Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

ĐÀI LOAN, HỒNG KÔNG, VIỆT NAM: VỐN DĨ CHẲNG GIỐNG NHAU!


Những ngày gần đây, vụ việc biểu tình quy mô lớn ở Hồng Kông nhận được sự chú ý của truyền thông toàn thế giới. Ngay tại Việt Nam, dư luận cũng rất quan tâm và thường xuyên bàn luận, trao đổi về những thông tin xung quanh sự kiện này. Trong đó, rất nhiều nguồn thông tin trái chiều đã được đưa ra và có xu hướng “đi lệch chuẩn”…

BÁO SINGAPORE THỪA NHẬN NƯỚC NÀY ĐÃ ỦNG HỘ CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG KHMER ĐỎ



Tờ “The Online Citizen” đăng bài của Bowyer nói rằng Singapore từng đứng cùng phe với chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer Đỏ vì các toan tính chính trị.
Tờ báo điện tử “The Online Citizen” của Singapore đã đăng bài của tác giả Brad Bowyer nêu quan điểm đối với vụ đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu không chuẩn về vấn đề Khmer Đỏ và vai trò của Việt Nam tại Campuchia vào năm 1979 và thập niên 1980.
Trong bài viết bằng tiếng Anh này, tác giả Brad Bowyer đã dẫn lại các phát ngôn của ông Lý ở diễn đàn Shangri-La cũng như trên tài khoản mạng xã hội Facebook của vị lãnh đạo này.
Brad Bowyer cũng phản ánh lại các phản ứng gay gắt từ chính giới và học giả Campuchia trước các phát ngôn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Dưới đây là bản dịch (để trong dấu “<<…>>”) phần tác giả Brad Bowyer thừa nhận sự thiếu nhạy cảm của Thủ tướng Lý Hiển Long và sai lầm của Singapore trong quá khứ (tác giả này viết từ góc độ của một người Singapore):
Cho đến nay, chúng ta chưa nghe thấy phản ứng nào từ Thủ tướng Lý và Bộ Ngoại giao về điều này. Các nhận xét của vị Thủ tướng của chúng ta không chỉ thiếu nhạy cảm và là điều không được mong muốn – chúng còn làm nổi bật điều mà tôi coi là khoảng tối trong lịch sử chúng ta, khi mà chúng ta đứng cùng phe với Pol Pol bất chấp những điều xấu xa mà ông ta đã phạm phải, chỉ vì theo đuổi các mục đích chính trị khu vực của chúng ta. Chúng ta (ý nói Singapore – ND) không chỉ công nhận và ủng hộ chế độ Pol Pot về mặt ngoại giao và bằng các chuyến thăm nhà nước trong thời kỳ ông ta khủng bố; chúng ta còn tài trợ cho họ, ủng hộ họ nhằm chống lại các nỗ lực giải phóng của người dân địa phương và của Việt Nam sau khi ông ta bị lật đổ. Chúng ta đã cố gắng ngăn chặn các trợ giúp nhân đạo và quá trình hợp pháp hóa chính quyền thay thế của ông Heng Samrin. Theo như tôi được biết, chúng ta còn chưa bao giờ tố cáo các tội ác tàn bạo mà người ta đã phạm phải trong thời kỳ đó. Những người khác trên thế giới đã công nhận lỗi lầm của họ khi ủng hộ Pol Pot trong giai đoạn này. Mặc dù vẫn còn một vài tranh cãi hàn lâm