PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỆU
XUYÊN TẠC:
“THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM LÀ THƠ MINH HOẠ”
Một trong những âm mưu, thủ đoạn chống phá nước ta trên lĩnh văn hoá là phủ nhân những thành tựu văn học, nghệ thuật (trong đó có thơ thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ). Thơ cách mạng Việt Nam thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã phát triển cả về chất lượng và số lượng, cả về phong trào và tác giả, trên cơ sở sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức, giữa truyền thống và hiện đại, với. Nhất quán trong một quan niệm nghệ thuật tích cực, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, các nhà thơ không ngừng tìm tòi, sáng tạo, nhằm tạo dựng một nền thơ lớn, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã bác bỏ những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.
Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên
lĩnh vực văn học, nghệ thuật, các thế lực thù địch bằng nhiều phương pháp, thủ
đoạn khác nhau, trong đó, chúng thường xuyên tạc rằng: thơ Việt Nam hiện đại
chỉ có Thơ Mới và Thơ Trẻ; còn thơ cách mạng Việt Nam ở thời
kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là: “Thơ minh họa”, “quê mùa”, “tỉnh lẻ”... Đây thực chất là cái cớ để trắng trợn phủ nhận thơ chống Pháp, thơ chống Mỹ; xúc phạm
và làm tổn thương cả một thế hệ nhà thơ đã đóng góp tài năng, nhất là những tác
giả đã hy sinh vì cuộc kháng chiến của dân tộc.
Nội
dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học
nói chung, thơ nói riêng là tiêu chí đánh giá khách quan nhất. Bằng cách tiếp cận thực sự
khách quan, toàn diện, khoa học,chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã chỉ ra,
văn học, nghệ thuật (trong đó có thơ) là một hình thái ý thức xã hội nhưng là
hình thái ý thức xã hội đặc thù; biểu hiện tập trung, đầy đủ, sâu sắc nhất quan
hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực và luôn nhấn mạnh nó phải
thấm nhuần tính
tư tưởng, tính định hướng, v.v. Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt được được thăng hoa, lắng đọng qua cảm
xúc thẩm mĩ, gợi lên cho ý thức nhận thấy sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất
cả những gì lay động, làm xúc động người đọc. Thơ là lĩnh vực rất quan trọng, từ
trong bản chất của nó bao giờ cũng hướng con người đến chân - thiện - mỹ. Trước
hết về nội dung, thơ phải đáp ứng được chức
năng xã hội nghiêm túc kiểu “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”. Thơ chân chính là luôn hướng tới cái
đẹp để ca ngợi, nuôi dưỡng, phát triển và không bao giờ viết ra những thứ tầm thường,
dung tục làm công chúng hổ thẹn phải tránh xa mà thơ cần phải biết làm rung lên
những cung bậc tình cảm. Đồng thời, phát hiện, vạch trần cái sai, cái xấu, cái
ác để lên án, chỉ trích, phủ nhận. Nhà phê bình văn học Nga V. Bi-ê-lin-xki
đã viết: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ
thuật. Phục vụ cuộc sống, phục vụ con ngời là mục đích lớn nhất
của thơ chân chính”. Chính những chi tiết chân thực, sống động
của cuộc đời đã khơi dậy những tình cảm sâu sắc, mới mẻ cho các
nhà thơ. Bất kỳ một nghệ thuật chân chính nào, trước nay cũng đều bắt nguồn từ
đời sống, phản ánh và phục vụ đời sống. Nhiệm vụ của thơ là nhân đạo hóa đời sống,
làm cho đời sống tinh thần của con người ngày càng tốt đẹp; trở thành một trong
những động lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội
và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Theo đó, thơ là tiếng nói của thời đại, vì lí tưởng cao cả của Tổ quốc, của nhân loại thì thơ phải
đi đúng quy luật của thơ; bày tỏ thái độ theo lý tưởng thẩm mỹ của mình. Trong
lịch sử dân tộc ta, hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, mỗi khi đất nước có
ngoại xâm thì đời sống, số phận mỗi người dân tất yếu phải gắn chặt với vận mệnh
của đất nước. Trong hoàn cảnh đó, thơ ca không thể không trở thành tiếng nói
chung của cả cộng đồng, phát ngôn cho ý chí, khát vọng, tình cảm lớn lao của
toàn dân tộc. Thơ phải lấy chức năng nhận thức, giáo dục là cơ bản; dùng thơ
làm “gươm đạn phá cường quyền” để kêu gọi lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm là nội
dung chủ đạo chứ không theo đuổi những mục tiêu "vị nghệ thuật" thuần
túy. Những áng thơ chính luận như Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Tụng
giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải, Cáo bình ngô của Nguyễn Trãi đã
một thời làm quân thù phải kinh hồn bạt vía. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Rõ ràng là dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất
tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng”[1].Vì vậy,
dù có những đặc trưng, đặc thù nào đi chăng nữa thì từ sự nhận thức, phản ánh của
mình, thơ vẫn phải nhằm mục đích góp phần vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, giải
quyết những mâu thuẫn, những yêu cầu đặt ra của thời đại. Do đó, trong thời kỳ thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, thơ sẽ phản ánh, suy ngẫm, bàn luận về
đời sống, số phận con người theo những quan điểm, thái độ nhất định. Trước cảnh mất nước, lầm than, nhân dân ta “một cổ, hai chòng”, đây là “lửa
thư vàng” để xem dòng thơ nào?, tác giả nào? thực sự “vị nhân sinh”. Trong những thời khắc trọng đại của
lịch sử, yêu cầu nghệ thuật của thơ được tự giác kết hợp với yêu cầu chính trị,
với nhiệm vụ lịch sử của đất nước. Thử hỏi thời kỳ đó, những tiếng thở dài “Không rên xiết là
thơ vô ý nghĩa” mang một tâm trạng " yêu đời nhưng đau đời", “ Lũ
chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ/ Một đôi người u uất nỗi cho vơ”… có đại diện cho
tiến nói cả dân tộc không ?. Hiển nhiên rằng, thơ không còn con đường nào
khác ngoài con đường “bay theo đường dân tộc đang bay”; "Tôi
cùng xương thịt với nhân dân của tôi / Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu". Cũng như mọi lĩnh vực hoạt động văn hóa
tinh thần khác thơ đã được huy động vào cuộc chiến đấu của dân tộc, trở thành
một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam kháng
chiến. Lịch sử trong thời đại ấy đã đặt ra cho
mỗi nhà thơ, mỗi
bài thơ đều thể hiện ý thức trách nhiệm với nhân dân, chủ động dùng thơ như một
vũ khí tinh thần trong cuộc kháng chiến. Nhà thơ trước hết phải là một công dân, cũng là một chiến sĩ để những
tác phẩm của mình phục vụ tốt nhất cho mục tiêu của cuộc đấu tranh, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân
dân; chứ không phải: “Độc giả lĩnh hội được hay không, tưởng không phải điều
quan tâm của thi sĩ”.
Trong
thời kỳ này, đội ngũ nhà thơ đông đảo, giàu năng lực sáng tác và đầy tâm huyết.
Lớp nhà thơ sáng tác từ trước cách mạng như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,
Huy Cận, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Anh Thơ…đã được ánh
sáng của Đảng: “thay đổi đời tôi, thay
đổi thơ tôi” để phát
triển sức sáng tác thể hiện rõ hướng hiện đại hóa thơ theo cách
mạng. Lớp nhà thơ tiếp theo, như Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng,
Hoàng Trung Thông, Chính Hữu, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn…rồi đến Xuân Quỳnh,
Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Thanh Hải, Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Anh Ngọc, Phạm Tiến
Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Vương Trọng, Hoàng Nhuận Cầm, Giang Nam, Lâm
Thị Mỹ Dạ.. Các thế hệ những người cầm bút ấy đã tập hợp thành một đội
ngũ sáng tác, vừa cầm bút, vừa cầm súng, trực tiếp tham gia vào cuộc “hành quân
gian lao vĩ đại của dân tộc”. Họ sống với thời đại, phản ánh khí thế thời đại,
đồng thời cũng phản ánh và khẳng định vị trí của chính bản thân mình trong xu
thế chung của thời cuộc. Suốt những năm tháng chiến tranh, các thế hệ nhà thơ
đã tiếp bước nhau dàn quân trên các mặt trận với cảm hứng chủ đạo là thể hiện
khát vọng độc lập tự do và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Chính họ
đã cất lên tiếng nói đầy tự tin về ý thức trách nhiệm và nhiệt huyết cháy bỏng
trong trái tim cả thế hệ mình - thế hệ tự nguyện nhập cuộc và trải nghiệm qua
thử thách chiến tranh.
Từ thực tế chiến trường khốc liệt, những
câu chuyện cao đẹp giàu tính nhân văn, những tấm gương chiến đấu hy sinh anh
dũng đã tác động mạnh đến những các tác giả và họ ghi lại chân thật
những ngày kháng chiến cao cả và rộng ra
là tất cả những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc đều được những vần
thơ chuyển tải một cách chân thực, sắc nét, tinh tế nhất để lan tỏa lý tưởng
sống và chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Họ đã tạo được những đóng
góp nền thơ cách mạng, kháng chiến. Sứ mệnh thiêng liêng cao cả của nhà thơ đã
hòa vào dòng người “xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ”, “Đường ra trận mùa
này đẹp lắm” - khao khát của nhà thơ là được đến với “biển lớn cuộc đời”. Tình yêu Tổ quốc
thể hiện ở trách nhiệm cụ thể để giữ gìn Tổ quốc, giữ gìn thành quả cách mạng
mà nhân dân đã phải đánh đổi bằng những hy sinh, mất mát. Ðó là ý thức công
dân, là tinh thần xả thân hiến dâng cho Tổ quốc. Và có lẽ, không có sự hy sinh
nào lớn lao, cao cả hơn sự hy sinh cho đất nước mình, dân tộc mình: Ôi! Tổ quốc
ta, ta yêu như máu thịt /Như mẹ cha ta, như vợ như chồng / Ôi, Tổ quốc! Nếu
cần, ta chết /Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
Tinh thần dám dấn
thân vì lý tưởng cũng góp phần nhanh chóng hình thành thế hệ nhà thơ - chiến
sĩ, vừa cầm bút vừa cầm súng, nhiều nhà thơ đã anh dũng hy sinh như: Nguyễn
Thi, Lê Anh Xuân, Nguyễn Trọng Định...Sự đóng góp của họ vào thắng
lợi chung của dân tộc, vào việc xây dựng lòng yêu nước và khẳng định những tình
cảm cao thượng của con người trong hai cuộc kháng chiến. Thơ kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ thực sự là vũ khí tinh thần có sức mạnh to lớn trong việc khơi dậy lòng yêu
nước và chủ nghĩa anh hùng, ý chí chiến đấu, niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của
mỗi người, cũng như toàn dân tộc Việt Nam. Thơ đã
nói được cảm xúc của người dân kháng chiến...và cảm xúc ấy càng gắn liền với
quyền lợi thiết thực của nhân dân, thúc đẩy được hành động dựng nước đánh giặc
của dân tộc. Theo
đó, thơ chống Pháp, chống Mỹ đã thực sự là vũ khí tinh thần có sức mạnh to lớn
trong việc khơi dậy lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, ý chí chiến đấu, niềm
tin vào thắng lợi cuối cùng
Về nghệ thuật, thơ (một loại
hình của văn học, nghệ thuật) thuộc ý thức
xã hội, phản ánh hiện thực bằng các hình tượng nghệ thuật cụ thể,
cảm tính. Hình tượng nghệ thuật là sự chứa đựng trong đó những vấn đề về cuộc sống
nhưng không phải sự sao chép nguyên bản của hiện thực cuộc sống mà quá trình
xây dựng hình tượng nghệ thuật đòi hỏi mỗi tác giả phải kết hợp nguyên tắc khái
quát hóa và điển hình hóa. Nghĩa là, từ những vấn đề thực tiễn của đời sống hiện
thực, tác giả phải khái quát hóa để tìm ra được cái bản chất, cái quy luật của
cuộc sống; điển hình hóa là phải tìm ra được cái riêng, cái cá tính, cái điển
hình cho cái chung. Từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ lúc đó, thơ cách mạng đã xây dựng những hình tượng điển hình ở nhiều thế hệ,
lứa tuổi ở nước ta với những phẩm chất cao đẹp, bền vững là chủ nghĩa anh hùng,
tình thương, lòng nhân ái, đức hy sinh, biểu tượng của một dân tộc anh hùng. Do
đó, các tác giả đã lấy cảm hứng trữ tình - sử thi làm chủ đạo; chủ nghĩa anh hùng và lí tưởng
cách mạng là cốt lõi, bởi nó là sản phẩm tất yếu của thời đại cả nước ra trận.
