CẦN TỈNH TÁO KHI BÀN VỀ CHÍNH TRỊ
Đấu tranh trên mặt trận chính trị là bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó, nhân dân là lực lượng đông đảo, có vai trò đặc biệt quan trọng. Để phát huy hiệu quả của nhân dân trong đấu tranh chính chính trị đòi hỏi mỗi người dân phải có nhận thức, thái độđúng đắn, mà trên hết là “tỉnh táo” khi bàn về các vấn đề chính trị của đất nước. Có như vậy, mới phát huy vai trò làm chủ của nhân dân đối với vận mệnh của quốc gia, dân tộc.
Thời
gian qua, những vẫn đề chính trị của đất nước ngày càng nhận được sự quan tâm
của các tầng lớp nhân dân. Điều đó chứng tỏ sự quan
tâm về chính trị của nhân dân ngày càng tăng lên cũng như tính tích cực trong
nhận thức, trách nhiệm của nhân dân đối với vận mệnh đất nước và sự tồn vong
của dân tộc. Việc nhân dân quan tâm đến chính trị những năm gần đây chắc chắn
là một tín hiệu đáng mừng trước những lo ngại trước đây về một bộ phân không
nhỏ nhân dân, nhất là thế hệ trẻ đang “thờ ơ với chính trị”, “đứng ngoài chính trị”. Sự sụp đổ của mô hình
xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu những thập niên 90 của thể kỷ XX hay câu chuyện nước Anh với sự kiện Brexit
là bài học chúng ta không thể quên về hệ lụy mà sự thơ ơ với chính trị có thể
mang lại. Một quốc gia, dân tộc muốn phát triển, thực hiện được “khát vọng hùng
cường” luôn đòi hỏi người dân phải có kiến thức, am hiểu chính trị và tích cực
hòa mình vào các hoạt động chính trị của đất nước. Với bản chất tốt đẹp của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
người dân Việt Nam luôn được khuyến khích và đảm bảo đầy đủ các điều kiện để tham
gia sâu rộng các hoạt động chính trị của đất nước. Điều 25 Hiến pháp năm 2013
quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông
tin, hội họp, lập hội...” (1). Điều 28 Hiến pháp quy định “Công dân có
quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với
cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước” (2), “Nhà nước
tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh
bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” (3). Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: Thực hành và
phát huy rộng rãi quyền làm chủ của nhân dân và vai trò chủ thể của nhân dân,
thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” (4).
Việc
tham gia chính trị của người dân trước hết biểu hiện qua những câu chuyện,
những bàn luận trước những sự kiện chính trị của đất nước, qua đó, thể hiện
quan điểm, tâm tư, tình cảm và sự kỳ vọng của họ trước các vấn đề chính trị. Có
thể dễ dàng nhận thấy, những vấn đề chính trị “nóng” luôn dành được sự quan tâm
của dư luận là những vấn đề về phòng chống tham những, các sai phạm của một số
cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính, công tác nhân sự, nhất là nhân sư
cấp cao trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước... bởi lẽ, đây là những vấn đề “nóng”,
nhạy cảm, liên quan trực tiếp sự tồn vong của chế độ và lợi ích sống còn của
các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Sức nóng của những vấn đề trên còn có
nguyên nhân từ chiến lược Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, âm mưu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhằm chống phá Đảng, Nhà
nước của các
thế lực thù địch. Ý đồ lâu dài không thay đổi của các thế lực thù địch là xóa
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi chế độ ta. Để thực hiện âm mưu đó, các thế
lực thù địch sẵn sàng chà đạp sự thật, dùng thủ đoạn ‘đánh lận con đen”; triệt
để lợi dụng những “điểm nóng” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội để can
thiệp và làm rối loạn tình hình chính trị của đất nước. Các chiêu bài, thủ đoạn
