Social Icons

Pages

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2023

TỪ PHONG TRÀO “99 CHỐNG LẠI 1” ĐẾN NHẬN DIỆN BẢN CHẤT NỀN DÂN CHỦ TƯ SẢN

Năm 2011, phong trào “99 chống lại 1” nổ ra ở Mỹ phản ánh nghịch lý nền dân chủ tư sản, nhất là về mặt kinh tế. Song đến nay, trước những thay đổi lớn nhiều người vẫn ẫu trí cho rằng xã hội tư bản là xã hội của nhân dân, hướng đến nhân dân và vì nhân dân. 

Tháng 9/2011, phong trào biểu tình chống sự lạm dụng quyền lực vô hình của các tập đoàn tài phiệt Phố Wall ở New York nổ ra. Chỉ trong một thời gian ngắn, phong trào đã lan tỏa mãnh liệt và rộng khắp. Sau New York, làn sóng biểu tình đã bùng nổ ở hơn 150 thành phố lớn. Những người biểu tình, hô vang khẩu hiệu: “Chúng tôi là 99% đối mặt với 1% là người giàu nhất!”.

Những người biểu tình chọn phố Wall, bởi theo họ đây là nơi đặt trụ sở cơ quan đại diện của các tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ - những thế lực ngầm đang chi phối mọi mặt đời sống. Ở thời điểm đó, dù chỉ chiếm 1% dân số, nhưng những người giàu nhất đã nắm giữ tới hơn 1/5 thu nhập quốc dân và sở hữu tới hơn 1/3 tổng tài sản quốc gia; chỉ vỏn vẹn hơn 200 công ty xuyên quốc gia ở Mỹ và Tây Âu nhưng nắm giữ tới gần 1/3 GDP của thế giới… trái lại, đời sống của người lao động đang bị bần cùng hóa đến mức thậm tệ. Trong khi, các đảng phái chính ở Mỹ luôn thiếu sự đồng thuận trong cách điều hành do phụ thuộc vào giới đại gia tài chính ngân hàng phố Wall, nên sự bất bình đẳng xã hội càng được được đẩy lên cao. Nhiều người cho rằng: Chính quyền và cơ chế hiện nay của Mỹ và của thế giới tư bản là của 1%, do 1% và vì 1%. Thật “không quá lời khi nói người dân Mỹ xuống đường biểu tình hưởng ứng chiến dịch “Chiếm phố Wall” là do họ có cảm giác bị chính phủ phản bội. Cảm giác bầu ra một chính quyền chỉ đặt lợi ích của những doanh nghiệp lớn và nhà giàu trước hết đã khiến người dân Mỹ cay đắng. Họ muốn đòi lại sự công bằng” - Tạp chí Business Insider từng bình luận.

Chiếm lấy phố Wall” đã “sớm nở, tối tàn”. Xét đến cùng, phong trào này vẫn mang tính tự phát là chủ yếu, vì thế những người biểu tình trở thành “những người lang thang” hơn là những người biểu tình có mục tiêu đích thực trong mắt cộng đồng. Từ mục đích phản đối bất bình đẳng về chính sách kinh tế, cuối cùng chuyển thành “người giàu thì xấu hết, chỉ có người nghèo mới tốt đẹp”, do vậy không thể tập hợp được sự ủng hộ đông đảo nhằm mở rộng sự ảnh hưởng đích thực của phong trào. Ảo tưởng về đảng Dân chủ sẽ dẫn đến sự thất bại và sụp đổ của cuộc biểu tình “Chiếm lấy phố Wall” - nhà báo Jack Hood kết luận. Đồng thời, phong trào này thiếu đi một nhà lãnh đạo và không có một chương trình nghị sự chính trị hay cương lĩnh cụ thể.

Dù “chết yểu” song phong trào “Chiếm lấy phố Wall” như một lời cảnh tỉnh đối với giới cầm quyền về nguy cơ diệt vong của chế độ tư bản chủ nghĩa. “99 chống lại 1” không đơn thuần chỉ là một phong trào, phản ánh một nghịch lý về nền dân chủ tư sản, đặc biệt là dưới góc độ kinh tế, mà còn thể hiện sự trưởng thành về nhận thức của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Giới cầm quyền Mỹ có thể dập tắt phong trào nhưng không thể che đậy bản chất xấu xa, phản động của chế độ, càng không thể phủ nhận thực tiễn lịch sử rằng: Cư dân trên hành tinh này, các nhà hoạch định chiến lược, các chính trị gia, các học giả đang tỏ thái độ bất bình về chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Luận điệu thổi phồng giá trị của nền dân chủ tư sản – thực chất là trò “mượn gió bẻ măng”.

“Ăn cây nào, rào cây ấy” - như một lẽ thường tình, thời gian gần đây, lợi dụng những kết quả điều chỉnh, thích nghi về quan hệ sản xuất, nhiều học giả đã xảo biện cho rằng: chủ nghĩa từ bản ngày nay đã bước sang giai đoạn “hậu tư bản”, một “chủ nghĩa tư bản nhân dân” hay “chủ nghĩa tư bản xã hội”, không còn phân chia ra kẻ bóc lột và người bị bóc lột và là tương lai của loài người. Chúng lập luận rằng, địa vị của giai cấp công nhân đã có sự thay đổi căn bản, một bộ phận công nhân đã trở nên “trung lưu hóa”, họ nắm giữ các vị trí chủ chốt trong các công ty, quan hệ trong công ty không còn là quan hệ chủ - thợ mà tất cả đều là “nhà tư bản”. Nhà nước tư sản giờ đây là nhà nước phúc lợi chung, nhà nước của nhân dân; xã hội tư bản là xã hội của tự do, bình đẳng, bác ái chân chính…

Quả nhiên, là một sự bịp bợm trắng trợn. Ai cũng biết, nền dân chủ tư sản xét về bản chất không phục vụ cho giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Pháp quyền tư sản thừa nhận trên nguyên tắc pháp lý những quyền của con người, nhưng trên thực tế việc thực hiện các quyền đó đối với nhân dân lao động thường bị hạn chế. Về mặt kinh tế, dân chủ tư sản dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu. Tổ chức quản lý nằm trong tay giai cấp tư sản, phân phối theo quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, duy trì chế độ người bóc lột người.