Tương ứng với cảm hứng này là giọng
điệu anh hùng ca. Có thể nói đây là chủ âm trong giàn đồng ca thơ chống Mỹ. Do đó,
ngôn từ thơ thời kỳ này, không
chỉ mang ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, mà còn là một hiện tượng nghệ thuật
lớn, đặc sắc, là một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, có nhiều thành tựu xuất sắc
trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Thơ đã có sự phát triển rõ ràng về
giọng điệu. Giọng điệu chính luận đanh thép, sắc sảo đã thực sự tạo cho thơ
Việt Nam một tâm thế mới, sức thuyết phục, truyền cảm mạnh mẽ đối với công
chúng để thể hiện tầm vóc cao đẹp của dân
tộc và con người Việt Nam, nhiều nhà thơ đã sử dụng bút pháp huyền thoại, cách điệu
hóa “Em là ai? Cô gái hay nàng tiên”Tố Hữu), “Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn
mây”(Chế Lan Viên). Tình yêu lứa đôi cũng thiêng liêng. Vì đất nước người
ta hy sinh, đất nước cũng sinh ra để vì tình yêu đôi lứa: Anh yêu em như yêu
đất nước (Nguyễn Đình Thi); Đất nước là nơi ta hò hẹn (Nguyễn
Khoa Điềm); Đất nước theo em ra ngõ một mình (Hữu Thỉnh)…
Thơ những năm
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là một
giai đoạn mới trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, với diện mạo và đặc điểm
riêng, với những thành tựu đặc sắc, kế tục các chặng đường thơ trước đó. Về nội
dung cũng như hình thức đã thể hiện khá rõ
hai yếu tố dân tộc và hiện đại, truyền thống và cách tân. Sáng tạo nghệ thuật
luôn luôn là hành vi nhận thức một thực tiễn mới thông qua một hình thức mới. Nhìn
vào cả nền thơ cách mạng này, đặc biệt là ở
một số tác phẩm thành công, chúng ta thấy rõ sự cố gắng vượt ra ngoài các hình
thức và cách diễn đạt quen thuộc. Những cách tân nghệ thuật được thể hiện trên
nhiều bình diện: từ việc mở rộng hình thức câu thơ đến sự vận dụng ngôn ngữ thơ
một cách linh hoạt, từ những đổi mới phong phú trong giọng điệu thơ đến việc
tìm tòi những kiểu kết cấu mới cho thơ. Nó vừa kết hợp được sự hài hoà giữa lý tưởng
và hiện thực, giữa chất anh hùng ca và tính trữ tình, giữa truyền thống và tìm
tòi sáng tạo, vừa ổn định lại vừa phá vỡ sự cân đối để tạo nên trạng thái cân
bằng mới.
Có quan điểm cho rằng: Thơ chống
Pháp, thơ chống Mỹ chỉ là “tỉnh lẻ”, “vụn vặt”, “quê mùa”. Họ đã cố tình lờ đi, thời kỳ này, văn hoạc nghệ thuật
nói chung, thơ nói riêng đã vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với
vận mệnh chung của đất nước. Nhà thơ đồng thời là một chiến sĩ, tác phẩm của họ
trở thành vũ khí đắc lực góp phần cổ vũ cuộc cách mạng của nhân dân cả nước. Các tác giả
đã sống sâu với cuộc
kháng chiến, được tôi luyện trong lửa đạn và nếm trải những gian lao thử thách
nơi trận mạc, thơ họ thường khái quát từ những hình ảnh cụ thể, chân thực, nên phần lớn các tác phẩm trong giai đoạn này
“chất thép” và “chất thơ” đã hòa quyện nhuần nhuyễn, thể hiện
rõ tính khái quát, triết lý. Đây là một cách tân đáng kể so với thơ trước cách
mạng. Thời kỳ này, những sự kiện lịch sử được ghi lại bằng cảm xúc cá nhân của mỗi
nhà thơ hát lên bản anh hùng ca hùng tráng của dân tộc. Cho nên, thơ cách mạng
đã tới được những khái quát sâu sắc về đất nước, con người, về hiện tại và
tương lai, về dân tộc và thời đại, về lương tâm, trách nhiệm và lẽ sống...Chẳng
hạn như: Tổ quốc được cảm nhận trong thơ từ những nét dáng cụ thể gần gũi: “Những
cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa”.
Tổ quốc Việt Nam trong thơ chống Mỹ đã hiện lên với tầm vóc thời đại: “Là lương
tâm của thời đại”, “người vươn lên một thiên thần”, “Cả dân tộc đều trên
mình ngựa thép/Ba mốt triệu cháu con đều có dáng ông cha”, hay “Mặt trời
khát vọng” là một trong những khái quát tiêu biểu của thế hệ trẻ tự ý thức về
tuổi trẻ, về
đất nước và nhân dân, về vai trò và trách nhiệm của thế hệ mình
trong cuộc chiến đấu giành độc lập tự do chho dân tộc. Trong ba thập kỷ chiến tranh,
thơ chống Pháp và chống Mỹ đã phát triển cả về chất lượng và số lượng, cả về
phong trào và tác giả, trên cơ sở sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình
thức, giữa truyền thống và hiện đại. Nhất quán trong một quan niệm nghệ thuật tích cực, phục vụ nhân dân, phục vụ
cách mạng, các nhà thơ không ngừng tìm tòi, sáng tạo, nhằm tạo dựng một nền thơ lớn, xứng đáng với
tầm vóc của dân tộc, góp phần đáng kể vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước.
Phong
trào “Thơ Mới” (1930 - 1945) là một phong trào cải cách, đổi mới thơ ca về thi
hứng và thi pháp, đánh dấu sự chuyển biến của một nền thơ ca từng ngự trị lâu đời
trên thi đàn dân tộc, tạo nên bước ngoặt lịch sử, đưa thơ ca Việt Nam từ loại
hình cổ điển bước vào loại hình hiện đại, chiếm một vị trí quan trọng trong tiến
trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam. Có thể nói, với “Thơ Mới””, thơ ca Việt Nam
bước tới sự hội nhập với thơ ca hiện đại thế giới, cùng với thơ ca thế giới đi
sâu khám phá những giá trị nhân văn phức tạp, đa dạng của con người thế kỷ XX.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của "Thơ mới" là thoát ly đời sống hiện thực, họ lại gieo rắc
tư tưởng tiêu cực, chán chường, phản ánh tâm lý bi quan, thất vọng, đầu hàng
giai cấp tư sản, tiểu tư sản sau cơn khủng bố trắng và cuộc khủng hoảng kinh tế.
Nhiều tác phẩm trong phong trào Thơ mới là tiếng nói của tình yêu dân tộc nhưng
không tìm được lối thoát cho mình. Có khi diễn tả nỗi buồn nhẹ mà man mác bâng khuâng: Gió theo lối gió mây đường mây / Dòng nước buồn thiu hoa
bắp lay ; Tiếng đưa hiu hắt bên lòng / Buồn
ơi xa vắng mênh mông là buồn; Êm êm chiều ngẩn
ngơ chiều/ Lòng không sao cả hiu
hiu khẽ buồn; ... Có khi là những từ ngữ thể hiện nỗi đau đến
nhức nhối: Tiếng gà gáy buồn như máu ứa / Chết không
gian khô héo cả hồn cao; Trời
ơi chán nản đương vây phủ / Ý tưởng hồn tôi giữa cõi tang..
.Nguyên nhân do các tác giả sống trong bối cảnh xã hội thuộc địa Việt
Nam, không đủ can đảm để chống đối giặc ngoại xâm nên họ tìm về với chủ nghĩa
lãng mạn. Sau những cuộc khủng bố đàn áp, khủng hoảng kinh tế, một thế hệ thanh
niên thiếu chỗ dựa, thiếu niềm tin đưa đến khủng hoảng tinh thần, tâm trạng buồn
và cô đơn, như càng đè nặng lên cuộc đời của chính họ.
Thơ
trẻ trong những năm qua đã có những bài thơ, câu thơ hay mang yếu tố cách tân.
Tuy nhiên, nhìn chung, các tác giả xem sự viết không còn mang đặc tính thiêng
liêng nữa, mà nhấn mạnh đó một trò chơi của ngôn từ và nặng về phô bày, sắp đặt câu chữ; thậm chí còn
dùng ngôn từ phản cảm để dung tục hóa
thơ. Đề tài phản ánh trong thơ trẻ phần lớn là đi vào cái tôi nhỏ hẹp, “rên rỉ”
với những nỗi niềm vụn vặt ngày thường không thấy những cái cao cả, vắng bóng
hình tượng người công nhân, nông dân, trí thức, chiến sĩ bộ đội, công an nhân
dân, hay những vấn đề quan trọng của đất nước, dân tộc, thời đại. Nhìn chung,
“Thơ trẻ” chưa quan tâm đến chức năng giáo dục, để cổ vũ cho cái thiện, cái
đẹp, lên án cái xấu, cái ác. Về nghệ thuật, phần lớn “Thơ trẻ” chủ yếu là kể,
tả hiện thực chưa phải là tái hiện hiện thực thông qua tâm trạng, thông qua cái
tôi chữ tình của nhà thơ. Hiện thực mà các tác giả đưa vào tác phẩm của mình
chưa đạt tới hiện thực mang tính nghệ thuật, đem lại giá trị nhận thức - thẩm
mỹ tích cực cho bạn đọc. Điều đó, lý giải tại sao số đông người đọc “lạnh nhạt”
với thơ trẻ, chứ không phải do “tầm đón nhận” của công chúng, như một số cây
bút trẻ đã ngụy biện.
Như vậy, thơ
cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1946-1954) và đế quốc Mỹ giành độc lập, thống nhất
(1954-1975) đã
thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang của ông cha ta
trong suốt hảng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đó là những tác phẩm bám sát thực tế đời sống dân
tộc, phản ánh chân thực và sinh động hiện thực cuộc sống vĩ đại
của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến và trong công cuộc xây dựng
đất nước ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Nếu ai đó nhìn nhận đánh giá chỉ thiên về
hình thức ngôn từ, chỉ thấy thơ là thơ, chỉ vị nghệ thuật mà quên mất nhân
sinh, không có chỗ dựa trong nhân sinh, không thấy nhiệm vụ lịch sử, dễ thấy cống
hiến, thành tựu, không thấy hạn chế, quá đề cao, tuyệt đối hóa phong trào “Thơ
Mới” và “Thơ trẻ”, phủ nhận thơ chống Pháp và chống Mỹ là sự thiên lệch và sai
lầm. Những đóng góp lớn
lao của thơ chống Pháp, thơ chống Mỹ cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc, xây dựng xã hội mới là minh chứng hùng hồn bác bỏ những luận điểm sai trái phủ nhận dòng
thơ cách mạng này.
Phạm Quang Thanh
#SQCT
Tài liệu tham khảo
(1) Đảng Cộng sản
Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XIII, tập I, Nxb CTQGST, tr.232.
(2) Đảng Cộng sản
Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XIII, tập I, Nxb CTQGST, tr.232.
(3) Hồ Chí Minh - Toàn tập,Tập
13, Nxb CTQG, H. 2011.
(4) Nhiều tác giả (1985), Thơ
Việt Nam 1945 - 1985, NXB Giáo dục.
(5) Nhiều tác giả (1987), Cách mạng kháng
chiến và đời sống văn học, NXB Khoa học xã hội.
(6) Tổng tập Văn học
Việt Nam thế kỷ XX, NXB Văn học, 2007.
(7) Nhiều tác giả (1985), Văn
học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), NXB Khoa học xã hội.
(8) Mã Giang Lân
(2007), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục.
Chúng ta phải đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa