Social Icons

Pages

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Ký sự xe ôm!


Vừa qua một đêm trời đã se lạnh, cái lạnh tạt ngay vào người tôi khi vừa mở cửa phòng, như một phản xạ tự nhiên của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết, tôi hắt xì một cái mà quặn cả bụng. Như thường lệ sau khi vệ sinh cá nhân xong tôi làm 2 bát cơm ấm, kiểm tra chiếc xe gắn máy thân yêu trước khi đưa nó lên đường làm việc.
Bình thường, mỗi lần mưa là khách gọi xe nhộn nhịp lắm, anh em chạy hoài không hết khách, cứ hết một chặng khách lại có khách khác vẫy tay. Thế nhưng hôm nay trời mưa nhưng lại ít khách, có lẽ con gió lạnh đầu mùa khiến họ dùng phương tiện khác chăng. Được dịp nhóm xe ôm chúng tôi ngồi lại nhâm nhi cốc trà nóng và bàn thế sự. Tôi cũng chẳng nhớ câu chuyện bắt đầu từ đâu, chỉ biết chưa hết chủ đề này lại đến chủ đề khác với tốc độ chóng mặt, vui đáo để.
Giữa cái lạnh đầu mùa và một buổi sáng vắng khách, ấn tượng nhất với tôi là lúc chúng tôi nói đến thông tin Bác Tổng được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Chuyện đang râm ran thì một ý kiến làm thay đổi bầu không khí từ sôi nổi vui vẻ đến trầm lắng, ý của một anh bạn là hôm qua trước khi đi ngủ có xem một kênh youtube có nguồn gốc nước ngoài nói rằng Tổng Bí thư làm Chủ tịch thì ai giám sát, nào là tạo dựng phe phái, thanh toán nội bộ, nào là làm theo mô hình Trung Quốc, lại sớm thông qua luật đặc khu để nhượng đất cho tàu.
Trong giây phút ấy tôi bỗng thấy khó chịu, ấm ức cái họng toan nói ra thì có một bác cao niên, từ tốn uống ngụm nước, bác ấy nói: các chú không thấy à? Giám sát có Quốc hội giám sát, dân giám sát, sai dân thấy, Quốc hội thấy, các chú thấy hết chứ có qua được mắt ai đâu. Dân phản ánh tham nhũng, Tổng Bí thư chỉ đạo giải quyết kiên quyết, không có vùng cấm khiến một số quan chức cấp cao bị lôi ra ánh sáng. Sự kiện đó đáng ta phải mừng chứ, đừng tin bọn thù địch nó nói bậy là giải quyết mâu thuẫn, bè phái. Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng giữ 2 chức vụ như trên, hiện nay hoàn cảnh lại đặt ra đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có phải ta học theo Trung Quốc đâu. Dự luật đặc khu là do Quốc hội quyết định chứ Chủ tịch nước có quyết định được đâu, ai cũng hiểu.
Từng câu nói của bác ấy chậm dãi, dễ hiểu làm chúng tôi tâm đắc, anh bạn vừa nói cũng thốt lên: cháu cũng nghĩ thế, giờ các kênh thông tin không chính xác, xuyên tạc, bịa đặt trên internet nhiều quá dễ làm nhiễu thông tin bác ạ! Khi nào rỗi bác ra đây nói chuyện thời sự với chúng cháu nhé! Tôi thấy toại nguyện quá, hơn cả những gì tôi định nói ra, tự dằn lòng mình khi tiếp cận bất cứ thông tin nào trên internet cần phải chọn lọc kỹ càng, đối với các thông tin xấu độc gây mất đoàn kết dân tộc phải phủ nhận lại chúng. Cơn mưa vừa tạnh, chuyện của chúng tôi đành phải dừng lại vì có một tốp khách gọi, chúng tôi lại lên đường trong thời tiết dễ chịu./.
                                                                                                                                    NBT./.

Không thể xuyên tạc bản chất chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo


Vì những mục tiêu xấu độc, trên internet, MXH có kẻ cho rằng “Nhà nước Việt Nam theo mô hình Xô viết”, chế độ “độc tài toàn trị'', ''lệ thuộc vào nước ngoài''... Vậy lịch sử và thực tiễn chế độ xã hội XHCN ở Việt Nam đã vận động và phát triển như thế nào?