về số lượng người bị giết, bây giờ không ai phủ nhận rằng chế độ diệt chủng từng xảy ra ở Campuchia và nhiều người đã hành động để tố cáo công khai chế độ đó bằng hình thức này hay hình thức khác, nhưng chúng ta thì chẳng làm gì cả. Tôi đã tới một trong các bảo tàng về chế độ diệt chủng [ở Campuchia – ND] và đây là một trải nghiệm hãi hùng. Bên cạnh những đống xương cốt người, bạn cũng được chứng kiến tình trạng mà những con người đó bị giam giữ và tra tấn. Có rất nhiều mô tả chi tiết về những gì đã xảy ra. Bạn có thể gặp một trong số ít người sống sót tại nhà tù đó và thật khó để tiếp nhận vào bản thân những trải nghiệm mà họ đã trải qua, khi những người bạn tù kêu gào và chết dần chết mòn, còn mình thì bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành một nạn nhân tiếp theo. Và tại đó bạn cũng sẽ thấy là người Việt Nam được xem như những anh hùng giải phóng đối với nhiều người đã sống qua những thời khắc khủng khiếp đó.
Sau đó, tác giả Brad Bowyer chia sẻ rằng ông hiểu Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và chính phủ ông Lý hiện gặp khó khăn trong việc thừa nhận những việc làm sai trái của thế hệ trước đây của mình nhưng đáng lẽ họ phải có sự nhạy cảm ngoại giao để giữ im lặng về vấn đề này chứ đừng vì bất kỳ lý do gì mà xới xáo lên trang sử buồn đó.
Tác giả cũng bày tỏ hy vọng Singapore sẽ có những bước đi cần thiết để thừa nhận lỗi lầm này, xin lỗi nước láng giềng ASEAN này, và cải chính các tuyên bố đã đăng tải trước đó càng sớm càng tốt.
Brad Bowyer cũng đề xuất trong tương lai hãy “nghĩ 2 lần trước khi phát ngôn về những vấn đề nhạy cảm”.
Bài viết của Brad Bowyer trước đó đã được đăng trên tài khoản Facebook cá nhân của ông vào hôm 4/6/2019.
Đoạn post đó của Brad Bowyer đã nhận được rất nhiều “comment” phản hồi ủng hộ từ những người sử dụng Facebook.
Chẳng hạn, công dân mạng Ed Nolan đã cám ơn Brad Bowyer vì đã soi tỏ vấn đề này. Nolan cho biết, không nhiều người biết rằng chính Việt Nam là người đã cứu Campuchia khỏi bàn tay đao phủ của Pol Pot. Vẫn theo Nolan, thậm chí còn ít người hơn nữa biết rằng nhiều nước như là Mỹ và Trung Quốc đã sát cánh với chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Trong khi đó người dùng facebook Rajesh Ram Singh nhận xét rằng Singapore chỉ là một chấm nhỏ và không nên làm việc “lay thuyền”. Người này cũng đề cập đầy ẩn ý đến các báo cáo dự đoán khả năng kinh tế Việt Nam sẽ vượt kinh tế Singapore.
Facebooker Lauschke Amy thì tin rằng diễn văn của Thủ tướng Lý Hiển Long là do các học giả tại Văn phòng Thủ tướng Singapore viết và ông Lý đã không nghĩ nhiều về các vấn đề này rồi cứ thế phát biểu nguyên xi những gì mà người khác đã viết cho ông.

