HỌC THUYẾT MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ HIỆN THỰC
Tóm tắt: Học thuyết giá trị thặng dư một trong hai phát kiến vĩ đại, “viên đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác”[1] là công trình khoa học nghiên cứu nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thời kỳ tự do cạnh tranh ở nước Anh từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX. Kể từ khi ra đời đến nay, thế giới đã trải qua những biến đổi sâu sắc, rất nhiều sự kiện đã khẳng định tính đúng đắn của những kết luận rút ra từ học thuyết giá trị thặng dư như: những cuộc “khủng hoảng kinh tế” của chủ nghĩa tư bản thế giới đầu thế kỷ XX; sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực; phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa; sự tan rã của hệ thống dân tộc thuộc địa…