được sử dụng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, từ bôi nhọ, thổi phồng sự thật; cắt xén hoặc chắp ghép các vấn đề chính trị theo kiểu
“râu ông nọ cắm cằm bà kia”, cho đến lồng ghép các tin thật - tin giả
nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận, qua đó hướng dư luận vào tin giả. Đặc
biệt, thời gian gần đây, các thế lực thù địch đã tận dụng tối đa môi trường
không gian mạng để can thiệp đời sống chính trị như: phát tán các thông tin
tuyên truyền xuyên tạc sai sự thật về chính trị Việt Nam, bôi nhọ lãnh đạo
Đảng, Nhà nước; đồng thời đăng tải nhiều video clip xấu, độc lên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube... tạo sự hiểu nhầm, sự hoài nghi của người dân vào tình
hình chính trị đất nước. Với một quốc gia có trên 70% người dân thường xuyên tiếp
cận Internet với 76 triệu tài khoản tham gia mạng xã hội, những thông tin đó đã
tác động không nhỏ đến nhận thức, tâm lý, thái độ của một bộ phận không nhỏ nhân
dân. Không it người dân tỏ ra tin tưởng, thậm chí vô tình tiếp tay cho mưu đồ
chính trị của các thế lực thù địch bằng việc cổ xúy, đăng tải, chia sẽ những
thông tin sai sự thật; đặc biệt, trong số họ có cả những cán bộ, đảng viên,
những người có trình độ học vấn cao trong xã hội.
Để việc tham gia chính trị của nhân
dân đi vào thực chất, có chiều sâu đòi hỏi mỗi người dân phải có nhận thức và
thái độ đúng khi tiếp cận các vấn đề chính trị. Trước hết, mỗi người dân khi
tiếp nhận, đánh giá vấn đề chính trị phải luôn tỉnh táo, nghĩa là phải khách
quan khi tiếp nhận những thông tin chính trị trên các phương tiên thông tin,
đặc biệt thông tin có nguồn gốc từ mạng xã hội. Từ đó nhận thức rõ tính chất:
chính nghĩa - phi nghĩa, tốt - xấu, đúng - sai, tích cực - tiêu cực… Mặt khác,
phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước các luồng thông tin khác nhau, phải luôn đặt câu hỏi
khi tiếp nhận thông tin như: Thông tin này do tổ chức hay cá nhân nào công bố? Kênh
thông tin có trung thực không? Tính chính thống của nguồn tin được công bố? Mục đích thông tin là
gì?... Hiện
nay, âm mưu, thủ đoạn chống phá chính trị của các thế lực thù địch không cố
định, mà luôn biến đổi hết sức mau lẹ, khó lường. Do vậy, cần tăng cường công
tác tuyên truyền để mỗi người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, có thể phân
định rõ ràng âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch ở từng thời
điểm cụ thể để có biện pháp phòng, chống phù hợp, hiệu quả. Khi mỗi người dân đủ tỉnh táo và đầy tinh thần cảnh giác,
thì những thông tin sai trái trên mạng xã hội dù có được che giấu dưới ngôn từ
nào chăng nữa thì họ vẫn có thể nhận ra những nội dung trái chiều, mang tính
độc hại, đi ngược lại đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước, phản ánh phiến diện, thiếu trung thực đời sống chính trị trong
nước. Khi đã phân định được nguồn gốc và tính chất của nguồn thông tin, người
dân có thể phản biện, đóng góp ý kiến thông qua hệ thống chính trị các cấp hoặc
tuyên truyền, nhắc nhở, cảnh báo cho bạn bè, người thân biết đối với những
thông tin giả, tin xấu độc. Ở mức độ cao hơn, mỗi người dân có thể tham gia đấu
tranh, phản biện phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc chính trị
thông qua các bài viết, bình luận. Có như vây, người dân mới có thể tham gia
sâu rộng, hiệu quả hơn vào đời sống chính trị của đất nước, thực sự phát huy
năng lực làm chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
dân giám sát, dân thụ hưởng”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1),
(2),(3) Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
năm 2013
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia sự
thật, tập 1
Mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng
Trả lờiXóa