Hầu
như toàn bộ các mặt báo trong những ngày gần đây đều nói đến Thủ Thiêm – sự việc
thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Quan tâm, thông cảm, sẻ chia là tâm trạng
lúc này với những người khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải cảnh giác,
tỉnh táo trước các thông tin sai sự thật, các bài viết lợi dụng sự việc này phục
vụ cho mưu đồ của các tổ chức và cá nhân thù địch, bất mãn để gây mất lòng tin
của nhân dân với Đảng, Nhà nước ta. Nội dung các bài viết đó thường ngụy biện,
tạo dựng, khoét sâu vào một số vấn đề sau:
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018
Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018
Bác Hồ và những lời dạy với giáo viên, học sinh Việt Nam
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính
yêu đã luôn dành rất nhiều tình cảm, niềm tin và hy vọng đối với đội ngũ giáo
viên, học sinh của cả nước. Mỗi lời dạy mà Bác để lại đều trở thành động lực to
lớn để lớp lớp giáo viên, học sinh quyết tâm giành thắng lợi sự nghiệp giáo dục
có những bước phát triển mới theo tư tưởng và triết lý về giáo dục đậm chất
nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng ở Hàng Than (Hà Nội).
Giữ lửa cho “lò luôn nóng và nóng đều” - Mệnh lệnh từ trái tim
Thời gian qua, cán bộ, đảng viên và nhân dân cả
nước ta đã chứng kiến biết bao sự đổi mới, thành công trong công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, tạo nền tảng vững chắc để đất nước không ngừng phát
triển. Ngày 31/7/2017, phát biểu tại phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham
nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng nhấn mạnh: “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi
vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng
ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không
thể được, thế mới là thành công” Để thực hiện theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng, thì “Giữ lửa cho lò luôn nóng và nóng đều” phải trở thành “mệnh lệnh
của trái tim”, “tiếng gọi của non sông đất nước” để công cuộc xây dựng, chỉnh
đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII tiếp tục thu được những thành
công hơn nữa, để Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo nhân
dân ta tiến tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018
20 năm thực hiện Chiến lược cán bộ và những bài học quý giá cho chúng ta
Cách đây hơn 20 năm, Nghị quyết Trung ương ba
khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước” được ban hành. Đây là sự thể chế hóa đường lối cán bộ của
Đảng nhằm tạo ra bước chuyển biến căn bản và toàn diện của đội ngũ
cán bộ. 20 năm qua, Chiến lược cán bộ đã hoàn thành sứ mệnh lịch
sử của nó, tạo khung thể chế cho sự định hình và phát triển đội
ngũ cán bộ của thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt
Ngày 7/5/1954 đã đi
vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng
lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là
thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới; tạo ra bước
ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh, kết thúc 9 năm trường kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954); buộc thực dân Pháp phải ký kết
Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Nhãn:
Bàn tròn,
Diẽn biễn hòa bình,
Tuyên truyền,
VHNT
Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức luôn được duy trì và ngày
một phát triển. Nếu như giai đoạn 2001-2005 cả nước có khoảng 2.553.000 lượt
cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì giai đoạn
2006-2010 có khoảng 3.950.000 lượt và trong 4 năm (2011-2014) cả nước đã có hơn
3.770.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức được cử tham gia các khóa đào tạo,
bồi dưỡng, tăng từ 15 đến 20%. Cùng với sự tăng về số lượt người tham gia các
khóa đào tạo, bồi dưỡng, công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được
chú trọng. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng hơn, nhờ thế chất
lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng dần được cải thiện, góp phần nâng chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đạt hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ,
công vụ. Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, cải cách hành chính,
chế độ công vụ, công chức, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức đang đứng trước những thách thức và yêu cầu mới.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)