Với những lợi ích từ cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) mang lại như: trí tuệ
nhân tạo, công nghệ nano, thực tế ảo, tương tác thực tại ảo, mạng xã hội, điện
toán đám mây, công nghệ sinh học phân tử, in 3D... đã và đang làm biến đổi toàn
diện các mặt của quan hệ sản xuất xã hội truyền thống, được biểu hiện từ quan
hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý đến phân phối sản phẩm và từ quản lý, quản
trị truyền thống sang quản lý số
. Con người tương tác, kết nối, chia sẻ thông tin với nhau và
gắn kết, tích hợp với vạn vật qua mạng internet (IoT), các hệ thống kết nối
internet (IoS). Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 càng phát triển thì chúng
ta càng phụ thuộc nhiều vào hạ tầng công nghệ và an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội cũng đứng trước những nguy cơ bị đe dọa, đặc biệt là các loại tội
phạm phi truyền thống sử dụng không gian mạng để đưa những thông tin xấu độc,
giả mạo lên các trang mạng xã hội, tác động trực tiếp đến an ninh văn hóa, an
ninh xã hội, an ninh, đến niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Một
“vùng trống” để kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng, kích động trong các vụ
tụ tập, tuần hành, gây rối thời gian vừa qua chính là một bộ phận cán bộ, đảng
viên (CB, ĐV) chưa nêu cao trách nhiệm học tập, nghiên cứu, nắm vững pháp luật,
nên công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chưa hiệu quả.Thậm chí, một số
người vì thế còn dẫn đến nói, viết không đúng pháp luật, vô hình dung “nối
giáo” cho các thế lực thù địch. Không phải ngẫu nhiên mà Nghị quyết Trung ương
4, khóa XII của Đảng đã xác định một trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị của CB, ĐV hiện nay là “nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm
quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Ngày 12-6-2018, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua
Luật an ninh mạng với tỷ lệ 86,86% và có hiệu lực thi hành kể từ 1/1/2019.
Luật an ninh mạng gồm 07 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản
về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc
gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo
vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.