Sức mạnh nội sinh của một nền văn hóa phụ
thuộc nhiều vào thành quả của nền văn hóa dân tộc. Văn
hóa Việt Nam trường tồn đến nay là nhờ các thế hệ đi
trước đã trân trọng, nâng niu gìn giữ và bồi đắp những giá trị cao quý thuộc về
tinh hoa, tinh túy của dân tộc, đồng thời biết tiếp thu có chọn lọc những giá
trị văn hóa tiến bộ của nhân loại. Nhưng, những
giá trị đó không tự nhiên có, mà nó
cần phải được quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển nền
công nghiệp văn hóa nội địa có đủ khả năng phục vụ nhu cầu của người dân trong
nước trước sự xuyên tạc, xâm lăng của văn hóa ngoại lai
góp phần quan trọng tăng cường sức mạnh nội sinh phòng chống “Diễn biến hòa bình”.
Có nhiều cách để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Một
trong những cách đó là thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp
giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin
hiện nay, chúng ta phải tận dụng tối đa những ưu thế của công nghệ thông tin để
tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa của cha ông cho thanh
thiếu niên thông qua những hình thức sinh động, phong phú, hấp dẫn, phù hợp với
tâm lý, thị hiếu của giới trẻ. Cùng với đó là mở rộng giao lưu văn hóa, nói
chuyện lịch sử truyền thống, tăng cường tính tương tác, tính trực quan sinh động
khi giáo dục truyền thống văn hóa cho tuổi trẻ.