SAO ĐẤT NƯỚC HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH, PHÁT TRIỂN! CÁC VỊ LẠI BUỒN?


Cùng là người Việt Nam máu đỏ da vàng, lớn lên bởi sự nuôi dưỡng của dân tộc, nhưng không phải ai cũng có tâm thế mong muốn đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh phồn vinh. Trong khi Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực xây dựng đất nước hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thì ở đâu đó vẫn có một số kẻ vì lợi ích cá nhân mà tách biệt với cộng đồng, thậm chí là đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đi ngược lợi ích quốc gia, chỉ mong Việt Nam ngày càng nghèo nàn, lạc hậu...
Bọn chúng là ai?
Chẳng lạ gì khi trên các website VOA, RFA, BBC Tiếng Việt, SBTN, Viễn Đông, các Fanpage Việt Tân, BBC Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt, các trang Facebook cá nhân như Nguyễn Văn Đài, Đào Minh Quân, Lisa Nguyễn,… những phần tử phản động đang ngày đêm kêu gào, khóc thét về những chính sách, đường lối của Việt Nam. Chúng không những tìm ra các kẽ hở, mà còn xuyên tạc, vu khống và tìm mọi cách để bôi nhọ lãnh đạo, Đảng, Chính phủ để phục vụ cho lợi ích cá nhân, tổ chức của mình.
Thật nực cười khi đám bồi bút tự cho mình là tinh hoa trong giới dân chủ, biết nắm bắt tình hình, biết thực tiễn xã hội; biết bảo vệ môi trường, cá, cây… nhưng đó chỉ là bình phong để chống phá. Biển ô nhiễm chúng đâu biết hành động để làm sạch môi trường biển, mà chỉ biết đổ lỗi cho Chính phủ tiếp tay cho doanh nghiệp làm ô nhiễm biển. Chúng ôm những cây xanh, căng những biểu ngữ bảo vệ môi trường và khóc than, nhưng khi đám cháy rừng ở Hà Tĩnh nhiều ngày qua mà chúng đâu có kêu gọi hành động để cùng các cán bộ, chiến sĩ dập đám cháy. Khi Vingroup ra mắt sản phẩm xe hơi của Vinfast, khiến cả thế giới ngạc nhiên về sự phát triển và sản xuất trong thời gian ngắn, thì chúng lại livetream và nói rằng sản phẩm này là giá trị ảo, là “thùng rỗng kêu to”, của doanh nghiệp nhằm phủ nhận những thành quả đó. Đấu tranh vì “dân chủ, nhân quyền”, vì “miếng cơm manh áo” thì kệ chúng bay, nhưng đã không có nổi một đóng góp gì cho đất nước, dân tộc lại đi nói xấu, xuyên tạc thì chẳng có một người dân Việt Nam nào tin tưởng và chấp nhận cho các hành vi của lũ rận chủ.
Chúng làm vậy để làm gì?
Khi cả thế giới thay đổi cách nhìn về một dân tộc như Việt Nam, một quốc gia đang chuyển mình phát triển không ngừng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Thì chúng đã tìm cách bôi nhọ và xuyên tạc không ngừng trong mọi hoạt động như thế, chúng “ăn bám” ở hình ảnh nguyên thủ quốc gia, ở các đường lối chính sách của Đảng, trong sự bứt phá của các doanh nghiệp nội địa.

Và mục tiêu tìm những “chiếc vé tị nạn” đến các trời Tây, nước Mỹ,… Ảo tưởng về một thế giới dân chủ, nhân quyền chắc chắn khi đến đó không ít kẻ đã phải hối hận và “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì nhận thức được sự sai lầm, lạc lối của mình không thể cứu vãn.
Cha ông ta thường có câu: “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” quê hương là giá trị cao nhất trong mỗi con người, giá trị quê hương tạo nên lòng yêu nước truyền thống ngàn đời của dân tộc. Từ lòng yêu nước mà không ngừng đóng góp cho dân tộc những ý kiến, sáng tạo, sự nỗ lực trong chính công việc, trong mối quan hệ và tạo nên giá trị tốt đẹp cho thế hệ về sau. Miệng nói yêu nước, nhưng lại lên mạng xã hội, sử dụng các phương tiện truyền thông để xúc phạm, xuyên tạc chính sách, đường lối phát triển của đất nước và thành quả cách mạng, cũng như sự nỗ lực phát triển kinh tế của đất nước thì không thể chấp nhận được.
Trong lịch sử dân tộc, những kẻ phản quốc, việt gian bán nước như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu… và cả Bùi Tín đều phải chịu những kết cục đáng thương, thậm chí là đến chết cũng phải nương nhờ nơi xứ người, bị những người từng là cấp dưới của mình bắn chết,… Hơn hết, thì ngàn năm sau những cá nhân trên vẫn bị người Việt coi thường, nguyền rủa và không thể nào xóa nổi sai lầm này.
Có chuyện lạ là, đất nước Việt Nam càng hòa bình, ổn định, phát triển thì các “nhà yêu nước”, “nhà dân chủ” lại buồn!

QUỐC HỘI, NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHÂN CHÍNH CHO Ý CHÍ VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NHÂN DÂN


Một số trang mạng và tài khoản cá nhân trên internet đang có những bình luận xấu độc về hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Họ cho rằng đây là Quốc hội của Đảng chứ không phải của nhân dân vì có tới hơn 90% đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thể chế bầu cử của Việt Nam là “Đảng chọn dân bầu”… Vậy vì sao các thế lực thù địch, những người tự gọi là “người bất đồng chính kiến” lại tung ra những luận điệu đó? Qua bài viết này, chúng tôi xin góp phần giải đáp những vấn đề trên.
Xuyên suốt các Hiến pháp của Việt Nam từ Hiến pháp 1946-Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đến Hiến pháp 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đều quy định: Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) được bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân (HĐND) và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Điều 69, Hiến pháp 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Về quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước là “có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3, Điều 2-Chế độ chính trị).
Hiến pháp 2013 quy định về bầu cử như sau: Việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước.
Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định: Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu ĐBQH và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Luật cũng quy định: Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu và thực hiện bầu cử. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri.
Những quy định về bầu cử của pháp luật Việt Nam là tiên tiến, công bằng và bình đẳng nhất. Ở một số quốc gia, như Hoa Kỳ chẳng hạn, việc bầu cử nguyên thủ (tổng thống và phó tổng thống) do các Đại cử tri (Elector) của các bang chứ không phải do dân bầu trực tiếp. Trước đó ở mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của bang. Như vậy chỉ có phiếu của đại cử tri mới quyết định chức vụ nguyên thủ.
Theo báo cáo của Hội đồng Bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, năm 2016 như sau: Tổng số cử tri đủ điều kiện bầu cử là 67.485.482 người, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 người, đạt tỷ lệ 99,35%. Cơ cấu (kết hợp) như sau: Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 86 người (đạt 17,30%); phụ nữ: 133 người (đạt 26,80%); đại biểu là người ngoài Đảng có 21 người (đạt 4,20%)… Như vậy có thể nói cuộc bầu cử ĐBQH được nhân dân ta đặc biệt quan tâm; cơ cấu đại biểu toàn diện bao gồm cả người ngoài Đảng; các cơ quan chức năng chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc nhằm bảo đảm kết quả đúng với đánh giá của cử tri.
Tỷ lệ đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cao chỉ chứng tỏ là uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam rất cao trong nhân dân Việt Nam. Và do đó, việc những người ngoài Đảng ứng cử, nhưng không trúng cử cũng là điều dễ hiểu. Còn nhớ, trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, một tiến sĩ khoa học từng có nhiều bài viết trên mạng “phản biện” chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được nhiều “người bất đồng chính kiến” đề cao nên tự tin tự ứng cử. Song hội nghị cử tri (theo luật định) tại địa phương đã bỏ phiếu với kết quả 6/75. Kết cục ứng cử viên này đã bị loại.
Hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam trong thời gian qua, nhất là từ sau Hiến pháp 2013 có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp tiến hành. Về nội dung, pháp luật Việt Nam ngày nay không thể “sao chép” theo tư duy cũ mà phải bảo đảm đúng với quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và tinh thần Hiến pháp 2013, trong đó bảo đảm các nguyên tắc: Pháp luật là tối thượng; kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thực tế xã hội-tâm tư nguyện vọng của nhân dân và bảo đảm quyền con người. Hoạt động lập pháp ngày nay cũng phải kịp thời thể chế hóa nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động lập pháp cũng gắn liền với đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng như các cơ quan tư pháp. Một trong những đổi mới của Quốc hội khóa XIV là tăng số lượng đại biểu chuyên trách. Trong hoàn cảnh của Việt Nam, theo Luật Tổ chức Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 1-1-2016), ĐBQH gồm: Đại biểu chuyên trách và đại biểu kiêm nhiệm. Đại biểu chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình; đại biểu kiêm nhiệm dành 30% thời gian cho hoạt động của Quốc hội. Theo đó, cơ cấu Quốc hội khóa XIV có 114 đại biểu chuyên trách Trung ương (thuộc các cơ quan của Quốc hội) và 67 đại biểu chuyên trách địa phương, còn lại là đại biểu kiêm nhiệm.
Giám sát đang là một hoạt động được tăng cường, nhất là trong khóa XIV. Hoạt động giám sát hiện nay tập trung vào việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, tình trạng ô nhiễm môi trường, quản lý đất đai… Tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội đã biểu quyết, năm 2020 thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Đây là một trong những vấn đề mà cử tri đang bức xúc.
Sinh hoạt của Quốc hội Việt Nam đã và đang đổi mới theo hướng dân chủ-thẳng thắn; phản ánh sát, cập nhật những vấn đề-kể cả vụ việc đang diễn ra mà cử tri quan tâm. Ví dụ, tại Kỳ họp thứ bảy, trước khi thông qua dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia các ĐBQH đã có cuộc trao đổi rất cởi mở về việc có nên quy định cấm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông hay không? Kết quả quy định này đã được thông qua với 374/446 (chiếm 77,27% tổng số đại biểu).
Sở dĩ các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội tập trung công kích Quốc hội Việt Nam thật không có gì khó hiểu. Đây là thủ đoạn nằm trong chiến lược chống phá Việt Nam toàn diện-từ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đến toàn bộ hệ thống chính trị các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thực hiện âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ cơ quan này, các thế lực thù địch hy vọng sẽ làm giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội, dần dần tiến tới chuyển hóa chế độ XHCN ở Việt Nam

PHÒNG, CHỐNG "TỰ DIỄN BIẾN", "TỰ CHUYỂN HÓA" PHẢI TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG


Tích cực, chủ động trong phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", mục đích là nhằm khắc phục tư tưởng thụ động, chờ đợi, dựa vào cấp trên, các tổ chức, các lực lượng khác, khắc phục đấu tranh kiểu nửa vời, mang tính thời vụ, hình thức, đối phó, không ráo riết, không quyết liệt, làm cầm chừng. "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là trạng thái, quá trình diễn biến từ bên trong mỗi con người, mỗi tổ chức theo hướng tiêu cực. Vì vậy nếu không tích cực, chủ động và kiên quyết ngăn chặn, khắc phục kịp thời thì có thể dẫn đến phai nhạt bản chất cách mạng của họ và trượt sang quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa” là quá trình mà bản chất cách mạng của mỗi con người, mỗi tổ chức bị bào mòn dần, phai nhạt dần phẩm chất cộng sản, xa dần những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội rồi biến chất. "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" không phải là quá trình đột biến tức thì mà là một quá trình tích tụ dần dần, "tích lượng thành chất", "tích tiểu thành đại", từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn, rất phức tạp, khó nhận biết và rất khó đấu tranh, khắc phục. Vì vậy, để ngăn chặn, phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" thì phải tích cực, chủ động và kiên quyết.
Tích cực phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" để tạo ra khả năng đề kháng và khả năng tự bảo vệ, chống lại sự biến chất của mỗi người và mỗi tổ chức. V.I.Lênin đã từng khẳng định: “Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta, ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta”. Vì thế mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần biết tự bảo vệ mình, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực, tình cảm và lập trường cách mạng, bản lĩnh chính trị trước những tác động của tình hình, phải nêu cao tính tiền phong, gương mẫu trong mọi lúc, mọi nơi. Không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh mà vô tình hay cố ý rơi vào "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", phai nhạt mục tiêu, lý tưởng, biến chất, từ bỏ, dẫn đến chống đối con đường cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Chủ động trong đấu tranh, phê phán nghĩa là phải luôn tìm hiểu, nhận thức rõ được từng mức độ biểu hiện ở mỗi đối tượng, chủ thể biểu hiện và nguyên nhân của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" để đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, có biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả. Thực hiện giáo dục, tự giáo dục, tự rèn luyện, tự phê bình và phê bình, nhất là trong nội bộ Đảng bao gồm cả những biện pháp về tư tưởng, chính trị, tổ chức, kinh tế và pháp luật.
Hiện nay công tác phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đang được các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện theo đúng tư tưởng chỉ đạo trên và đã bước đầu thu được những kết quả trên thực tế. Tuy nhiên, việc phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là việc đấu tranh tư tưởng, chuyển hóa nhận thức của con người nên rất phức tạp, đòi hỏi mỗi chúng ta và mỗi tập thể phải có quyết tâm, biện pháp tích cực, sáng tạo hơn nữa thì hiệu quả thu được mới cao và thiết thực.

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH GIÚP CHÚNG TA TỐT HƠN MỖI NGÀY


Hồ Chủ tịch, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam; người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Công lao to lớn và sự nghiệp vĩ đại của Người gắn liền với lịch sử quang vinh của dân tộc và của Đảng ta. Tuy Người đã đi xa nhưng tư tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chủ tịch vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là những chuẩn mực để các thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo; đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.
Phong cách Hồ Chí Minh là một lĩnh vực rất rộng lớn, bao gồm: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thắm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương ...
Trong những phong cách tiêu biểu của Người, phong cách nói đi đôi với làm là nét đặc sắc và có giá trị lý luận, thực tiễn thiết thực. Phong cách này đcượ hình thành từ tư chất, đạo đức và trí tuệ của Người; đồng thời, đó cũng là sự hội tụ và lan tỏa của truyền thống nhân văn, nhân ái, trọng chữ tín, sống có trước có sau của dân tộc Việt Nam.
Có thể nói, theo quan niệm của Bác, phong cách “nói đi đôi với làm” không chỉ là phong cách mà còn là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng: nói thì phải làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng sự thống nhất giữa lời nói với việc làm, coi đó là một trong những nguyên tắc cơ bản của đạo đức cách mạng. Bản thân Người là tấm gương sáng ngời về nói đi đôi với làm.
Trong bài giảng “Tư cách một người cách mệnh” trong tác phẩm Đương Cách mệnh. Bác viết:
“Tự mình phải: Cần kiệm.
Hòa mà không tư.
Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà không nhút nhát.
Hay hỏi.
Nhẫn nại (chịu khó).
Hay nghiên cứu, xem xét.
Vị công vong tư.
Không hiếu danh, không kêu ngạo.
Nói thì phải làm”[1].
“Nói thì phải làm” là thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm. Đối với mỗi người, để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và quyết tâm vượt qua chính mình. Có nhận thức đúng nhưng không vượt qua được sự cám dỗ của lợi ích sẽ dẫn đến nói không đi đôi với làm.
Để nói đi đôi với làm, còn cần có sự cố gắng, bền bỉ và quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ, phức tạp hay giản đơn, nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể thành công được.
Nói đi đôi với làm thể hiện bằng công việc, với kêt quả cụ thể. Kết quả công việc là thước đo sự cống hiến của mỗi người. Với các cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo thì lời nói đi đôi với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc của mọi công việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo.
Nói đi đôi với làm còn là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên, công chức, nêu gương trước nhân dân. Trong thực hành đạo đức “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Theo Người, về bản chất “nói đi đôi với làm” không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người.
Tư tưởng của Người về “nói đi đôi với làm” được thể hiện ở 3 vấn đề sau:
Một là, nói phải đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai. Cán bộ, đảng viên phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa trong từng giai đoạn. Nắm vững đường lối cách mạng để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng. Phải rèn luyện bản lĩnh vững vàng để có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, dù trải qua những tình huống phức tạp, những bước ngoặt hiểm nghèo, trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng xã hội tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Hai là, nói đi đôi với làm, không được “nói một đàng làm một nẻo”. Theo Bác, lời nói đi đôi với việc làm, nói được làm được, sẽ mang lại những hiệu quả lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Khi đề ra công việc, phải tránh cách nói chung chung, đại khái và khó hiểu. Khi nói cần phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Cán bộ phải nói đi đôi với làm, nói trước làm trước. Không được nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm.
Ba là, không được hứa mà không làm. Lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. “Làm” ở đây chính là hành động, là hoạt động thực tiễn, là tổ chức thực hiện; đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, từ việc nhỏ đến việc lớn mang ý nghĩa thiết thực.
Đối với Đảng ta, Hồ Chí Minh yêu cầu “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”.
[1] Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 281.