Những năm 90 của thế kỷ trước những người con Liên bang Xô Viết lang bạt khắp nơi trên thế giới. Khi ai đó hỏi về họ về Liên bang Xô Viết họ đều ngậm ngùi về một Liên bang đỏ hùng cường trong quá khứ, có những người khi đặt chân tới "miền đất hứa" nước Mỹ. Mới chợt nhận ra rằng, miền đất hứa chỉ là sự tưởng tượng mà thôi.
Năm ngoái chúng ta chứng kiến sự nghẹn ngào rơi nước mắt của các cầu thủ Syria khi để thua Việt Nam. Nghẹn ngào vì thua trận, nhưng trong tâm khảm họ nghẹn ngào cho đất nước. Giá như Syria còn nguyên vẹn, giá như không có sự can thiệp ở bên ngoài, giá như không còn chiến tranh họ vẫn là một thế lực bóng đá châu Á. Toàn Syria không có một sân bóng đá nguyên vẹn, các cầu thủ lang bạt khắp nơi không có một buổi tập chung.
Việt Nam chính thức ngưng tiếng súng từ năm 1989 và cho tới bây giờ chỉ vẻn vẹn 30 năm hòa bình và phát triển. Nếu nhìn về quá khứ khó có một dân tộc nào mà đầy rẫy các cuộc chống giặc ngoại xâm như ở Việt Nam. Sự phát triển thần kỳ của Việt Nam đã đưa một bộ phận đông đảo người dân lên một tầm cao mới, không những thu nhập khá mà hiện tượng giàu lên một cách nhanh chóng. Các làng quê dần dần thay đổi bộ mặt diện mạo của mình. Cách đây 10 năm cả xã tôi có đúng 2 chiếc xe máy Cup 81 và giờ người ta sắm ô tô chứ xe máy chỉ là phương tiện đi lại hàng ngày. Tôi đi biên giới phía Bắc, bà con người dân tộc người ta cũng vứt xe máy đầy đường. Cách đây 20 năm những Việt kiều xa quê lâu ngày về quê ăn tết, những chai dầu gió, những lọ nước hoa hay những bộ quần áo sida được xem là những món quà xa xỉ cho những người thân ở thôn quê. Còn bây giờ nếu bạn đem cho họ những thứ đó, chứng tỏ bạn vẫn không chịu phát triển, trong khi nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã vượt xa cách đây những năm 90 trở về trước.
Phát triển rồi, vậy mặt trái có không?