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Đấu tranh loại bỏ những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.


Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Trong bản Di chúc cuối cùng Người đặc biệt căn dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của Dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Thấm nhuần lời dạy của Người, nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc cho nên hơn 80 năm qua, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thành công của công cuộc đổi mới, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế; đời sống của nhân dân ổn định, người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; được phát huy quyền làm chủ trên đất nước mình. Điều đó được khẳng định bằng sự đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, của toàn dân tộc.
Truyền thống đó ngày càng được phát huy trước những khó khăn thử thách, trong cuộc đấu tranh “phòng, chống tham nhũng”; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh về chính trị tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Những ngày gần đây, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất là nỗi đau, nỗi mất mát của gia đình và toàn thể dân tộc Việt Nam. Con người sinh ra và đi vào cõi vĩnh hằng là quy luật của tạo hóa. Cùng với niềm tiếc thương vô hạn của đồng bào cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài, sự chia buồn sâu sắc của bạn bè quốc tế. Vẫn còn đó những kẻ ấu trĩ, bệnh hoạn, mù quáng lợi dụng để xuyên tạc, chống phá; chúng tưởng tượng và mở giọng gào thét với những lời lẽ gàn dở, bịa đặt như: nội bộ Đảng mất đoàn kết. Thật nực cười chúng còn ra sức cắt, ghép hình ảnh để bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước hòng lôi kéo sự cả tin, ngộ nhận của những kẻ thoái hóa, biến chất, đi ngược lại lợi ích dân tộc.
Những hành vi, thủ đoạn bỉ ổi của bọn chúng sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng; hãy nhìn vào những bản án giành cho những kẻ tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Hãy quay đầu là bờ, sống và hành động xứng đáng là người Việt Nam.
Sự thật vẫn luôn là sự thật, nhân dân luôn tin theo Đảng, ý Đảng hợp lòng dân; sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng được minh chứng trong lịch sử và tiếp tục được củng cố vững chắc trong thời đại ngày nay. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 
Xây Dựng Đảng.

BQK./.

ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CHO RẰNG "TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH KHÔNG CÓ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG, THỐNG NHẤT VỚI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN"


Với tham vọng, tạo ra được một “khoảng trống” về tư tưởng trong Đảng ta, trong xã hội ta, dẫn đến “tự diễn biến”, tự chuyển hóa, tan rã từ bên trong, thực hiện mục tiêu chiến lược cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, buộc nước ta phải đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, phục tùng sự chi phối của nước ngoài. Một trong những mục tiêu chúng tập trung chống phá quyết liệt là phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta. Bản chất sâu xa của sự phủ định này là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng, với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những quan điểm, luận điệu sai trái đối với tư tưởng Hồ Chí Minh, được chúng bịa đặt ở nhiều khía cạnh khác nhau, một trong những khía cạnh đó là: Tư tưởng Hồ Chí Minh không có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Vạch trần quan điểm, luận điệu sai trái trên, phải dựa trên những luận cứ khoa học, đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam mấy chục năm qua về tính đúng đắn, sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - ngọn đuốc soi đường, đảm bảo cho thắng lợi vẻ vang của cách mạng nước ta gần 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau chín năm rời Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã dày công nghiên cứu một số cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu. Người nhận thấy rằng, những cuộc cách mạng đã đưa một số nước từ chế độ phong kiến lạc hậu trở thành những nước tư bản hùng mạnh, với một xã hội được coi là có dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, như các nước: Pháp, Anh, Mỹ… Tuy nhiên, đằng sau sự "hào nhoáng" về dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái ấy là sự lừa bịp, phản bội lợi ích của nhân dân lao động, chế độ người bóc lột người ngày càng phát triển với trình độ cao hơn trước… Trong hoàn cảnh đó, tháng 7/1920 Hồ Chí Minh đã đọc trên Báo Nhân đạo của Pháp bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Sơ thảo Luận cương nói về giải phóng dân tộc, một vấn đề mà Hồ Chí Minh đã ấp ủ tìm kiếm. Ngồi một mình trong phòng, Người đã reo lên như đang nói trước đồng bào: “Hỡi đồng bào bị đày đọa đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”1. Người đã tìm ra “cẩm nang” để cứu nước, giải phóng dân tộc. Cũng từ đây, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin, được coi là bước ngoặt quyết định trong nhận thức, tư tưởng của Người về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”2.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đã mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, với nước ta vẫn phải sống dưới ách đô hộ của đế quốc, phong kiến. Nhiều nhà yêu nước Việt Nam trong thời kỳ đó, cũng muốn tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc và đưa ra những tư tưởng canh tân mới. Thế nhưng, họ đều bị hạn chế trong tư tưởng, nhận thức về con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Hoàng Hoa Thám mang nặng tư tưởng phong kiến, lỗi thời; Phan Bội Châu sang Nhật cầu viện, chẳng khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; Phan Chu Trinh tư tưởng cải lương chỉ chờ mong xin quân giặc “rủ lòng thương”. Nhìn ra nước ngoài, cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911, với chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên cũng không đủ sức thu hút với Nguyễn Ái Quốc. Người tiếp tục khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”1. Người còn chỉ rõ: Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không chỉ là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Người tìm thấy trong chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống áp bức bóc lột để tự giải phóng cho dân tộc mình. Người thấy được sự gắn bó khăng khít giữa sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa, bị áp bức. Từ Lênin, Người tiếp tục nghiên cứu sâu về Mác và Ăngghen để hoàn thiện lý luận về giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân, phong kiến, đem lại độc lập, tự do, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc mình.
Toàn bộ lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, quan hệ biện chứng với chủ nghĩa Mác - Lênin về những vấn đề của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó là hệ thống quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về xây dựng, phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng; về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng…”2. Đây là những vấn đề cốt lõi nhất của cách mạng cả trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta dễ dàng cảm nhận chủ nghĩa Mác - Lênin trong tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh trong chủ nghĩa Mác - Lênin được hòa quyện, thống nhất, biện chứng, không tách rời. Suốt cả cuộc đời, Hồ Chí Minh đã trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin để giành độc lập, tự do cho đất nước và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Chưa ai có thể tìm được sự đối lập, khác biệt giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin. Mọi luận điệu tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, càng chứng tỏ bọn phản động rất sợ hãi trước sức mạnh vô địch của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng phải giở những trò lừa bịp để xuyên tạc sự thật và lừa dối quần chúng nhân dân. Trước đây, khi phê phán Cau-xky phản bội lại chủ nghĩa Mác, Lênin đã từng vạch trần: Cau-xky, một người thuộc lòng chủ nghĩa Mác lại xuyên tạc chủ nghĩa Mác một cách kỳ quặc như vậy?... để che dấu sự phản bội của mình, Cau-xky bất cứ ở chỗ nào cũng nhất nhất phải giở trò lừa bịp. Điều này, giúp chúng ta liên tưởng các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất luôn tìm mọi chiêu bài, thủ đoạn mặc dù cũ rích, nhưng hết sức tinh vi, xảo quyệt, đổi trắng thay đem, không ngoài mưu đồ phủ nhận nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và nhân dân ta chính là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - hệ tư tưởng cách mạng và khoa học, luôn soi sáng và bảo đảm cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
NQH./.



1 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 562.
2 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 30.
1 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 289.
2 ĐCSVN, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của BCT về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tr. 2.

MỘT SỐ NHẬN THỨC VỀ KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM


Kết hợp kinh tế với quốc phòng là vấn đề có tính quy luật chung, được hầu hết các quốc gia trên thế giới nghiên cứu và áp dụng trong điều kiện khi đời sống nhân loại còn tồn tại chế độ tư hữu, nhà nước và sự đối kháng giai cấp. Hoạt động mang tính chủ động này của con người nảy sinh từ chính sự tồn tại mối quan hệ khách quan giữa kinh tế với các lĩnh vực chính trị, chiến tranh, quốc phòng và quân đội, cũng như từ yêu cầu thực tiễn phải giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ đất nước ở mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh vừa là chủ trương, đường lối, quan điểm, vừa là giải pháp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua mỗi thời kỳ, nhận thức và tổ chức thực hiện nội dung kết hợp đó đều được bổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu mới.
Đây là chủ trương chiến lược hết sức quan trọng, được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định: "Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN, QP-AN với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và trên từng địa bàn”. Tiếp đó, Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2011-2020) cũng chỉ rõ: "Gắn kết quốc phòng với an ninh. Kết hợp chặt chẽ QP-AN với phát triển KT-XH trên từng địa bàn lãnh thổ, trong công tác quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án”. Trong Báo cáo Chính trị, Đảng ta tiếp tục xác định: "Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN; QP-AN với kinh tế trong từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo”. Đó là nhận thức xuyên suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta chủ trương thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ trương đó được xác định là một nội dung trong đường lối xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12 năm 1976) thông qua, được tổ chức chỉ đạo nhất quán và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng thời kỳ lịch sử. Đến nay, việc thực hiện chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng đã thu được những thành tựu quan trọng, tạo nên sự chuyển biến vững chắc từ cả hai phía kinh tế và quốc phòng và niềm tin vào tính đúng đắn của chủ trương đó của Đảng. Trên cơ sở tổng kết rút ra những bài học từ những kết quả đạt được, các Đại hội V, VI, VII, VIII, IX X, XI và XII của Đảng, đã tái khẳng định thực hiện chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện lịch sử mới.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám (khoá IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, vấn đề thực hiện chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng – với tính cách là một phương thức, một giải pháp chiến lược. Để biến những tư tưởng về bảo vệ Tổ quốc trong Nghị quyết của Đảng thành hiện thực của cuộc sống, phù hợp với đặc điểm tình hình của giai đoạn cách mạng mới, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng cần thực hiện theo hàng loạt những nội dung cơ bản thể hiện trên lĩnh vực kinh tế nói chung bao gồm các nội dung:
1. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong đổi mới hoạt động quản lý của Nhà nước.
4. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong xây dựng và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.
5. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong hoạt động kinh tế đối ngoại.v.v..

Nỗ lực vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục


Có thể nói giáo dục Việt Nam thời gian qua có nhiều thành tựu góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực nước nhà. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải vượt qua những thách thức không nhỏ. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo đã nhận thấy những bất cập, hạn chế của ngành giáo dục cần phải khắc phục, đó là: Chương trình học có môn còn quá tải; phương pháp dạy học còn thiên về truyền thụ kiến thức nên chưa phát huy được tính tích cực của người học; việc kiểm tra, thi cử còn nặng về điểm số dẫn tới áp lực cho học sinh; giáo dục đại học chưa đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước…
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm từng bước khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực giáo dục, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức GD&ĐT; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD&ĐT. Từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kỳ họp của Quốc hội đã góp ý, thảo luận sôi nổi về việc sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học hiện hành để sớm thông qua vào kỳ họp gần nhất. Động thái này của Quốc hội cũng không ngoài mục đích tạo ra “cú hích” mới, động lực mới thúc đẩy sự phát triển giáo dục nước nhà trong thời gian tới.
Giáo dục liên quan đến mọi người, mọi nhà và ảnh hưởng mật thiết đến sự ổn định, phát triển của quốc gia. Do vậy, khi nhìn nhận, đánh giá về giáo dục rất cần phải được xem xét toàn diện, thấu đáo ở mọi khía cạnh, đặt trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa những thành quả đổi mới đã đạt được và những sức ỳ, lực cản trong lộ trình đổi mới cần phải khắc phục. Không nên lấy một vài cái sai đơn lẻ trong hoạt động giáo dục hay những vấn đề đang còn tranh luận để phủ nhận những nỗ lực đổi mới giáo dục cũng như những thành quả giáo dục của Việt Nam trong những năm qua. Vì điều đó làm tổn thương đến tình cảm, niềm tin, tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm cao cả của hơn 1,2 triệu giáo viên, giảng viên và hàng vạn cán bộ quản lý giáo dục đang lặng thầm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
NVH./.