Số liệu của DataReportal cho thấy, tính đến tháng 2, hiện có khoảng 49,9 triệu người sử dụng mạng xã hội TikTok tại Việt Nam. Cùng với Facebook, Zalo, YouTube, đây hiện là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam.
Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023
VĂN HÓA LÀ ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tại Hội nghị văn hóa toàn quốc vào tháng 11-2021: “Đảng ta xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước”(1).
Về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế
Thứ nhất, văn hóa và kinh tế có mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời. Xét trong chỉnh thể các giá trị mà loài người sáng tạo ra, giữa văn hóa và kinh tế có mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời; đó là mối quan hệ giữa tổng thể và bộ phận; trong đó, văn hóa là một chỉnh thể, là tổng hòa của các giá trị tinh thần và giá trị vật chất mà con người làm nên, còn kinh tế là một bộ phận trong số các thành tố làm nên văn hóa.
Tính thống nhất giữa phát triển con người về mặt tự nhiên và xã hội
Trong lịch sử tiến hóa lâu dài của con người, sự phát triển về mặt tự nhiên và xã hội trong con người có sự thống nhất chặt chẽ, không tách rời. Hai mặt này làm tiền đề cho nhau, nương tựa vào nhau, giúp con người không ngừng hoàn thiện cả thể chất và tinh thần, góp phần nâng cao khả năng thích nghi với môi trường, thúc đẩy sự phát triển.
Từ thời cổ đại đến nay, con người được không ít nhà tư tưởng đánh giá “như một bí ẩn không thể đạt tới” của tồn tại. Chính vì vậy, vấn đề con người luôn nằm trong trung tâm của sự suy tư, trăn trở, bàn luận, tìm tòi, khám phá của các nhà triết học, các nhà tư tưởng lớn ở cả phương Đông và phương Tây. Một trong số những bí ẩn được bàn đến nhiều là cái gì trong con người là bẩm sinh, do thiên phú; cái gì là do tập nhiễm từ cuộc sống, xã hội mà trong đó con người được sinh ra, được xã hội giáo dục để hành động và trưởng thành.