Social Icons

Pages

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở MỘT XÃ NGHÈO

Xuân Thủy là một xã thuần nông, có diện đất tự nhiên nhỏ nhất nhưng lại là “lá cờ đầu” trong thâm canh sản xuất lúa của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, xã Xuân Thủy đồng thời cũng là điển hình của tỉnh Nam Định trong khắc phục khó khăn, đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới…

 PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM CHO RẰNG: “TRƯỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN VÀ AN NINH NHÂN DÂN HIỆN NAY KHÔNG PHÙ HỢP

Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập với thế giới, do đó sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi ngày càng phải được nâng cao. Đây là chủ trương chiến lược xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta và trên thực tế, đã thực sự phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những lĩnh vực mà các thế lực thù địch tập trung chống phá, hòng làm suy yếu sức mạnh quốc phòng, an ninh cũng như khả năng phòng thủ đất nước. Vì vậy, nhận diện, kiên quyết đấu tranh phê phán quan điểm sai trái, thù địch đó là vấn đề cấp thiết, cả trước mắt và lâu dài.

 KHUYẾN KHÍCH VÀ BẢO VỆ CÁN BỘ “6 DÁM” - TƯ DUY ĐỘT PHÁ CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ

Khuyến khích và bảo vệ cán bộ “6 dám” là tư duy đột phá của Đảng ta về công tác cán bộ. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ “6 dám” vừa là nhiệm vụ then chốt, vừa là mục tiêu, động lực to lớn quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Đồng thời, cung cấp luận cứ khoa học trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung, quan điểm của Đảng về công tác cán bộ nói riêng.

 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC BẢN CHẤT KHOA HỌC, CÁCH MẠNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã xác định chủ nghĩa Mác - Lênin là cốt, là gốc, là nền tảng tư tưởng và luôn xác định bảo vệ nền tảng tư tưởng đó, coi việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ trọng yếu, liên quan đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Đến Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), Đảng ta khẳng định rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”(1). Luận điểm này đã tiếp tục được khẳng định trong các văn kiện qua các kỳ Đại hội của Đảng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nêu rõ: “Kiên định và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn”(2). Dựa trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số biện pháp nhận diện và đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

 KIÊN ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm triết học, kinh tế chính trị, xã hội, là học thuyết khoa học về sự phát triển lịch sử tự nhiện của nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cụ thể của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của dân tộc và nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn đất nước để đề ra cương lĩnh chính trị đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân”[1].

 KIÊN ĐỊNH CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG MỌI ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH

Từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào thì con đường chủ nghĩa xã hội được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa.