Social Icons

Pages

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

ĐẢNG VIÊN VỚI VẤN ĐỀ TUÂN THỦ LUẬT AN NINH MẠNG


Với những lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) mang lại như: trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, thực tế ảo, tương tác thực tại ảo, mạng xã hội, điện toán đám mây, công nghệ sinh học phân tử, in 3D... đã và đang làm biến đổi toàn diện các mặt của quan hệ sản xuất xã hội truyền thống, được biểu hiện từ quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý đến phân phối sản phẩm và từ quản lý, quản trị truyền thống sang quản lý số
. Con người tương tác, kết nối, chia sẻ thông tin với nhau và gắn kết, tích hợp với vạn vật qua mạng internet (IoT), các hệ thống kết nối internet (IoS). Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 càng phát triển thì chúng ta càng phụ thuộc nhiều vào hạ tầng công nghệ và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội cũng đứng trước những nguy cơ bị đe dọa, đặc biệt là các loại tội phạm phi truyền thống sử dụng không gian mạng để đưa những thông tin xấu độc, giả mạo lên các trang mạng xã hội, tác động trực tiếp đến an ninh văn hóa, an ninh xã hội, an ninh, đến niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
          Một “vùng trống” để kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng, kích động trong các vụ tụ tập, tuần hành, gây rối thời gian vừa qua chính là một bộ phận cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) chưa nêu cao trách nhiệm học tập, nghiên cứu, nắm vững pháp luật, nên công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chưa hiệu quả.Thậm chí, một số người vì thế còn dẫn đến nói, viết không đúng pháp luật, vô hình dung “nối giáo” cho các thế lực thù địch. Không phải ngẫu nhiên mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng đã xác định một trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của CB, ĐV hiện nay là “nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Ngày 12-6-2018, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Luật an ninh mạng với tỷ lệ 86,86% và có hiệu lực thi hành kể từ 1/1/2019.  Luật an ninh mạng gồm 07 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh


Trong di sản của Bác, vấn đề xây dựng và giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là nền tảng cho mọi thành công. Đoàn kết thống nhất là sinh mệnh của Đảng, là vấn đề sống còn của cách mạng. Do đó, việc khai thác di sản quý báu của Bác chính là việc tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng là nhân lên sức mạnh của Đảng. 
1.Trong Di chúc, Bác chỉ rõ: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Đoàn kết thống nhất trong Đảng không chỉ là mối quan tâm hàng đầu mà còn là trăn trở khi Bác dự liệu về mai sau.
Trong nhiều kỳ đại hội Đảng, vấn đề đoàn kết thống nhất đều được đặt ra xem xét nghiêm túc, đánh giá toàn diện, sâu sắc. Tại Đại hội VI của Đảng, một trong 4 bài học về xây dựng Đảng mà Đại hội rút ra là: Tăng cường sự đoàn kết nhất trí, sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng. Đại hội VIII của Đảng chỉ rõ: Đoàn kết thống nhất trong Đảng, trước hết là ở cơ quan lãnh đạo, có ý nghĩa quyết định sự thành công của cách mạng. Cán bộ, đảng viên giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở đường lối chính trị, nguyên tắc tổ chức và tình yêu thương đồng chí. Đại hội IX của Đảng nêu yêu cầu cụ thể: Từng đảng bộ giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong tập thể lãnh đạo. Đối với những cấp ủy, tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, cán bộ lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, kéo bè kéo cánh gây mất đoàn kết nội bộ, cấp ủy cấp trên phải chỉ đạo kiểm điểm làm rõ đúng sai, xử lý nghiêm những người có khuyết điểm.

Giả dối - thói xấu tệ hại, người cộng sản cần loại bỏ


Một trong những thói quen ứng xử của người Việt là ưa thích sự mềm mỏng, khéo léo, nhã nhặn. Thói quen ứng xử đó có mặt tích cực là dễ tạo thiện cảm với những người trò chuyện, tiếp xúc với mình, nhưng quá coi trọng việc giao tiếp, ứng xử nhã nhặn, nhún nhường theo kiểu “Nói ngọt cũng lọt đến xương” cũng là “mảnh đất màu mỡ” cho tệ nói dối, nói hão nảy sinh.
Đây chính là mầm mống của bệnh giả dối, một trong những mối nguy hại làm mọt ruỗng phẩm giá cán bộ, đảng viên và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh của văn hóa chính trị, văn hóa công vụ.
“Con ma" bệnh giả dối đục thấu, khoét vào cốt tủy con người
Người Việt Nam có nhiều đức tính tốt đẹp, nhưng cũng còn không ít thói hư tật xấu. Một trong những tật xấu đáng quan ngại là thói giả dối. Theo nghiên cứu của GS, TSKH Trần Ngọc Thêm, Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.04.15/11-15 “Hệ giá trị con người-Hệ giá trị văn hóa Việt Nam giai đoạn mới”, qua khảo sát trên phạm vi cả nước với hơn 5.600 phiếu điều tra, người Việt có 18 phẩm chất tốt (đạt hơn 30% số phiếu trả lời). Cũng theo kết quả điều tra, điều rất đáng suy ngẫm là trong số những tật xấu của người Việt, bệnh giả dối xếp hàng đầu, chiếm tỷ lệ 81% số phiếu điều tra.

Không dùng những cán bộ 'chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu'


Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng từ T.Ư xuống cơ sở phải dè chừng những tiêu cực về “chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu”. 
Sáng 21.3, tại Trụ sở T.Ư Đảng, Bộ Chính trị họp, cho ý kiến về báo cáo kết quả 5 đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị đối với 15 cấp ủy và tổ chức Đảng trực thuộc T.Ư trong việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII về xây dựng Đảng (NQ4) gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (CT05). Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp.
Sau khi nghe báo cáo tổng hợp do Ủy ban Kiểm tra T.Ư trình bày, Bộ Chính trị tập trung cho ý kiến về những kết quả đạt được, hạn chế, khuyết điểm và những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện tốt hơn NQ4 và CT05.
Nhận diện rõ nét hơn những biểu hiện suy thoái
Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra T.Ư cho biết, sau hơn 2 năm thực hiện, các cấp ủy, tổ chức Đảng đã nghiêm túc tổ chức học tập, quán triệt, thực hiện NQ4 và CT05, qua đó cán bộ, đảng viên nhận thức đầy đủ hơn tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và nhận diện rõ nét hơn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ để tự soi, tự sửa. Các nội dung của NQ4 và CT05 được cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch hành động, với những cách làm sáng tạo, phong phú, mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đó, kỷ cương, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên có chuyển biến tích cực; các vấn đề bức xúc, nổi cộm của nhân dân được tập trung chỉ đạo giải quyết có hiệu quả…

Không tiếc những ai phai nhạt lý tưởng, không còn thiết tha với Đảng


Cùng với việc rèn luyện đảng viên, sàng lọc, xử lý những đảng viên vi phạm, nên chăng cần “mở đường” cho những Đảng viên không còn tha thiết với Đảng…
Khi cuộc chiến chống tham nhũng ngày càng vào hồi quyết liệt thì gần như không có ngày nào, không có Đảng viên vi phạm từ cấp xã, huyện cho tới cấp tỉnh/thành phố, thậm chí cả cấp Trung ương bị xử lý kỷ luật, khai trừ ra khỏi Đảng.
Thực tế cho thấy, hầu hết những cán bộ, Đảng viên bị đưa ra xử lý trong thời gian qua đều có biểu hiện suy thoái về chính trị, đạo đức mà nguyên nhân trước hết là do chính bản thân họ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Không ít đảng viên đã không vượt qua được cái “tôi” nhỏ bé, sa ngã trước những cám dỗ vật chất tầm thường, biến mình thành nô lệ của đồng tiền và quyền lực, dẫn đến tệ tham nhũng, cửa quyền, mất đoàn kết…

Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện lệch lạc trong văn hóa ứng xử


Nét đẹp trong ứng xử của người Việt Nam được hình thành có chọn lọc từ thực tế lao động sản xuất, học tập, công tác của con người thông qua hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp giữa con người với con người diễn ra thường xuyên và không thể thiếu trong đời sống. Xã hội càng phát triển thì vai trò của giao tiếp càng trở nên quan trọng.
Trong chiều dài lịch sử của đất nước, cái đẹp trong ứng xử được cha ông ta lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống. Giao tiếp của người Việt Nam luôn trọng tình nghĩa “một trăm cái lý, không bằng một tí cái tình”, nên việc sử dụng ngôn ngữ luôn được đề cao. Kho tàng ca dao Việt Nam có nhiều câu nói về ngôn ngữ, đề cao ngôn ngữ, ví như: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’’; qua đó mọi người luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc, tránh để mất lòng, làm ảnh hưởng, tổn thương đến người khác.