Social Icons

Pages

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Thanh niên tiên tiến phải luôn tiên phong và gương mẫu

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ tuyên dương.
 Font Size:     |  
Đó là một trong những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự Đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ IV năm 2016, được T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh long trọng tổ chức sáng nay (29-8) tại Hà Nội.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao công tác lựa chọn đại biểu của Đại hội, đồng thời khẳng định: 445 đại biểu dự Đại hội lần này thật sự là những hạt giống quý, những bông hoa tươi thắm nhất trong vườn hoa đẹp của thanh niên cả nước.
“Tôi nghĩ rằng, thanh niên có bốn chữ cần ghi nhớ: tiên phong và gương mẫu. Tiên phong về tư tưởng, sự hiểu biết và hành động thực tế; gương mẫu qua những việc làm trong đời sống thường ngày”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
“Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn đặt niềm tin yêu vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thế hệ trẻ Việt Nam, đồng thời kỳ vọng Đoàn phải làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần đào tạo lớp thanh niên trở thành những chiến sĩ tiên phong mang lá cờ của Đảng và Bác Hồ tới đích cuối cùng. Chúc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh mãi mãi xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, là đội xung kích của cách mạng; thanh niên là rường cột của dân tộc, là người chủ tương lai của nước nhà. Nhất định các đồng chí phải làm chủ nước nhà một cách xứng đáng nhất, chắc chắn nhất”, Tổng Bí thư nhắn nhủ.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử


Những ngày gần đây, khi cả nước thực hiện các hoạt động kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 thì trên một số mạng xã hội, các phần tử cơ hội về chính trị lại tiếp tục tán phát những bài viết có nội dung tuyên truyền, nói xấu chế độ, phản đối chủ trương, đường lối của Đảng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Chúng cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam là trở ngại duy nhất cho dân tộc và nền dân chủ chân chính của nhân dân” v.v.. Tóm lại, họ muốn Đảng Cộng sản Việt Nam thôi giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam, nhường quyền lãnh đạo dân tộc cho một “lực lượng chính trị mới”.

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Nói về bài thơ "Ngọn Quốc kỳ" của Nhà thơ Xuân Diệu


Nhà thơ Xuân Diệu, một nhà thơ lãng mạn, trong phút chuyển mình, đã nói về lá cờ một cách rất hình ảnh: "Chúng ta đã say ngọn quốc kỳ độc lập, tự do như say men rượu". Và trong cơn say ngây ngất đó, nhà thơ đã viết nên bản trường ca tuyệt vời với một tinh thần say sưa, sảng khoái, ca ngợi đất nước tự do, ca ngợi Cách mạng tháng Tám:
"Gió bay đi, mà nhạc cũng bay theo
Ðưa tin mới khắp trên trời đất Việt 
Hoa cỏ đón mà núi sông cũng biết
Cờ Việt Nam oanh liệt gió mừng bay
Vàng huy hoàng sinh giữa thắm hây hây
Thắm lộng lẫy nở quanh vàng rực rỡ
Tất cả vải là một cười thắm đỏ
Tất cả cờ là một cuộc triêu dương !"
Bài thơ giàu chất tráng ca và hưng phấn cách mạng. Lá cờ là biểu trưng Tổ quốc - Ðất nước - Dân tộc, là hiện thực đường lối chính trị của Ðảng:
"Có mấy bữa mà Việt Nam thắm cả
Máu nén lâu từ ấy đã bùng ra
Những cửa lều xơ xác cũng ra hoa
Trên gốc cũ nẩy một chồi sống mới
Cả anh dũng cũng tưng bừng trở lại
Một trăm năm tan nát tựa sương mù".
Vâng, mùa thu ấy là mùa thu của sự đổi thay. Sự đổi thay của đất nước bắt đầu từ sự đổi thay của sắc cờ. Rồi sắc cờ Tháng Tám đã "lột xác" cả một thế hệ văn nghệ sĩ.

Từ mùa thu ấy, lá Quốc kỳ


Mùa thu Cách mạng của 71 năm trước, một trong những hình ảnh làm nức lòng người con dân đất Việt và gieo nên nỗi khiếp sợ kinh hoàng cho bọn đế quốc thực dân cướp nước cũng như bè lũ tay sai bán nước là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng.
Lá cờ đỏ sinh ra trong máu lửa khởi nghĩa Nam Kỳ; lá cờ đỏ sao vàng mà Bác đã hằng ấp ủ trong những đêm trắng tại lao tù của bọn Tưởng Giới Thạch; lá cờ đỏ trong những ngày Cách mạng Tháng Tám sục sôi đã trở thành Quốc kỳ của nước Việt thân thương, một biểu tượng của lòng tự hào và niềm vui mãi mãi...

Thành quả của đường lối độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, được mở ra từ khi có Đảng. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi đầu tiên của con đường này, tiền đề của thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và thành tựu của công cuộc đổi mới - ba thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua, để dân tộc Việt Nam đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

LỊCH SỬ VỐN CÔNG BẰNG


Mấy ngày vừa qua, trên một số trang mạng xã hội xuất hiện một số bài viết có tính chất xuyên tạc về ý nghĩa lịch sử và bịa đặt một số chi tiết về cuộc Cách mạng Tháng Tám của nhân dân Việt Nam. Đây là luận điệu đã cũ mèm của một số người vốn có hiềm khích với cách mạng và đang ra sức chống lại những chủ trương, chính sách của Đảng, cổ xúy cho cái gọi là “xã hội dân chủ”.