Thật nực cười khi cho rằng: trong các công ty cổ phần, không chỉ các nhà tư bản, mà công nhân cũng có cổ phần, đương nhiên, lợi tức cổ phần được chia bình đẳng cho mọi cổ phiếu thì người công nhân cũng là “ông chủ”. Với lượng cổ phiếu ít ỏi, họ không thể nắm quyền chi phối hoạt động của công ty. Công nhân dù không còn “trần như nhộng” nhưng thu nhập chủ yếu của họ vẫn từ tiền lương. Việc được cân nhắc, bổ nhiệm vào một số vị trí quản lý không làm cho địa vị của công nhân thay đổi, họ vẫn chỉ là những người làm thuê, bởi lẽ họ điều hành công ty dưới sự lãnh đạo của hội đồng quản trị. Việc phần lớn các công ty cổ phần không mang tên một ông chủ nào, tham gia điều hành là những liên minh tạm thời của các nhà tư bản chỉ làm cho công nhân không biết ông chủ thực sự của mình là ai và nhầm tưởng giữa ông chủ và người làm thuê không còn ranh giới, mọi người đều trở thành tư sản, đều phải lao động nhưng không thể che dấu được quan hệ bóc lột trong đó. Đồng ý rằng, đời sống của một bộ phận công nhân ở các nước tư bản hiện nay được cải thiện đáng kể. Nhưng so với mức tăng thu nhập của giai cấp tư sản thì chẳng khác nào hạt cát giữa mênh mông sa mạc. Sự cải thiện đó hiển nhiên không đến từ lòng trắc ẩn hay “tự nguyện” của giai cấp tư sản mà chủ yếu phải thông qua cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động.

Tương lai nào cho xã hội tư bản?

Có thể nói, nền dân chủ tư sản đã có những cống hiến hết sức to lớn đối với lịch sử tiến hóa nhân loại, nhưng nó cũng mắc phải những hạn chế rất lớn. Những hạn chế đó xét đến cùng là do nền dân chủ đó được xây dựng trên nền tảng bất di, bất dịch là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất - nguồn gốc của chế độ người bóc lột người. Giai cấp tư sản ca ngợi nền dân chủ của họ là nền “dân chủ thuần tuý”, không có tính chất chuyên chính, không mang tính giai cấp nên nó mở rộng vô bờ bến. 

Tuy nhiên, V.I.Lênin chỉ ra sự thật là: Quyền sở hữu về những tư liệu sản xuất và chính quyền mà nằm trong tay bọn bóc lột, thì không thể nào nói đến tự do chân chính, bình đẳng chân chính cho những người bị bóc lột, nghĩa là cho đại đa số nhân dân được. Chính sự phát triển chủ nghĩa tư bản đã gây ra vô vàn những sự đau khổ cho nhân loại: Là thủ phạm dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới, đó là chưa kể đến những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang trong mấy thập niên gần đây; đẩy thế giới vào hàng loạt khủng hoảng toàn diện; đối diện với thảm họa của biến đổi khí hậu...và bất bình đẳng vẫn luôn hiện hữu trước mắt chúng ta.

Dường như, lý do dẫn đến cuộc biểu tình “99 chống lại 1” vẫn luôn tiềm ẩn trong lòng xã hội tư bản, chỉ chực chờ bùng nổ trong nay mai. Hội nghị quốc phòng Munich 2020 đã khẳng định: Chủ nghĩa tư bản hiện đại chỉ có thể thay đổi hoặc diệt vong. Cùng thời gian này, Viện Edelman khảo sát 28 quốc gia, chiếm tới 2/3 dân số thế giới, kết quả thật khiến người ta sửng sốt: 56% người được hỏi cho rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại gây hại nhiều hơn là có lợi cho xã hội loài người, tỷ lệ này ở Pháp lên tới 2/3. Nguyên nhân chủ yếu được cho là từ sự bất bình đẳng trong xã hội gây ra, sự bất bình đẳng này chủ yếu và đầu tiên là từ góc độ kinh tế.

“Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn… Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át”[1] - Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định.

Tất yếu bị thay thế bằng một nền dân chủ hướng tới nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là lời giải thích đáng nhất để giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong xã hội tư bản hiện nay./.

Đậu Trọng Chương 

#SQCT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lam Anh, Văn Hiếu (2021), 10 năm nhìn lại phong trào “Chiếm lấy phố Wall” và mặt trái của chủ nghĩa tư bản, Báo Quân đội nhân dân, số ra, ngày 22/5.

2.  Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập I.

3.Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập II.

4. PGS. TSKH Trần Nguyễn Tuyên (2020), Giá trị hiện thực trong quan điểm của Ph.Ăngghen về dân chủ ở một số quốc gia châu Âu hiện nay, Trang Thông tin điện tử, Hội đồng Lý luận Trung ương, số ra ngày 28/11.

5. Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội.



[1] Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội, trang 21-22.

1 nhận xét:

  1. Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa